Thứ hai 26/05/2025 11:34
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Câu hỏi an ninh cho bảo vật quốc gia

Vụ việc một du khách trèo qua hàng rào bảo vệ, đập phá ngai vàng tại Đại nội Huế đang gây chú ý của dư luận, với câu hỏi trách nhiệm cần được đặt ra nghiêm túc, tỏ tường về công tác bảo vệ an ninh đối với bảo vật quốc gia.
Ngai vàng Triều Nguyễn - Bảo vật Quốc gia trong điện Thái Hoà
Ngai vàng Triều Nguyễn - Bảo vật Quốc gia trong điện Thái Hoà

Đến chiều 25/5/2025, hơn một ngày sau khi xảy ra sự vụ, giới chức lãnh đạo tại thành phố Huế vẫn chưa chính thức có được lời giải thích và khẳng định nào về hiệu quả công tác an ninh, an toàn bảo vệ các di tích và bảo vật quốc gia ở Huế. Mở rộng vấn đề, có thể thấy một số địa phương khác, cũng chưa hoàn toàn nhận thức đầy đủ, nghiêm khắc về tình hình này.

Trân trọng mà… chưa giữ gìn?

Thống kê từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, từ năm 2012 đến nay, qua 13 đợt công bố, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đã thẩm định và Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định, công nhận có 327 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Những bảo vật này, đều đang được các địa phương lưu giữ, bảo quản, quản lý tại các điểm di sản văn hóa, các bảo tàng, kho tàng chuyên môn. Một số bảo vật còn được đưa ra trưng bày thực tế với công chúng, như các bảo vật cung đình tại Huế, lâu nay và hiện vẫn được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức quản lý, bảo vệ.

Tuy nhiên, qua sự việc đáng tiếc đã xảy ra trưa ngày 24/5/2025 tại Huế, dư luận đang nhìn nhận công tác bảo vệ, chăm sóc những bảo vật quốc gia “đang có vấn đề”. Rõ ràng theo quan điểm, biểu hiện của các địa phương, cơ quan quản lý chuyên môn, việc giám định, phát hiện, lưu giữ những cổ vật, hiện vật là bảo vật quốc gia đã được công nhận, là đã được các địa phương thực hiện rất tốt. Nhiều hiện vật quý giá, trải qua hàng trăm năm, trong cảnh chiến tranh, biến động thời tiết, xã hội, vẫn đưa giữ gìn nguyên vẹn, thể hiện tinh thần trân quý các giá trị văn hóa, lịch sử trong cộng đồng nhân dân và giới chuyên môn liên quan. Theo đó, hệ thống các bảo vật quốc gia qua kiểm soát của ngành chức năng và chính quyền các địa phương, đã xác định rất minh bạch, đi kèm những chương trình, chủ trương quản lý giám sát hiệu quả. Có điều, thái độ trân quý, giữ gìn ấy, lại chưa được đặt cùng những tiêu chí bảo vệ nghiêm ngặt và cần thiết.

Đơn cử với ngai vàng triều đình Huế, theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Huế, đã là bảo vật quốc gia quý giá, được kiểm soát, kiểm định chặt chẽ trong nhiều năm qua; song việc trưng bày tại Huế chỉ đơn giản đặt giữa các hàng rào, rào chắn gỗ sơ sài. Lực lượng bảo vệ khu vực này, được giao kiểm soát an ninh an toàn chung, không hề phải lưu ý đến những bảo vật đặc biệt. Dường như, các cơ quan chuyên môn, dù đánh giá rất cao những giá trị hiện vật, song vẫn chỉ xem đây là các hiện vật bảo tàng, nhìn nhận sẽ không có ai kém nhận thức để xâm phạm đến. Quan điểm có phần chủ quan này, cho rằng chỉ cần xác định là hiện vật bảo tàng, là bảo vật quốc gia, thì tự khắc sẽ được giữ gìn bảo vệ rồi. Một cách ứng xử “trân trọng mà chưa giữ gìn” như vậy, đã dẫn đến những sơ hở đáng tiếc, đến khi có sự cố xảy ra sẽ không ứng phó kịp, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Ngai vàng tại Huế bị phá hỏng.
Ngai vàng tại Huế bị phá hỏng.

Cần siết chặt ý thức bảo vệ

Một chuyên gia thẩm định hiện vật bảo tàng đang làm việc tại Bảo tàng Đà Nẵng chia sẻ, cá nhân ông rất đau xót khi nghe thông tin ngai vàng ở Huế bị phá hỏng, song rõ ràng, đây là điều khó tránh khỏi, khi công tác bảo vệ, bảo mật tại các bảo tàng, điểm đến di sản, các kho tàng hiện vật chưa được chú ý đề cao và thậm chí chưa có giải pháp bảo vệ xứng đáng.

Vấn đề này, đã được các chuyên gia từng đề cập, khi có các sự cố thiên tai đe dọa, như bão lũ. Ngay với Hà Nội, khu vực tưởng chừng an toàn về mưa gió bão lũ, thời gian qua đã từng xảy ra sự cố nghiêm trọng về thiên tai, đe dọa tính an toàn của hàng ngàn hiện vật, cổ vật trong các bảo tàng, di tích. Khu vực miền Trung, với thực tế bão lũ hàng năm, cũng luôn phải thấp thỏm về độ an toàn của các bảo vật, hiện vật di sản, từ Huế vào Hội An, Đà Nẵng và nhiều nơi khác.

Với hiện trạng thiên nhiên, địa lý, công tác bảo đảm an toàn cho các di sản, bảo vật đã không được tổ chức tốt thường xuyên, thì các yêu cầu bảo vệ bảo vật nghiêm túc hơn, xem ra lại càng nan giải. Không ít bảo vật quý giá đang trưng bày tại các điểm di sản, bảo tàng hiện nay, đều là bản chính thức, hiện vật thực nguyên bản, cho thấy nhìn nhận của các cơ quan chức năng vẫn có vấn đề, rất cần phải chấn chỉnh.

Một số nhà chuyên môn đã chỉ ra, tại các bảo tàng quốc tế, ở các nước Châu Âu, nguyên bản chính của các bảo vật, di sản đều phải được đặt trong chế độ theo dõi và bảo vệ đặc biệt, không phải du khách, người thưởng ngoạn nào cũng có thể tiếp cận. Đa số các bảo vật được trưng bày cho khách tham quan đều chỉ là phiên bản, giả lập, để tránh những mất mát, hư hỏng dù là vô tình. Càng là bảo vật quốc gia, thì điều kiện, chính sách bảo vệ lại càng nghiêm ngặt, thậm chí gần như tuyệt đối không nêu rõ khu vực cất giữ.

Do đó, sau sự cố ngai vàng ở Huế, các bộ ngành hữu quan, và chính quyền các địa phương, đều rất cần nhanh chóng đưa ra những cảnh tỉnh, thông tin đích xác về định hướng siết chặt công tác quản lý, bảo vệ. Về mặt chuyên môn, sẽ có rất nhiều nhà tư vấn, chuyên gia có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, cấp thiết giúp bảo vệ tốt hơn các di sản, bảo vật quốc gia. Về mặt xã hội, cần có những hoạt động truyền thông, giáo dục cộng đồng, đánh giá khách quan để định hướng dư luận xã hội quan tâm thiết thực, trực tiếp tham gia góp phần bảo vệ các hiện vật, bảo vật. Một hệ thống “hàng rào an ninh” cần thiết cho việc bảo vệ an toàn các bảo vật quốc gia, hiện vật di sản… thực sự cần được đặt ra, kèm theo những đầu tư thỏa đáng và thiết chế quản lý, hỗ trợ bảo tồn nghiêm túc từ các cơ quan chức năng chuyên môn.

Tin bài khác
Bãi bỏ 7 thông tư về tiền lương, tiền thưởng, lao động từ 15/7/2025

Bãi bỏ 7 thông tư về tiền lương, tiền thưởng, lao động từ 15/7/2025

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 07/2025/TT-BNV hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng đối với các tổ chức tài chính Nhà nước, chính thức có hiệu lực từ ngày 15/7/2025.
Bãi Đá Ông Địa -  hành trình khám phá vùng đất Bình Thuận

Bãi Đá Ông Địa - hành trình khám phá vùng đất Bình Thuận

Nằm trên bờ biển thơ mộng của thành phố Phan Thiết, Bãi đá Ông Địa đã nổi lên như một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vùng đất Bình Thuận. Với vẻ đẹp hoang sơ và ý nghĩa tâm linh sâu sắc, nơi đây đang thu hút ngày càng nhiều du khách tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và những bức ảnh "triệu like".
Có ba nhóm đối tượng không bị trừ tỷ lệ lương hưu khi nghỉ việc trước tuổi

Có ba nhóm đối tượng không bị trừ tỷ lệ lương hưu khi nghỉ việc trước tuổi

Điều 66 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2024 quy định, người nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động sẽ bị trừ 2% lương hưu cho mỗi năm nghỉ trước tuổi. Nếu nghỉ trước tuổi dưới 6 tháng thì không bị giảm, nghỉ từ 6 đến dưới 12 tháng sẽ bị giảm 1%.
Bình Phước: Phát triển bền vững nông sản năm 2025

Bình Phước: Phát triển bền vững nông sản năm 2025

Năm 2025, tỉnh Bình Phước tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm nông nghiệp quan trọng của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ cao và gia tăng giá trị chế biến.
Thời tiết hôm nay 26/5: Nghệ An – Quảng Ngãi cục bộ mưa to

Thời tiết hôm nay 26/5: Nghệ An – Quảng Ngãi cục bộ mưa to

Thời tiết hôm nay 26/5, Bắc Bộ trưa chiều trời mát, từ 28-29/5 có mưa lớn; Bắc Trung Bộ từ đêm nay mưa giảm, Trung Bộ nhiều nơi trời nắng; Tây Nguyên trưa nắng, có mưa về chiều; Nam Bộ trưa nắng, chiều mưa dông mạnh.
Thời tiết ngày mai 26/5/2025: Miền Bắc mưa dông, nhiệt độ giảm nhẹ, trời mát

Thời tiết ngày mai 26/5/2025: Miền Bắc mưa dông, nhiệt độ giảm nhẹ, trời mát

Thời tiết ngày mai 26/5/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông vài nơi, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Bình Thuận đẩy mạnh mở rộng thị trường Thanh Long năm 2025

Bình Thuận đẩy mạnh mở rộng thị trường Thanh Long năm 2025

Bình Thuận – Được mệnh danh là "thủ phủ thanh long" của Việt Nam, Bình Thuận đang bước vào năm 2025 với những chiến lược quyết liệt nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm thiểu rủi ro phụ thuộc và nâng cao giá trị bền vững cho sản phẩm chủ lực này.
Cầu phao Phong Châu dừng hoạt động do nước lớn, nhiều huyện Phú Thọ nguy cơ sạt lở

Cầu phao Phong Châu dừng hoạt động do nước lớn, nhiều huyện Phú Thọ nguy cơ sạt lở

Mưa lớn khiến mực nước sông Hồng dâng cao, cầu phao Phong Châu buộc phải dừng hoạt động để đảm bảo an toàn. Nhiều huyện tại Phú Thọ có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Nhiều bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp: Bộ Y tế chỉ đạo đánh giá nguy cơ dịch bệnh

Nhiều bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp: Bộ Y tế chỉ đạo đánh giá nguy cơ dịch bệnh

Sở y tế các địa phương thực hiện rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra…
Thời tiết hôm nay 25/5: Hà Nội trưa, chiều nay trời tạnh ráo

Thời tiết hôm nay 25/5: Hà Nội trưa, chiều nay trời tạnh ráo

Thời tiết hôm nay 25/5, Bắc Bộ từ 28-29/5 tiếp tục có mưa lớn; Bắc Trung Bộ trời dịu mát, từ 26-29/5 có mưa dông về chiều tối, ngày 30-31/5 trời nắng; Nam Trung Bộ trời nắng; Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối có mưa to, trưa nay trời nắng.
Sơn La bứt phá thu hút đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển

Sơn La bứt phá thu hút đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển

Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) cải thiện cho thấy Sơn La đang quyết liệt cải cách nhằm mang lại môi trường đầu tư minh bạch, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp phát triển.
Thời tiết ngày mai 25/5/2025: Đón gió mùa đông bắc, Bắc Bộ và Nam Bộ tiếp diễn mưa lớn

Thời tiết ngày mai 25/5/2025: Đón gió mùa đông bắc, Bắc Bộ và Nam Bộ tiếp diễn mưa lớn

Thời tiết ngày mai 25/5/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo không khí lạnh tràn về, miền Bắc có nơi dưới 20 độ, mưa lớn tiếp diễn. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng gián đoạn, chiều tối mưa giông, cục bộ mưa to.
Chủ tịch Lâm Đồng khơi thông bế tắc cho đại dự án thủy lợi Ta Hoét 982 tỷ đồng

Chủ tịch Lâm Đồng khơi thông bế tắc cho đại dự án thủy lợi Ta Hoét 982 tỷ đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái trực tiếp xuống Hiệp An – Thôn K’Rèn ngày 23-5, giải quyết điểm nóng dự án hồ thủy lợi Ta Hoét (982 tỷ đồng) nhằm đối thoại, khảo sát bồi thường, cam kết minh bạch để sớm đưa công trình vào vận hành, phục vụ 65.000 dân và 2.080–2.580 ha nông nghiệp.
Tháng 12/2025, cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức có đi vào hoạt động?

Tháng 12/2025, cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức có đi vào hoạt động?

Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam.
Cơ sở kinh doanh chịu hoàn toàn trách nhiệm với nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Cơ sở kinh doanh chịu hoàn toàn trách nhiệm với nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Các cơ sở kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với nội dung quảng cáo sản phẩm mà không cần thực hiện thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước.