Thứ hai 16/06/2025 13:17
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

VCCI: Quy định mới xử lý chất được kiểm soát vượt Nghị định thư

02/04/2023 23:52
Theo VCCI, cần xác định rõ rằng việc thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý chỉ là một trong rất nhiều biện pháp để giảm lượng tiêu thụ chất được kiểm soát”

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát.

Lý giải việc ban hành, Cơ quan soạn thảo cho biết, hiện nhu cầu của ngành lạnh và điều hòa không khí đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của Hội Lạnh quốc tế (IIR), lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng điện năng thương phẩm trên toàn thế giới và môi chất lạnh phát thải trực tiếp khoảng 37% tác động đến quá trình nóng lên toàn cầu.

Kĩnh vực lạnh và điều hòa không khí tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng điện năng thương phẩm trên toàn thế giới và môi chất lạnh phát thải trực tiếp khoảng 37% tác động đến quá trình nóng lên toàn cầu.
Lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng điện năng thương phẩm trên toàn thế giới và môi chất lạnh phát thải trực tiếp khoảng 37% tác động đến quá trình nóng lên toàn cầu..

Việc ban hành Quy chuẩn này nhằm thực thi Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi bổ sung Kigali. Theo đó, Việt Nam có nghĩa vụ cắt giảm 80% lượng tiêu thụ môi chất lạnh thuộc nhóm HFC vào năm 2045.

Đối với dự thảo Thông tư kể trên, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, để thực hiện nghĩa vụ cắt giảm lượng chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal, từ năm 2005, Việt Nam đã có chính sách hạn ngạch nhập khẩu các chất được kiểm soát được thể hiện tại Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT và Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT.

Các văn bản này đều đưa ra lộ trình giảm dần hạn ngạch nhập khẩu theo đúng các cam kết quốc tế của Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay, chỉ bằng chính sách hạn ngạch nhập khẩu, Việt Nam đã đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của mình theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Theo Nghị định thư Montreal, lượng tiêu thụ các chất được kiểm soát của mỗi quốc gia được tính bằng lượng sản xuất cộng với lượng nhập khẩu và trừ đi lượng xuất khẩu. Như vậy, chỉ cần kiểm soát lượng sản xuất và nhập khẩu là đủ để thực hiện Nghị định thư này. Nghị định thư này không phân biệt lượng tiêu thụ thành lượng được thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý hay lượng không được thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Từ phân tích trên, VCCI cho rằng: “Việc Việt Nam đặt ra quy định về thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát, bên cạnh các quy định về hạn ngạch đã đang và sẽ được thực thi, là vượt quá yêu cầu của Nghị định thư”.

Cũng theo VCCI, có thể cơ quan soạn thảo lấy lý do rằng các chất được kiểm soát nếu thoát ra ngoài khí quyển sẽ gây tác động đến toàn cầu, còn nếu được thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý đúng cách thì sẽ không có tác động tiêu cực. Tuy nhiên, “cần xác định rõ rằng việc thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý chỉ là một trong rất nhiều biện pháp để giảm lượng tiêu thụ chất được kiểm soát”.

Nếu tổng lượng tiêu thụ đã được Nhà nước khống chế bằng hạn ngạch thì bản thân các doanh nghiệp và người dân sẽ phải tự cân đối, tìm cách tiết kiệm, tránh thất thoát khí HFC để có đủ lượng phục vụ cho nhu cầu. Khi đó, “Nhà nước không cần đặt ra nghĩa vụ pháp lý mới thì người dân và doanh nghiệp cũng sẽ tự biết cách để điều chỉnh cho phù hợp. Ngược lại, nếu hạn ngạch vẫn còn rộng rãi thì dù có quy định về trình độ chuyên môn hay máy móc, trang thiết bị thì người dân và doanh nghiệp cũng không có động lực để tránh thất thoát khí HFC”.

VCCI quan ngại, việc đưa ra Quy chuẩn kỹ thuật này sẽ gây chi phí xã hội không cần thiết. Các yêu cầu về trang thiết bị như máy thu hồi, bình chứa, cân định lượng, bơm chân không, thiết bị kiểm tra rò rỉ, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo điện và yêu cầu trình độ trung cấp hoặc có chứng chỉ đào tạo của kỹ thuật viên sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện lạnh, có thể lên tới 15 – 20% so với hiện nay.

Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các kỹ thuật viên có đủ chứng chỉ có thể làm tăng chi phí và thời gian chờ đợi của khách hàng vào thời gian cao điểm trong năm (đầu mùa hè), đặc biệt là ở các khu vực xa trung tâm, vốn có ít nhà cung cấp ngành điện lạnh.

Từ những phân tích trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại về sự cần thiết ban hành Quy chuẩn kỹ thuật này.

P.V (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Từ ngày 1/7, người dân và doanh nghiệp có thể làm thủ tục hành chính ở bất kỳ đâu

Từ ngày 1/7, người dân và doanh nghiệp có thể làm thủ tục hành chính ở bất kỳ đâu

Từ ngày 1/7/2025, người dân và doanh nghiệp sẽ không còn phải "vác đơn đi khắp nơi" để làm thủ tục hành chính tại nơi cư trú hay theo địa bàn quản lý như trước đây.
Bỏ giới hạn 48 giờ/tuần cho tài xế: Doanh nghiệp thở phào, tài xế có thêm thu nhập

Bỏ giới hạn 48 giờ/tuần cho tài xế: Doanh nghiệp thở phào, tài xế có thêm thu nhập

Đề xuất mới của Bộ Công an bỏ giới hạn 48 giờ/tuần cho tài xế đang nhận được sự đồng tình từ các doanh nghiệp vận tải, tài xế và chuyên gia giao thông, vì góp phần tháo gỡ rào cản trong hoạt động vận tải, đặc biệt là mùa cao điểm.
Tăng thuế thuốc lá và đồ uống có đường: Bước tiến chiến lược vì sức khỏe cộng đồng Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá và đồ uống có đường: Bước tiến chiến lược vì sức khỏe cộng đồng Việt Nam

Việc Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào ngày 14/6/2025, trong đó tăng mạnh thuế đối với thuốc lá và đồ uống có đường, đang nhận được sự đồng tình rộng rãi từ dư luận. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng và hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước.
Quốc hội chính thức cho phép doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư bất động sản

Quốc hội chính thức cho phép doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư bất động sản

Với 440/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,05%), sáng 14/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ được cấp sổ đỏ lần đầu cho người dân

Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ được cấp sổ đỏ lần đầu cho người dân

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025, trong đó trao thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ) lần đầu cho Chủ tịch UBND cấp xã.
Chính quyền 2 cấp: Tăng quyền cho cấp xã trong quản lý chất lượng hàng hóa

Chính quyền 2 cấp: Tăng quyền cho cấp xã trong quản lý chất lượng hàng hóa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2025/NĐ-CP quy định rõ phân định thẩm quyền của chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Phân định thẩm quyền quản lý báo chí theo chính quyền 02 cấp

Phân định thẩm quyền quản lý báo chí theo chính quyền 02 cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 138/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025, trong đó có quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý báo chí.
Quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 140/2025/NĐ-CP quy định việc phân định thẩm quyền giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
UBND cấp xã có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

UBND cấp xã có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2025/NĐ-CP, quy định về việc phân định thẩm quyền giữa hai cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp xã) trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Bộ Tài chính đề xuất để toàn bộ hộ kinh doanh tự khai, tự nộp thuế

Bộ Tài chính đề xuất để toàn bộ hộ kinh doanh tự khai, tự nộp thuế

Trong dự thảo hồ sơ xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất một loạt thay đổi lớn trong phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh – nhóm đối tượng đang chiếm số lượng áp đảo trong nền kinh tế phi chính thức hiện nay.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

Nghị định này quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước; và phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại doanh nghiệp.
Dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng để hiện thực hóa chuyển đổi xanh

Dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng để hiện thực hóa chuyển đổi xanh

Một trong những nội dung đáng chú ý tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này là đề xuất bổ sung quy định về dán nhãn năng lượng đối với vật liệu xây dựng – động thái được đánh giá là cần thiết và kịp thời nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chuyển dịch xanh trong ngành xây dựng.
Bãi bỏ thủ tục cấp phép phương tiện thủy nội địa để doanh nghiệp "nhẹ gánh"

Bãi bỏ thủ tục cấp phép phương tiện thủy nội địa để doanh nghiệp "nhẹ gánh"

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam đề xuất bãi bỏ thủ tục cấp phép đối với phương tiện thủy nội địa (trừ VR-SB và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh).
Hà Nội triển khai 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ 9/6

Hà Nội triển khai 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ 9/6

Từ ngày 9/6/2025, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiến hành tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến và trực tuyến toàn trình đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Sửa đổi cơ cấu thuế VAT 2025: Đòn bẩy tài khóa – thúc đẩy tăng trưởng

Sửa đổi cơ cấu thuế VAT 2025: Đòn bẩy tài khóa – thúc đẩy tăng trưởng

Giảm VAT từ 10% còn 8% trong 6 tháng đầu năm, kéo dài hỗ trợ đến 2026, chính sách tài khóa linh hoạt giúp hạ giá thành, kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.