Chia sẻ tại buổi làm việc với VINASME, đại diện ADB cho biết: Chương trình GMS là một Chương trình hợp tác và hội nhập khu vực đã hoạt động hơn 30 năm ở tiểu vùng, với Ban Thư ký GMS có trụ sở tại ADB. Đây là tài liệu cấp cao sẽ được các Thủ tướng của các nước GMS, bao gồm cả Việt Nam, xác nhận trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo vào cuối năm 2024.
Với mong muốn xây dựng GMS tại Việt Nam một cách hiệu quả, sát với thực tế, ADB đánh giá cao việc tiếp nhận và tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo. Đồng thời mong muốn dựa vào quan điểm và kinh nghiệm của VINASME về chiến lược này.
Hồi đáp câu hỏi của ADB về những vấn đề xoay quanh chính sách nói chung và chính sách đổi mới sáng tạo nói riêng, TS Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME cho biết: Việt Nam có hệ thống chính sách pháp luật cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Theo đó có nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích, thúc đẩy cho các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Từ những thông tin đa chiều mà VINASME cung cấp, thời gian tới, kỳ vọng ADB sẽ sớm xây dựng và hoàn thiện Chương trình GMS tại Việt Nam, hỗ trợ tích cực hơn nữa công cuộc đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV Việt Nam nói riêng.
VINASME mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục được đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan xây dựng chính sách và những đơn vị như ADB chung tay giải quyết các mối quan tâm chung về tính bền vững môi trường cùng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; thúc đẩy thương mại – đầu tư, chuỗi giá trị theo hướng công bằng và thân thiện với môi trường.
Linh Trinh