Xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất lúa - tôm hữu cơ tại Kiên Giang
- Vấn đề
- 09:31 08/04/2021
DNHN - Vừa qua, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng làm trưởng đoàn đến khảo sát mô hình sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Trong những năm qua, do ảnh hưởng của mặn xâm nhập và biến đổi khí hậu nên huyện An Minh đã tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất theo mô hình nuôi tôm, xen canh cua biển, tôm càng xanh trên ruộng lúa, đặc biệt là trồng lúa theo hướng hữu cơ. Hiện nay, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 53.000ha, trong đó đất quy hoạch lúa - tôm trên 40.000ha; diện tích nuôi tôm 52.395ha, nuôi tôm cua kết hợp 46.943ha; sản lượng bình quân hàng năm 22.888 tấn tôm, 15.350 tấn cua. Hiện diện tích sản xuất vụ tôm - lúa bình quân hàng năm 25.000ha, với sản lượng thu hoạch bình quân gần 120.000 tấn/năm. Đến cuối năm 2020, toàn huyện có 59 hợp tác xã nông nghiệp, tổng vốn điều lệ trên 4 tỷ đồng, 876 thành viên, diện tích sản xuất 2147,2ha.

Năm 2017-2020, huyện An Minh thực hiện mô hình lúa hữu cơ tại Hợp tác xã tôm - cua - lúa Thạnh An, xã Đông Thạnh, sản phẩm được chứng nhận hữu cơ và công ty tiêu thụ toàn bộ. Qua các năm triển khai, mô hình lúa hữu cơ được người dân đồng tình hưởng ứng, hợp tác xã ngày càng mở rộng, diện tích sản xuất ngày càng lớn. Năm 2017 chỉ có 4,5 ha được chứng nhận lúa hữu cơ thì đến năm 2020 có trên 300 ha lúa được chứng nhận hữu cơ. Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải hóa học gây ra, đã từng bước hình thành chuỗi sản xuất khép kín, được các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ chênh lệch giá trên thị trường 800 đồng/kg, giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích là 4 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, quy mô sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm ở huyện An Minh chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất nhỏ, lẻ; chỉ mới tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, chưa ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin, cũng như quy trình canh tác tiên tiến,… và người dân còn gặp khó khăn về kinh phí để được chứng nhận hữu cơ.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Thanh Nam ghi nhận, thống nhất kiến nghị của Sở NN&PTNT, UBND huyện An Minh về sản xuất lúa - tôm theo mô hình hữu cơ. Ông Trần Thanh Nam yêu cầu Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án về sản xuất lúa - tôm theo mô hình hữu cơ tại huyện An Minh nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế của người dân. Bộ NN&PTNT mong tỉnh Kiên Giang, huyện An Minh sớm chọn mô hình sản xuất lúa - tôm hữu cơ; sớm tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai dự án tôm - lúa hữu cơ mở rộng và nhân rộng mô hình sản xuất lúa - tôm hữu cơ ra toàn tỉnh. Bộ NN&PTNT tiếp tục quan tâm hỗ trợ Kiên Giang, huyện An Minh trong công tác xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh thực hiện liên kết với doanh nghiệp; lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cho các hợp tác xã nông nghiệp. Bộ NN&PTNT yêu cầu tỉnh Kiên Giang, huyện An Minh tạo điều kiện cho hợp tác xã tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 167/2021/QĐ-TTg, ngày 3-2-2021 của Thủ tướng Chính phủ
Ông Nguyễn Văn Phỉ, Chủ tịch UBND huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang cho biết, huyện sẽ thực hiện thí điểm mô hình sản xuất tôm- lúa hữu cơ trên diện tích hơn 605 ha với 407 hộ của 2 Hợp tác xã Thạnh An và HTX Thạnh Hòa. Đây cũng là 2 HTX đã thực hiện sản xuất lúa hữu cơ trong thời gian qua. Tổng nhu cầu vốn thực hiện dự án 16,6 tỷ đồng, trong đó vốn cho HTX vay 2 tỷ đồng.
Tin liên quan
#nông nghiệp

An Biên (Kiên Giang) tập trung hoạch định chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Trong năm 2021, huyện An Biên cần tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch gắn liền với thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện cho cả nhiệm kỳ 2021-2025; tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.

Kiên Giang: Liên kết sản xuất lúa Nhật ĐS 1
Nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang đang ăn nên làm ra nhờ trồng lúa Nhật ĐS 1 bởi giống thích hợp điều kiện nhiều địa phương, đạt năng suất cao, bán được giá, lợi nhuận cao.

Kiên Giang: Tập trung sản xuất vụ lúa Hè Thu an toàn, hiệu quả
Vụ lúa Hè Thu năm nay, tỉnh có kế hoạch gieo trồng 280.000ha theo hướng an toàn và hiệu quả, phấn đấu năng suất bình quân từ 5 đến 6 tấn/ha, góp phần đạt sản lượng lúa thu hoạch năm 2021 hơn 4,2 triệu tấn. Đến thời điểm này, nông dân đã gieo sạ lúa khoảng 42.200ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Đất, Tân Hiệp, Giang Thành và thành phố Rạch Giá.

Nghịch lý của ngành nông nghiệp Việt Nam: Xuất khẩu lúa gạo đứng trong “top” đầu thế giới nhưng vẫn chi “tỷ đô” nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Là đất nước nông nghiệp, xuất khẩu lúa gạo đứng trong “top” đầu thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước dẫn đến tình trạng ngành thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cứ loay hoay quanh chuyện thiếu nguyên liệu sản xuất hay giá quá phụ thuộc vào thị trường thế giới...

Kiên Giang: Nông dân vẫn xuống giống sớm vụ Hè Thu trong tình hình khô hạn
Ngày 22/3, thông tin từ UBND tỉnh Kiên Giang cho hay hiện nhiều nông dân đã xuống giống sớm vụ lúa Hè Thu 2021 trong tình hình khô hạn.

Luân canh tôm - lúa bền vững ở Kiên Giang
Việc chuyển đổi đất trồng lúa ven biển kém hiệu quả sang mô hình luân canh tôm - lúa bền vững là chủ trương đúng đắn của tỉnh và đang phát huy hiệu quả cao.
Đọc thêm Vấn đề
Quảng Bình: Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 4/2021
Vừa qua, tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Tham dự buổi tiếp có đồng chí Lê Văn Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2025 xử lý 100% chất thải y tế nguy hại
Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% lượng chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo.
Hà Tĩnh nỗ lực siết chặt quản lý môi trường
Hà Tĩnh đã và đang đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường, nhất là sau sự cố xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa cách đây 5 năm.
Quảng Bình: Khởi công chặn dòng, dẫn dòng dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã tiến hành khởi công chặn dòng, dẫn dòng Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan, bảo đảm đúng tiến độ an toàn của công trình thủy lợi Rào Nan. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Quảng Bình: Bàn giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021
Vừa qua, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng thu học phí nhưng chất lượng chưa kiểm soát
Đây là sự bất cập lớn đang chờ giải pháp của nhiều trường đại học khi tăng thu học phí nhưng vênh chất lượng chưa được kiểm soát.
Siết quản lý trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố.
Hòa Bình lên kế hoạch chi tiết di dời dân, ứng phó khi có thiên tai
Tỉnh Hòa Bình xây dựng phương án chi tiết di dời dân khi có thiên tai xảy ra và bố trí các điểm ổn định dân cư khi sơ tán; khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đường sắt kêu khó lên Thủ tướng, Bộ GTVT nói gì?
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, việc giao dự toán ngân sách bảo trì hệ thống hạ tầng đường sắt quốc gia cho Cục Đường sắt Việt Nam là đang thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2020 hiện hành.
Doanh nghiệp “lách luật” trong việc đóng BHXH cho người lao động
Theo BHXH Việt Nam, hiện nay phần đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động chiếm tới 2/3 tổng số tiền phải đóng, điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp cố tình lách để giảm bớt phần trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm.