Thứ hai 16/09/2024 00:11
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Vượt qua khó khăn nhờ thấu hiểu văn hóa Việt

12/10/2020 00:00
Kết hôn với người vợ Việt và kinh doanh thành công tại thị trường Việt Nam, doanh nhân Veerapong Sawatyanon (Thái Lan) chia sẻ, có được như ngày hôm nay là nhờ ông thấu hiểu văn hóa Việt.
aa

Sống ở Việt Nam hơn 20 năm và nói tiếng Việt rất sõi, nhưng doanh nhân người Thái Lan Veerapong Sawatyanon, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Siam Brothers Việt Nam (một công ty chuyên về sản xuất dây thừng, lưới phục vụ ngành đánh bắt thủy sản, vận tải biển, công nghiệp, nông nghiệp…), là người khá kín tiếng với truyền thông.

Vậy mà với “Những câu chuyện thật” của CEO - Chìa khóa thành công sẽ lên sóng ngày 15/3 tới đây, vị doanh nhân này lần đầu tiên chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệpnơi đất khách của ông.

Doanh nhân Veerapong Sawatyanon

Sinh ra trong một gia đình Thái Lan có truyền thống kinh doanh ngư lưới cụ. Năm 1994, khi được cử sang phát triển thị trường Việt Nam, ông tự tin về năng lực bản thân và khả năng thành công. Vậy mà thực tế khác hoàn toàn với suy nghĩ chủ quan của ông.

Thị trường Việt Nam vô cùng rộng lớn và đầy thách thức, không ít doanh nghiệpThái đã thất bại. Văn hoá khác biệt, khách hàng khó tính. Thâm nhập thị trường, tạo dựng tín nhiệm với khách hàng là một bài toán khó.

Khát khao chinh phục, năm 1995, ông đăng ký thành lập công ty tại Việt Nam với tham vọng sẽ là doanh nghiệp Thái Lan đầu tiên tại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán. Nhận giấy phép kinh doanh, ông bắt tay xây dựng chiến lược, áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành. Mục tiêu của Siam Brothers Việt Nam là sẽ đột phá về doanh thu trong 5 năm đầu tiên.

Nhưng kinh doanh luôn ẩn chứa những rủi ro khó lường. Mọi thứ đang đi đúng quỹ đạo thì năm 1998, khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu, Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Công ty mẹ tại Thái Lan lao đao, Siam Brother Việt Nam đang trên đà chuẩn hoá thì bị cắt viện trợ. “Tôi bị cô lập tại Việt Nam, phải tự thu tự chi cho doanh nghiệp còn quá non trẻ của mình”, Veerapong Sawatyanon nhớ về quãng thời gian khó khăn.

Để ổn định bộ máy, ông buộc phải vay ngân hàng để có chi phí vận hành. Dồn toàn lực cho vấn đề nội bộ đang dang dở, ông giao phó phần kinh doanh cho một người đồng hương.

Mọi thứ tiếp tục tệ hơn, năm 2000, Siam Brothers lọt vào top các doanh nghiệp lỗ nặng nhất tại Việt Nam. Chiến lược bán hàng không trúng đích, cạnh tranh thị phần lẫn nhau của các đối tác tạo nên sự rối loạn thị trường đã khiến việc kinh doanh của Siam Brothers gặp khủng hoảng. Cùng lúc đó, hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc, Malaysia đổ bộ gây phá giá thị trường.

“Đối mặt với bài toán nan giải, tôi như bị rút cạn năng lượng và không còn đủ tự tin để đưa ra quyết định cho mình”, ông nói.

Trong lúc khó khăn nhất, Veerapong Sawatyanon nhớ đến câu châm ngôn: “Dựa vào núi, núi sẽ lở/ Dựa vào sông, nước chảy đi/ Dựa vào người, người đi mất/ Dựa vào mình, vững trăm năm”.

Thế là, ông quyết định nhận lại toàn bộ mảng kinh doanh, bán hàng từ người bạn đồng hương, trước mắt giải quyết những rắc rối về nội bộ do bộ phận này tạo ra. Với một loạt hành động quyết liệt, tìm hiểu kỹ văn hóa và thói quen của người Việt, Siam Brothers Việt Nam dần lấy được niềm tin của khách hàng vào sản phẩm và thương hiệu. “Doanh thu của chúng tôi dần ổn định hơn, thoát khỏi tình trạng thua lỗ. Năm 2002, chúng tôi chính thức báo lãi”, ông tự hào.

Tiếp đó, năm 2017, ông hiện thực hoá được giấc mơ đưa doanh nghiệp của mình lên sàn chứng khoán, niêm yết mã SBV trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Hiện nay, Siam Brothers Việt Nam có doanh thu hàng năm duy trì ổn định quanh mức 500 tỷ đồng.

“Không biết từ lúc nào, con người và mảnh đất hình chữ S này đã là máu thịt của tôi”, ông nói.

Kỳ Thành

Tin bài khác
Luật Đấu Thầu 2023: Liệu có "cởi trói" cho thị trường đấu thầu Việt Nam?

Luật Đấu Thầu 2023: Liệu có "cởi trói" cho thị trường đấu thầu Việt Nam?

Năm 2024 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực đấu thầu tại Việt Nam với sự ra đời và áp dụng của Luật Đấu thầu 2023 số 22/2023/QH15.
Phóng sự ảnh: Miệt mài tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Làng Nủ - Lào Cai

Phóng sự ảnh: Miệt mài tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Làng Nủ - Lào Cai

Trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra ngày 10/9 đã san phẳng 40 nóc nhà tại thôn Làng Nủ - Lào Cai, hiện vẫn đang tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Bình Thuận: Triển khai nhiều dự án điện khí hydro xanh

Bình Thuận: Triển khai nhiều dự án điện khí hydro xanh

Bình Thuận, với lượng ánh sáng mặt trời dồi dào, đã trở thành điểm đến lý tưởng cho sản xuất hydro xanh thông qua điện phân nước sử dụng năng lượng mặt trời.
Nhà cung cấp năng lượng tái tạo Na Uy rút khỏi dự án điện gió tại Việt Nam

Nhà cung cấp năng lượng tái tạo Na Uy rút khỏi dự án điện gió tại Việt Nam

Thương vụ mua bán dự án điện gió của Scatec ASA dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2025, sau khi được sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý.
HoREA đề xuất áp thuế TNDN 18% với doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh thu dưới 300 tỷ

HoREA đề xuất áp thuế TNDN 18% với doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh thu dưới 300 tỷ

Theo HoREA, việc hỗ trợ các doanh nghiệp này đã được quy định trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
lp-bank
tms-group
dic-vu-minh-tuan
sanghai-fair