Thứ tư 18/06/2025 09:07
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Vai trò quan trọng của Bảo hiểm thất nghiệp trong cuộc sống người lao động

19/04/2023 05:00
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong những năm qua đã giúp hàng nghìn người lao động giảm bớt khó khăn khi mất việc làm. Đây được coi là chính sách có tính nhân văn, trở thành điểm tựa cho người lao động đảm bảo cuộc sống trước khi tìm việc mới.

Vì nhiều lý do khác nhau, người lao động có thể mất việc hoặc phải nghỉ việc. Trong tình huống này, bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng giúp người lao động giảm bớt khó khăn tạm thời. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành một "phao cứu sinh" hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất việc và giúp họ nhanh chóng quay lại thị trường lao động.

Ảnh minh họa

Tổng kết Luật Việc làm năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết rằng sau hơn 7 năm thực hiện luật này, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã tăng đều qua các năm, bình quân hàng năm tăng khoảng 14,3%.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ năm 2010 đến hết năm 2022, gần 8,7 triệu người đã được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Số lượng người hưởng các chế độ này đã tăng dẫn đến tổng tiền chi cho bảo hiểm thất nghiệp cũng gia tăng.

Đặc biệt, do tác động của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể, phá sản hoặc thu hẹp quy mô, dẫn đến sự gia tăng đột ngột của số người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cùng với đó là tình trạng trục lợi quỹ.

Số liệu thống kê mới nhất từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành này đã tiến hành thanh tra và kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị. Kết quả, ngành này đã ban hành 448 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 15 tỉ đồng. Hơn 23.000 lao động đã bị yêu cầu truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định, với số tiền truy thu là 62,4 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có yêu cầu thu hồi số tiền hơn 37,6 tỉ đồng từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp do các chế độ không được thực hiện đúng quy định.

Ảnh minh họa
Năm 2022, trên toàn quốc có hơn 2,2 triệu người được tư vấn và giới thiệu việc làm

Câu chuyện của chị Nguyễn Thùy Dương và anh Nguyễn Văn Huyên là ví dụ điển hình. Chị Dương từng là Trưởng đại diện miền Bắc cho một công ty truyền thông tại TP.HCM, đã mất việc sau khi công ty gặp khó khăn do dịch COVID-19. Sau khi nghỉ việc, chị đã nộp hồ sơ để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp chị có nguồn thu nhập tạm thời trong giai đoạn khó khăn.

"Giai đoạn dịch khó khăn là khó khăn chung. Công ty tôi làm về truyền thông nên ảnh hưởng lớn. Gần như không có việc. Thời gian đầu công ty cũng cố gắng trả lương cho tôi đầy đủ dù công việc bị đình trệ. Nhưng sau công ty càng ngày càng khó hơn nên đã cho tôi nghỉ việc. Có được một khoản trợ cấp nho nhỏ khi ấy cũng đỡ phần nào tiền chợ búa, cơm nước. Người ta vẫn nói một nắm khi đói bằng cả gói khi no nên với mình đó là khoản tiền trợ cấp rất có ý nghĩa", chị Dương nói.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Huyên ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cũng phải nghỉ việc sau khi công ty may mắn không có đơn hàng đủ để duy trì lao động. Trong thời gian chờ có công việc mới, anh đã làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Ảnh minh họa
Các cơ quan chức năng, trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp đang cùng nhau nỗ lực để giải quyết vấn đề việc làm

Để thích ứng với tình hình trong từng giai đoạn cụ thể, các trung tâm dịch vụ việc làm trên toàn quốc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ lao động và kết nối cung-cầu với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng tỏ ra rất chủ động trong việc chuyển hướng hoạt động và sản xuất để thích ứng với tình hình và biến động mới. Do đó, dự kiến thị trường lao động trong tương lai gần sẽ có những cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay đã có gần 500 nghìn người được giải quyết cho chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng góp không lớn từ cả người lao động và người sử dụng lao động đã giúp tạo ra một nguồn trợ cấp quan trọng khi cần thiết.

Mức trợ cấp thất nghiệp được tính dựa trên mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng trước khi mất việc, với giới hạn tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động theo quy định của Nhà nước hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính dựa trên số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, với mức tối đa không quá 12 tháng. Ngoài trợ cấp, người hưởng còn được hỗ trợ chi phí học nghề thời gian tối đa không quá 6 tháng và được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

nhiều người lao động như anh Hoàng Văn Hùng ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhận thấy rằng, bảo hiểm thất nghiệp chính là chỗ dựa cho người lao động khi bị mất việc làm để có thể ổn định cuộc sống và có điều kiện được học nghề, tìm việc làm mới.

Ảnh minh họa

"Do công ty ít việc, lao động thì đông, công ty có chính sách giãn việc, mỗi tháng đi làm cũng không được là bao. Thế là tôi xin nghỉ việc, để tìm công việc khác. Qua hướng dẫn thì tôi lên Trung tâm Dịch vụ việc làm để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mỗi tháng có mấy triệu cũng giúp có đồng ra đồng vào trong khi chờ được tuyển ở chỗ mới. Tôi thấy đây là chính sách rất nhân văn, hỗ trợ người lao động khi khó khăn", anh Hùng chia sẻ.

Như vậy, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã giúp hàng nghìn người lao động giảm bớt khó khăn khi mất việc làm. Đây là một chính sách có tính nhân văn, mang lại sự ổn định trong cuộc sống và cơ hội tìm kiếm công việc mới cho người lao động trong thời gian khó khăn.

Hải Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.