Tỷ phú Richard Branson: Cái bắt tay với Rolls-Royce và cuộc đua vào vũ trụ
- Gương mặt doanh nhân
- 08:53 07/08/2020
Virgin Galactic hợp tác với Rolls-Royce để thiết kế và phát triển công nghệ động cơ đẩy cho các máy bay thương mại tốc độ cao trong tương lai.Richard Branson cũng đang mạnh tay đầu tư cho cuộc đua vào vũ trụ.
Virgin Galactic hợp tác với Rolls-Royce. Ảnh: Virgin Group
Virgin Galactic, công ty du lịch vũ trụ thuộc đế chế đế chế kinh doanh đa ngành hàng đầu thế giới Virgin của tỷ phú Richard Branson sẽ hơp tác với nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce để phát triển dòng máy bay có có vận tốc gấp 3 lần âm thanh.
Trong thông báo ra ngày 3/8, Virgin Galactic cho biết Spaceship Company – công ty con của Virgin Galactic – đã ký thỏa thuận “hợp tác thiết kế và phát triển công nghệ động cơ đẩy cho các dòng máy bay thương mại” với Rolls-Royce.
Theo Virgin, dòng máy bay mới là mẫu máy bay cánh tam giác được chứng nhận đạt tốc độ March 3, có thể chở từ 9 tới 19 người và bay ở độ cao 60.000 feet (hơn 18 km). Hãng cũng cho biết ý tưởng thiết kế mới “có thể đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu cao cấp của nhiệm vụ".
Trong thông báo, giám đốc điều hành Virgin Galactic, George Whitesides khẳng định mẫu máy bay mới là sự kết hợp của “du lịch thương mại tin cậy và an toàn” và Virgin sẽ tiếp tục làm việc với các nhà quản lý “nhằm đảm bảo các thiết kế của chúng tôi có thể mang tới những ảnh hưởng thực tế ngay từ đầu”. Ông cũng cho biết thêm, Virgin đang “mong muốn mở ra một bước tiến mới cho việc vận chuyển bằng máy bay tốc độ cao".
Trong khi đó, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Rolls-Royce khu vực Bắc Mỹ Tom Bell cũng ra thông báo, trong đó khẳng định, công ty của ông “mang tới một cơ hội lịch sử trong lĩnh vực động cơ tốc độ cao, đưa thời của những chiếc máy bay chở khách siêu thanh Concorde quay trở lại, đồng thời mang tới những kỹ thuật đẳng cấp thế giới để phát triển hệ thống động cơ tiên tiến, một yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của ngành vận tải thương mại siêu thanh.
Nếu thành công, đây sẽ là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trở lại của các mẫu máy bay siêu thanh, kể từ khi những chiếc máy bay chở khách siêu thanh cuối cùng Concorde dừng hoạt động năm 2003.
Trong phiên giao dịch đầu giờ chiều ngày 3/8, cổ phiếu của Virgin Galactic trên sàn giao dịch New York đã tăng 5% lên 23,49 USD/ cổ phiếu, tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 37,35 USD/cổ phiếu hồi giữa tháng 2 vừa qua.
Tỷ phú Branson với cuộc đua vào vũ trụ
Hồi tháng 6, tỷ phú Branson đã bán khoảng 500 triệu USD cổ phiếu của Virgin Galactic do đại dịch tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh nói chung và mảng hàng không nói riêng của Virgin. Hiện, ông đang đẩy mạnh các kế hoạch của mình trong mảng du lịch vũ trụ và phát triển các vệ tinh nhỏ.
Theo nguồn tin thân cận từ Virgin, tỷ phú Branson đã đầu tư một khoản lớn từ số tiền bán cổ phiếu vừa rồi để đầu tư vào Virgin Orbit, công ty con của tập đoàn Virgin, chuyên cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh cỡ nhỏ vào không gian.
Cái tên Virgin Orbit là tiêu đề trên hầu hết các mặt báo lớn hồi tháng 5 vừa qua, khi công ty này thất bại trong vụ phóng thử tên lửa đẩy LauncherOne. Theo kế hoạch, máy bay 747 Cosmic Girl mang theo tên lửa LauncherOne dài 21 m cất cánh tại Cảng hàng không và không gian Mojave, California (Mỹ). Tuy nhiên, tên lửa LauncherOne gặp trục trặc sau khi tách khỏi máy bay và không thể đưa thiết bị lên quỹ đạo như dự kiến.
Tuy nhiên với Virgin Orbit, đây không bị coi là thất bại lớn, bởi ít nhất nó đã chứng minh rằng việc thả tên lửa từ cánh máy bay “có thể và sẽ thực hiện được.”
Sau quá trình điều tra, Orbit xác nhận nguyên nhân thất bại là do hệ thống cao áp vận chuyển oxy hóa lỏng tới buồng đốt giai đoạn một xuất hiện vết nứt, khiến động cơ không cung cấp đủ lực đẩy cần thiết cho quá trình phóng tên lửa.
Tỷ phú Richard Branson. Ảnh: Getty Images
Giám đốc điều hành của Seraphim Capital, Mark Boggett nhận định, trong bối cảnh cuộc đua vào vũ trụ của các tỷ phú đang nóng lên, dù Virgin Orbit của tỷ phú Branson có thể kém hơn một chút so với SpaceX của Elon Musk hay Blue Origin của Jeff Bezos, song công ty này lại có một lợi thế lớn hơn hẳn so với 2 cái tên còn lại. Đó là có thể phóng vệ tinh vào không gian từ bất cứ sân bay nào trên thế giới, thay vì chỉ có thể thực hiện tại một bãi phóng được xây dựng trong sa mạc. Cũng theo ông Boggett, sau những bất ổn của đại dịch, việc tỷ phú Branson tập trung vào mảng không gian để phát triển trong tương lại là điều “không hề ngạc nhiên.”
Cũng trong thông báo đưa ra hôm 3/8, Virgin Orbit xác nhận công ty này sẽ mang theo chùm 11 vệ tinh nhỏ của NASA vào không gian trong lần thực hiện nhiệm vụ Launch Demo 2, dự kiến được thực hiện vào cuối năm nay.
“Chúng tôi rất tự hào khi có thể hỗ trợ NASA với việc đưa các vệ tinh này nào vị trí trong lần thực hiện nhiệm vụ Launch Demo sắp tới.” CEO Virgin Orbit Dan Hart cho biết. Nhiệm vụ này “đã truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ của chúng tôi. Nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chúng chúng tôi hướng tới, đó là không gian vũ trụ mở cho tất cả mọi người.”
Cũng theo ông Dan Hart, các nhân viên của Virgin Orbit đang làm việc chăm chỉ để hoàn thiện toàn bộ những công việc có liên quan, cũng như “làm mọi thứ cần thiết để có một chuyến bay an toàn và thành công".
Đỗ Hiền
Tin liên quan
#Rolls-Royce

S&S Automotive là đại lý ủy quyền phân phối xe siêu sang Rolls-Royce tại Việt Nam
Rolls-Royce châu Á Thái Bình Dương công bố nhà phân phối mới, chiều 14/12. Theo đó, công ty S&S Automotive thành lập khoảng hai tháng, sẽ là đối tác của hãng siêu sang Anh quốc.
Đọc thêm Gương mặt doanh nhân
Doanh nhân Lê Thị Quyên vinh dự được nhận danh hiệu “Nữ doanh nhân ấn tượng” với nhiều hoạt động cộng đồng
Ngày 16/1/2021 vừa qua tại Hải Phòng, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình “Hội tụ nữ doanh nhân Việt Nam” năm 2021. Doanh nhân Lê Thị Quyên - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Queen Group vinh dự nhận danh hiệu “Nữ doanh nhân ấn tượng” năm 2020.
Tỷ phú bất động sản hàng đầu châu Á rơi vào cảnh nợ nần chồng chất
Chỉ trong 5 năm, ông trùm bất động sản Hồng Kông - Pan Sutong đã từ vị trí là một trong số những người giàu nhất châu Á nay trở thành con nợ sau khi tòa nhà chọc trời hàng đầu của công ty ông bị tịch thu bởi các chủ nợ đòi số tiền hơn 1 tỷ USD.
Tỷ phú Trần Bá Dương và những câu chuyện kinh doanh "bẻ lái" thành công
Nói đến Trần Bá Dương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ông chủ dẫn dắt Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) tung hoành trong ngành công nghiệp ô tô. Nhưng sẽ là chưa đủ, bởi ngoài lĩnh vực ô tô, ông còn kinh doanh bất động sản, làm nông nghiệp, hải sản...
Bài học kinh doanh từ hành trình của cậu bé bán báo trở thành CEO tập đoàn tỷ đô
Thật khó hình dung câu chuyện về một cậu bé bán báo và sau này trở thành CEO tập đoàn tỷ đô. Hành tình của ông đã để lại nhiều bài học trong kinh doanh cho các nhà khởi nghiệp.
Hành trình Lance Uggla đưa IHS Markit trở thành một mỏ vàng dữ liệu trị giá hàng chục tỉ USD
Là một doanh nhân khởi nghiệp thành công đòi hỏi phải có tầm nhìn lớn và khả năng kiên trì bám đuổi để biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Lance Uggla, người đã đưa những dữ liệu tài chính khô khan thành mỏ vàng mà được biết đến với cái tên IHS Markit.
Con trai tỷ phú Pháp Bernard Arnault tiếp quản hãng trang sức Tiffany
Theo Bloomberg, việc nắm quyền quản lý Tiffany & Co sẽ đưa Alexandre Arnault - 28 tuổi, con trai thứ ba của tỷ phú Bernard Arnault vào "câu lạc bộ" những nhân vật hàng đầu trong thế giới trang sức xa xỉ.
Người đứng sau đế chế giao đồ ăn trị giá hơn 30 tỷ USD
Với mức định giá hơn 30 tỷ USD của DoorDash sau IPO, cổ phần của Tony Xu - đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của gã khổng lồ giao đồ ăn sẽ trị giá khoảng 1,6 tỷ USD.
Doanh nhân Trần Thị Minh Hiền: Làm từ thiện không phải để khuyếch trương, đánh bóng tên tuổi...
“Với tôi làm từ thiện xuất phát từ tâm mình. Không phải làm để khuyếch trương, đánh bóng tên tuổi và khi giàu có mới làm, bởi từ thiện không chỉ dựa vào số tiền nhiều hay ít, món quà chất lượng hay không mà quan trọng nhất là cách tặng, cách trao, để người nhận quà cảm nhận mình được quan tâm, sẻ chia thực sự”. Đó là chia sẻ của nữ doanh nhân Trần Thị Minh Hiền tại Lễ “Trao yêu thương 2021” do vợ chồng chị tổ chức ngày 8/12 vừa qua tại tư gia- Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Tuổi thơ dữ dội của những tỷ phú hàng đầu thế giới
Các tỷ phú thường trông như thế nào khi còn nhỏ? Trong khi Mark Zuckerberg là một anh chàng mọt sách thì tỷ phú Warren Buffett lại là một cậu bé không nổi trội trong việc học tập.
Steven Pruitt: Người đứng sau những bài viết trên Wikipedia
Steven Pruitt được tạp chí Time vinh danh là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên Internet với gần 3 triệu bài chỉnh sửa và 35.000 bài viết.