Thứ bảy 12/07/2025 17:37
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

18/03/2025 16:48
Những năm gần đây, du lịch cộng đồng, gắn kết chặt chẽ với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương đang được cấp ủy, chính quyền tỉnh Tuyên Quang thúc đẩy mạnh mẽ

Du lịch cộng đồng ở Tuyên Quang phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện Nghị quyết số 09/2021/NQ của HĐND tỉnh Tuyên Quang, với hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân, tổ chức làm du lịch. Tính đến nay, hơn 8 tỷ đồng đã được đầu tư để giúp hàng trăm lượt cá nhân và tổ chức tại các huyện: Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên và TP. Tuyên Quang nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển các homestay, bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững
Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Tuyên Quang đã mang tới cho các homestay ở thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang có diện mạo mới khang trang.

Chị Bàn Thị Thương, dân tộc Dao ở thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang từng chỉ biết làm nương rẫy nhưng khi được hỗ trợ 80 triệu đồng từ chính sách du lịch, chị mạnh dạn vay thêm 200 triệu đồng không lãi suất để mở rộng mô hình lưu trú. Ban đầu, khách chỉ đến lác đác nhưng dần dần, với sự hiếu khách và những trải nghiệm bản địa hấp dẫn, homestay của chị ngày càng đông khách, có thời điểm đón gần 40 khách mỗi ngày. Không chỉ có thu nhập tốt, chị Thương còn tự hào khi thấy văn hóa dân tộc mình được gìn giữ và lan tỏa

Chị Chẩu Hồng Nhung, Đội trưởng Đội văn nghệ thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình nhớ lại, trước đây, mỗi lần đi biểu diễn, chị và các chị em trong đội phải tự lo trang phục, đạo cụ, thậm chí có lần còn phải đi mượn. Nhưng từ khi đội được hỗ trợ 70 triệu đồng, họ đã có đầy đủ quần áo, nhạc cụ, thậm chí đầu tư hệ thống âm thanh để phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp hơn

Ông Cao Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin cho hay, đến nay huyện Lâm Bình có hơn 25 hộ gia đình đã nhận hỗ trợ 80 triệu đồng/hộ, giúp họ chỉnh trang nhà cửa, xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, tạo ra không gian lưu trú thân thiện, nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của người Tày, Dao, Pà Thẻn...; 5 đội văn nghệ được hỗ trợ kinh phí hoạt động với số tiền 70 triệu đồng/đội. Huyện có nhiều thôn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, có thể kể đến như điểm du lịch thôn Nà Tông, Nà Đông xã Thượng Lâm; điểm du lịch tổ dân phố Nặm Đíp, thị trấn Lăng Can… Hoạt động mô hình du lịch cộng đồng huyện khá hiệu quả, phát huy thế mạnh văn hóa các dân tộc địa phương.

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững
Du khách chụp ảnh kỷ niệm cùng người dân bản địa tại thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình

Chị Nguyễn Thị Hương, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, sau chuyến đi đến Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nà Tông điều khiến chị ấn tượng nhất không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, mà còn là sự chân thành, mến khách của những con người nơi đây. Được ngủ nhà sàn, nghe người Tày kể chuyện xưa bên bếp lửa, thưởng thức cá sông Gâm nướng và thử chèo Kayak giữa lòng hồ xanh biếc đã để lại trong chị những kỷ niệm ấn tượng, khó quên

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang khẳng định, thực hiện Nghị quyết số 09/2021/NQ của HĐND tỉnh Tuyên Quang về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Chính sách này không chỉ giúp khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh, mà quan trọng hơn, tạo ra sự thay đổi trong tư duy làm kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số. Từ chỗ chỉ quen với công việc đồng áng, nhiều hộ gia đình đã biết cách làm du lịch, mở homestay, tham gia đội văn nghệ phục vụ du khách, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo việc làm cho thu nhập ổn định

Tiêu biểu như Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương có hơn 20 hộ làm du lịch cộng đồng. Điểm du lịch cộng đồng thôn Tân Lập có Ban quản lý với quy chế hoạt động riêng, có đội văn nghệ phục vụ du khách, dịch vụ ăn, nghỉ tại nhà dân…

Hay như huyện Chiêm Hóa cũng có các thôn phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Bản Ba, xã Trung Hà, thôn An Thịnh, xã Tân An, thôn Bó Củng, xã Kim Bình… Các điểm du lịch đều tập trung khai thác sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững
Du khách trải nghiệm ngâm chân lá thuốc tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tân Lập, xã Tân Trào huyện Sơn Dương.

Tuyên Quang xác định phát triển du lịch là một trong lĩnh vực đột phá. Mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm là phát huy tiềm năng, khai thác tốt loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh, du lịch cộng đồng. Đặc biệt, hoạt động du lịch cộng đồng đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và toàn hệ thống chính trị. Bước đầu, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành nhiều điểm du lịch cộng đồng thu hút du khách. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức được tỉnh quan tâm đẩy mạnh, tạo được ý thức giữ gìn, bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan, môi trường tại những điểm du lịch cộng đồng của nhân dân; bà con cũng tự nguyện tham gia các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng gắn kết chặt chẽ với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng nông thôn

Những đổi thay ở Tuyên Quang không chỉ đến từ sự thay đổi của cảnh quan, mà quan trọng hơn, đó là sự chuyển mình trong nhận thức và cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Từ chỗ chỉ quen với công việc đồng áng, giờ đây, họ đã biết cách làm du lịch, giữ gìn văn hóa dân tộc mà vẫn có thu nhập ổn định, có cuộc sống đủ đầy hơn. Phát triển du lịch cộng đồng đã mang lại lợi ích kép, vừa giúp nâng cao đời sống kinh tế, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, biến những bản làng vùng cao thành những điểm đến đầy sức hút, nơi con người và thiên nhiên cùng hòa quyện trong một bức tranh du lịch đầy màu sắc

Thời gian tới Tuyên Quang sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các làng du lịch cộng đồng và khai thác tiềm năng của Na Hang - Lâm Bình để trở thành trung tâm du lịch sinh thái, cộng đồng tầm quốc gia. Tỉnh Tuyên Quang cũng chú trọng đào tạo, tập huấn để giúp người dân nâng cao kỹ năng làm du lịch, từ đó khai thác tiềm năng địa phương một cách bền vững.

Theo tuyenquang.gov.vn
Tin bài khác
Dự án KCN Trấn Yên: Lào Cai và Viglacera tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

Dự án KCN Trấn Yên: Lào Cai và Viglacera tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

Tỉnh Lào Cai và Viglacera thống nhất nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ khu công nghiệp Trấn Yên, tạo nền tảng thu hút đầu tư trong giai đoạn mới.
Lâm Đồng du lịch bứt tốc mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Lâm Đồng du lịch bứt tốc mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch địa phương đã đón hơn 12 triệu lượt khách, đạt 54,21% kế hoạch năm, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tây Ninh đề xuất cơ chế đặc thù cho Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài

Tây Ninh đề xuất cơ chế đặc thù cho Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út chỉ đạo Sở Xây dựng sớm công bố quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, đồng thời đề xuất Trung ương cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu và hạ tầng giao thông kết nối liên vùng.
Xã Hợp Tiến (Thanh Hóa): Lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc

Xã Hợp Tiến (Thanh Hóa): Lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc

Xã Hợp Tiến (huyện Triệu Sơn cũ) được hình thành trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập 5 xã gồm: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý và Triệu Thành. Ngay từ những ngày đầu đi vào vận hành chính thức, UBND xã đã xác định và làm việc theo phương châm “lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc”.
Hà Tĩnh: Thu hút đầu tư khởi sắc, nguồn vốn ngày càng đa dạng

Hà Tĩnh: Thu hút đầu tư khởi sắc, nguồn vốn ngày càng đa dạng

6 tháng đầu năm 2025, Hà Tĩnh ghi nhận bước tiến vững chắc trong thu hút đầu tư khi số lượng và quy mô dự án được cấp phép tăng so với cùng kỳ, đồng thời mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới.
Lào Cai: Thu trên 2.400 tỷ đồng từ rừng

Lào Cai: Thu trên 2.400 tỷ đồng từ rừng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành lâm nghiệp tỉnh Lào Cai đã thu về 2.474 tỷ đồng giá trị sản xuất, trồng mới hơn 11.700 ha rừng.
Đồng Nai: Không ban hành thêm chính sách đặc thù khi di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1

Đồng Nai: Không ban hành thêm chính sách đặc thù khi di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1

Trong lộ trình chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 thành khu đô thị thương mại – dịch vụ, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai khẳng định sẽ không ban hành thêm các chính sách hỗ trợ đặc thù, mà áp dụng linh hoạt chế độ hiện hành nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình di dời.
Gần 30 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 51: Huyết mạch kết nối TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai

Gần 30 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 51: Huyết mạch kết nối TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai

Quốc lộ 51 tuyến giao thông huyết mạch nối liền TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu sắp bước vào đợt sửa chữa quy mô lớn, với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Quảng Trị: Khơi dậy ý chí cống hiến từ những ngọn lửa tri ân

Quảng Trị: Khơi dậy ý chí cống hiến từ những ngọn lửa tri ân

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập lực lượng An ninh nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Trị đã dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc.
Khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị Công ty TNHH Hương Gia vị Sơn Hà

Khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị Công ty TNHH Hương Gia vị Sơn Hà

Ngày 11/7, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hương Gia vị Sơn Hà đã tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị tại xã Xuân Ái.
Quảng Ninh bứt phá mạnh mẽ: Tăng trưởng GRDP top 3 cả nước, quyết tâm cán đích nhiệm kỳ 2021–2025

Quảng Ninh bứt phá mạnh mẽ: Tăng trưởng GRDP top 3 cả nước, quyết tâm cán đích nhiệm kỳ 2021–2025

Năm 2025 đánh dấu một mốc quan trọng với tỉnh Quảng Ninh – năm cuối cùng của nhiệm kỳ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, các chính sách thuế quan toàn cầu thay đổi nhanh chóng, cùng với tiến trình sắp xếp bộ máy tổ chức trong nước, Quảng Ninh vẫn thể hiện bản lĩnh vững vàng, nỗ lực bứt phá để đạt được những thành tựu nổi bật trong 6 tháng đầu năm và xác định rõ hướng đi cho 6 tháng cuối năm.
Hạ tầng trọng điểm – Nền tảng vững chắc cho Quảng Trị sau sáp nhập

Hạ tầng trọng điểm – Nền tảng vững chắc cho Quảng Trị sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Trị yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ loạt dự án cảng biển, công nghiệp trọng điểm với tổng vốn hàng chục ngàn tỉ đồng.
Quảng Trị: Khởi công dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2

Quảng Trị: Khởi công dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2

Dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2 vừa được khởi công tại Quảng Trị, quy mô 568 căn hộ, tổng vốn 451 tỉ đồng, kỳ vọng tạo thêm nguồn cung nhà ở và thúc đẩy phát triển đô thị biển.
Quảng Trị: Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại xã Triệu Phong, quyết liệt tinh gọn bộ máy, thúc đẩy kinh tế

Quảng Trị: Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại xã Triệu Phong, quyết liệt tinh gọn bộ máy, thúc đẩy kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang yêu cầu xã Triệu Phong đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, tinh gọn bộ máy, chuẩn bị kỹ cho Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thái Nguyên: Nông nghiệp bứt phá nhờ chuyển đổi số và phát triển hữu cơ

Thái Nguyên: Nông nghiệp bứt phá nhờ chuyển đổi số và phát triển hữu cơ

Thái Nguyên đang thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số. Các cây trồng chủ lực như chè và cây ăn quả tăng giá trị nhờ đổi mới giống, áp dụng canh tác thông minh.