Thứ ba 01/07/2025 14:09
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vốn FDI vào Việt Nam 2 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng, chạm mốc 6,9 tỷ USD

Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố ngày 6/3, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2025 đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn FDI đăng ký mới đạt 2,19 tỷ USD với 516 dự án được cấp phép. Dù số vốn giảm 48,4%, số lượng dự án lại tăng 10%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với 1,45 tỷ USD, chiếm 66,1% tổng vốn đăng ký mới. Kế đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 371,5 triệu USD (16,9%) và các ngành khác đạt 371,8 triệu USD (17%).

Vốn FDI vào Việt Nam 2 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng, chạm mốc 6,9 tỷ USD
Vốn FDI vào Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, chạm mốc 6,9 tỷ USD.

Vốn điều chỉnh đạt mức tăng đột biến với 4,18 tỷ USD, gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước, cho thấy niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu tính cả vốn đăng ký mới và điều chỉnh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút 4,51 tỷ USD, chiếm 70,8% tổng vốn, bất động sản đạt 1,45 tỷ USD (22,7%) và các ngành khác đạt 409,4 triệu USD (6,5%).

Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh, đạt 529,8 triệu USD, tăng 88,8% so với cùng kỳ. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cùng lĩnh vực chuyên môn, khoa học công nghệ thu hút nhiều vốn nhất.

Trong số 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc dẫn đầu với 679,8 triệu USD, chiếm 31% tổng vốn đăng ký mới, tiếp theo là Singapore, Hồng Kông, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Mỹ và Nhật Bản.

Vốn FDI thực hiện trong hai tháng đầu năm ước đạt 2,95 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ và là mức cao nhất trong 5 năm qua. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục chiếm ưu thế với 2,42 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng vốn thực hiện. Dù vậy, tốc độ tăng vốn FDI thực hiện vẫn chưa đạt mức kỳ vọng, gây thách thức cho mục tiêu tăng trưởng quý 1.

Ở chiều ngược lại, vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong hai tháng đầu năm đạt gần 239 triệu USD, gấp 9,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 30 dự án cấp mới với tổng vốn 233,6 triệu USD, tăng gấp 9,4 lần, và 5 lượt dự án điều chỉnh tăng thêm 5,4 triệu USD, gấp 24,3 lần.

Lào là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư từ Việt Nam với 139,7 triệu USD, chiếm 58,4% tổng vốn. Tiếp theo là Philippines (34,2 triệu USD, chiếm 14,3%), Indonesia (31,1 triệu USD, chiếm 13%), Quần đảo Virgin thuộc Anh (21 triệu USD, chiếm 8,8%) và Cuba (4 triệu USD, chiếm 1,7%).

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của FDI

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực trong thời gian tới do Chính phủ tiếp tục cải thiện chính sách thu hút FDI, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Nhiều tập đoàn quốc tế đang tìm kiếm điểm đến mới ngoài Trung Quốc để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu. Các ngành như điện tử, công nghệ, sản xuất linh kiện ô tô, thiết bị y tế… được dự báo sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn lớn. Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP..., tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và xuất khẩu từ Việt Nam.

Dự báo, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tiếp tục dẫn đầu trong thu hút FDI nhờ các ưu đãi thuế và chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, bất động sản công nghiệp cũng sẽ hưởng lợi khi nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp FDI tăng cao.

Nhìn chung, các chuyên gia đều lạc quan về triển vọng thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2025 và những năm tới. Tuy nhiên, để duy trì sức hút, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy nhanh phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng lao động.

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.