![]() |
![]() |
![]() |
Riêng tỉnh Quảng Ngãi (cũ), GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tính đạt hơn 32.900 tỷ đồng (giá so sánh 2010); tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm gần đây và đứng thứ hai cả nước trong số 63 tỉnh, thành (cũ).
![]() |
Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2025 cho thấy nhiều địa phương đã bứt phá mạnh mẽ |
Cụ thể, công nghiệp tiếp tục thể hiện vai trò ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh, tạo sự bứt phá, bay cao (tăng 22,59%) dựa trên đôi cánh dầu và thép. Một số ngành công nghiệp cấp 2 có mức tăng trưởng khá cao như: sản xuất trang phục tăng 22,99%; sản xuất kim loại tăng 39,96%; sản xuất và phân phối điện tăng 36,84%; ngành dịch vụ và nông nghiệp cũng ghi nhận mức tăng tích cực, lần lượt đạt 8,58% và 2,96%; cấp thoát nước và xử lý nước thải tăng 51,17%…
Bên cạnh đó, bất động sản sôi động trở lại từ cuối tháng 3, khi thông tin về đề án sáp nhập tỉnh và định vị trung tâm hành chính đặt tại Quảng Ngãi khiến thị trường thu hút lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Quảng Ngãi thu ngân sách Nhà nước gần 17.000 tỷ đồng, đạt khoảng 46% dự toán năm; trong đó, tỉnh Quảng Ngãi (cũ) đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tỉnh Kon Tum (cũ) đạt gần 2.000 tỷ đồng.
Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2025 cho thấy nhiều địa phương đã bứt phá mạnh mẽ, góp phần vào mức tăng trưởng GDP cả nước cao nhất trong gần 20 năm qua. Trong đó, 5 địa phương có GRDP tăng trưởng cao nhất đều ghi nhận mức tăng từ 10% trở lên, đặc biệt là sự góp mặt của các trung tâm công nghiệp, dịch vụ mới nổi.
Để đạt được kết quả trên, chính quyền địa phương, sở, ngành xác định rõ nhiệm vụ ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm 6 rõ theo đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đó là “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
Tỉnh Quảng Ngãi tập trung giải quyết cụ thể những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, thường xuyên kiểm tra hiện trường để kịp thời tháo gỡ vướng mắc của từng dự án, đảm bảo mặt bằng thi công các dự án trọng điểm để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nỗ lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp; trong đó, bám sát và thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; nhận diện các khó khăn, thách thức đưa giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương.