Xây dựng Quy hoạch ĐBSCL: “thuận thiên” và “không hối tiếc”
- Vấn đề
- 11:34 28/11/2020
DNHN - Việc xây dựng Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nguyên tắc “thuận thiên” và “không hối tiếc”được lãnh đạo Chính phủ đề xuất và các chuyên gia tham vấn.
Thuận thiên là...
“Lấy thích ứng với biến đổi khí hậu làm cách thức phát triển phổ biến, muốn tiến lên phía trước, bắt buộc phải thích ứng” như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh một trong những quan điểm phát triển mang tính cốt lõi của vùng ĐBSCL.

Ông đã dẫn câu chuyện của Israel - quốc gia thiếu nước ngọt, nhưng họ lại có nền nông nghiệp phát triển và hiệu quả nhất thế giới với các phương thức canh tác chưa từng thấy; và Dubai - không có nhiều tài nguyên (dầu mỏ) và toàn xa mạc nhưng vẫn có nhưng đô thị phát triển mà nhiều người nổi tiếng muốn đến sống (như Đảo Cọ), để nhấn mạnh việc phải thúc đẩy đổi mới, sáng tạo nhằm biến thách thức thành cơ hội.
“Đây là một quan điểm mang tầm nhìn tích cực, trong đó, không nhìn nhận vùng ĐBSCL là vùng khó khăn, toàn thách thức, mà ngược lại, cần coi biến đổi khí hậu, nước biển dâng là điều kiện không thể tránh khỏi, bắt nó phục vụ cho phát triển, điều quan trọng nhất là con người vận dụng, điều chỉnh và kiểm soát chúng thế nào để phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Trên thực tế, dù có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng ĐBSCL trong thời gian qua phát triển chưa như kỳ vọng. Đặc biệt, khu vực này đang đối mặt với nhiều thách thức do tác động của biến đối khí hậu, các hoạt động phát triển ở thượng nguồn châu thổ, mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác sử dụng tài nguyên với cường độ cao, thiếu bền vững, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng…
Biến đổi khí hậu là khó lường, thậm chí theo Liên danh tư vấn Royal Haskoning HDV & GIZ, những xu hướng hiện tại là không thể “ngăn chặn” được, mà buộc phải thuận theo xu hướng đó mà phát triển. Chính vì vậy, khi tư vấn xây dựng Quy hoạch ĐBSCL, Liên danh tư vấn Royal Haskoning HDV & GIZ cũng đề xuất nguyên tắc phát triển “thuận thiên”.
“Phát triển thuận thiên không nên dừng lại ở việc tận dụng một cách hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên để tăng trưởng kinh tế; mà cần coi các thách thức này là động lực để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị đối với các hoạt động phát triển”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng đã nói như vậy.
và "Không hối tiếc"
Không chỉ là “thuận thiên”, mà một nguyên tắc quan trọng khác cũng được nhấn mạnh khi xây dựng Quy hoạch ĐBSCL chính là nguyên tắc “không hối tiếc”. Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thì khẳng định tính dễ tổn thương vì biến đổi khí hậu, nước biển dâng của khu vực ĐBSCL và nói rằng, không thể “chống” lại xu hướng đó, mà phải dựa trên các kịch bản dự báo khác nhau về biến đổi khí hậu của vùng ĐBSCL để lập quy hoạch mới và có hướng đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu theo khía cạnh “ít hối tiếc” và “không hối tiếc”. Như thế mới bước tiếp được các bước quan trọng trong quá trình phát triển.

Nguyên tắc này cũng đã được ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL làm rõ trong tham luận với rất nhiều thông tin về “nguyên tắc không hối tiếc trong quy hoạch ĐBSCL”.
Chuyên gia đã nhắc tới một số ví dụ “hối tiếc” trước đây, như thâm canh lúa ba vụ ở một số nơi đã đem lại lợi ích ban đầu, song làm đất đai suy kiệt và về lâu dài có thể ảnh hưởng an ninh lương thực, làm mất không gian hấp thu lũ, mất tài nguyên thủy sản. Hay việc xây dựng đê bao làm tăng ngập nơi khác, gây ra thực trạng “ngoài đồng không có nước, nhưng có rất nhiều nước trong thành phố”.
“Cần áp dụng nguyên tắc không hối tiếc là vì bối cảnh không chắc chắn về tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hơn nữa, hành động thích ứng có thể đúng, có thể sai, có thể lợi về trước mắt, mà hại bộc lộ về lâu dài lợi dễ nhận thấy, hại khó nhận ra, lợi hẹp mà hại rộng. Hơn nữa, nguồn lực bao giờ cũng hạn chế, cần phải ưu tiên hóa”, ông Nguyễn Hữu Thiện nói.
Áp dụng nguyên tắc không hối tiếc, theo ông Thiện, có nghĩa là phải tính toán các phương án theo hướng có thể sửa đổi được nếu nhận ra sai lầm, tránh “đâm lao phải theo lao”, không loại bỏ các phương án thích ứng khác trong tương lai; đồng thời hành động ở nơi này, của ngành này không gây ảnh hưởng nơi khác, ngành khác.
Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, thì việc thực hiện tốt Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL, Luật Quy hoạch, cũng như Quyết định 593 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL sẽ giúp giải quyết được những vấn đề nội tại ĐBSCL, đưa vùng này phát triển và mở “tương lai tươi sáng” của ĐBSCL.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hữu hạn, trong khi nhu cầu tổng thể cho phát triển hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu là rất lớn…, thì việc xác định nhu cầu đầu tư, huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực đầu tư trong giai đoạn tới cần dựa trên quy hoạch vùng và phải tuân thủ nguyên tắc “không hối tiếc” trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tác động của thượng nguồn có nhiều yếu tố bất định, khó lường đoán.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh mong muốn xây dựng bản Quy hoạch ĐBSCL có chất lượng cao, phấn đấu trở thành điển hình mẫu mực về quy hoạch vùng, để làm kinh nghiệm cho các quy hoạch vùng khác.
Theo Bộ trưởng, Quy hoạch vùng ĐBSCL sau khi được phê duyệt là cơ sở đển triển khai lập các quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan, như quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị…
Do đó, Quy hoạch vùng ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết bài toán tổng thể về phát triển vùng, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh, làm cơ sở cho các ngành, các địa phương triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, đạt hiệu quả cao.
Vì thế, một cách cầu thị, hy vọng sẽ có nhiều ý tưởng, giải pháp hiệu quả cho dự thảo quy hoạch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thịnh vượng của vùng ĐBSCL.
An Thảo
Tin liên quan
- Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
- Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
- Trung Quốc tước "ngôi vương" của Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
- Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
- Những doanh nhân Việt từng lên núi ở ẩn ngẫm việc đời và tìm kiếm những giá trị cao hơn vật chất
Đọc thêm Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
Đó là chủ đề trong tham luận mà đại biểu Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày trong phiên thảo luận tại hội trường, Đại hội XIII của Đảng, sáng 27/1,
Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong tháng đầu năm 2021
Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta vẫn đối mặt với không ít khó khăn và bất lợi do tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu còn đang diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang vẫn tăng mạnh
Dự kiến góp 6.770 tỉ đồng từ ngân sách làm đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã ghi nhận đề xuất 6.770 tỉ đồng nguồn ngân sách nhà nước tham gia dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Cần tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó đột phá lớn nhất về nguồn nhân lực và hạ tầng
Đó là nhấn mạnh Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ với báo chí bên hành lang Đại hội XIII.
Thành phố Phú Quốc khẩn trương sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự
Thành phố Phú Quốc gấp rút hoàn thành xong việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực và hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội địa phương
Không để xảy ra khan hàng, sốt giá trong dịp Tết Nguyên đán 2021
Để không thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngành Công Thương Hà Nội đã chủ động chuẩn bị hàng hóa, nhất là mặt hàng thịt lợn, qua đó không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Dòng vốn FDI chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều nhờ ưu thế từ hàng loạt Hiệp định FTA
Nhờ ưu thế từ loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng việc cải thiện chính sách thu hút đầu tư, hạ tầng… dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều hơn.
Nikkei Asia: Vượt qua những khó khăn của năm 2020, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá kinh tế mạnh mẽ
Nikkei nhận định, nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, thu nhập bình quân vượt Philippines. GDP của Việt Nam vượt Singapore và Malaysia, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.
Đề xuất xây sân bay tại Ninh Bình
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc, UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh. Vị trí sân bay có thể tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.
Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
Mặc dù Việt Nam đã có những cải cách về môi trường kinh doanh, song khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam so với nhóm nước ASEAN 4 đang ngày càng cách biệt...