Thứ hai 21/10/2024 14:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc
Biến đổi khí hậu, chúng ta phải tư duy lại với rừng, tư duy về bảo vệ rừng

“Tư duy lại với rừng” để bảo vệ rừng, phát huy những giá trị đa dụng của rừng

21/10/2024 10:27
Trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi, chúng ta phải tư duy lại với rừng, tư duy về bảo vệ rừng, để phát huy hết những giá trị của rừng...
aa

“Đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi (bão số 3) thì chúng ta phải tư duy lại với rừng và bảo vệ rừng” - ý kiến của ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tại Hội nghị công bố Quyết định số 895 của Thủ tướng về Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt quy hoạch lâm nghiệp), do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 9/10, gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra khốc liệt trên toàn thế giới như hiện nay, mà cơn bão Yagi vừa qua tàn phá khốc liệt rừng ở Quảng Ninh, Hải Phòng và nhiều tỉnh phía Bắc, là một ví dụ đau đớn.

tư duy lại với rừng, biến đổi khí hậu, bảo vệ rừng 3
Rừng trồng ở Quảng Ninh xơ xác sau bão Yagi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Nhiều giá trị đa dụng của rừng

Sau bão Yagi, tại Quảng Ninh, khoảng 117.000 ha rừng gãy đổ đang dần khô héo sau bão Yagi, chiếm khoảng 30% diện tích rừng của tỉnh này, trong đó một nửa là rừng trồng, tạo thành 6 triệu tấn vật liệu rất dễ cháy trên địa bàn.

Quảng Ninh ước tính thiệt hại về lâm nghiệp hơn 6.400 tỷ đồng (chiếm 26% tổng thiệt hại do bão của địa phương), ảnh hưởng tới 22.000 hộ dân, gồm các hộ được giao đất, giao rừng và hộ được giao khoán trồng rừng.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, quy hoạch lâm nghiệp ẩn sau đó là những giá trị của con người, của cộng đồng, chứ không phải là bao nhiêu diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Cần có tư duy quản trị để thu hút đầu tư vào rừng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, rừng có rất nhiều giá trị đa dụng như lâm nghiệp với nông nghiệp, lâm nghiệp tái sinh, carbon, môi trường, du lịch, dược liệu dưới tán rừng... Thay vì chỉ bấu víu vào những cây gỗ dưới tán rừng thì các địa phương cần tư duy, linh hoạt làm sao để phát huy hết những giá trị đa dụng của rừng.

Ông Hoan đề nghị các địa phương sớm rà soát quy hoạch lâm nghiệp này để tích hợp vào quy hoạch kinh tế xã hội của tỉnh, với những cơ chế, chính sách cho phát triển lâm nghiệp. Cục Lâm nghiệp cũng nghiên cứu công nghệ trồng rừng để rừng có cấu trúc đa tầng, đa tán.

Ông cũng lưu ý các địa phương cần phải cân phân nhiều hơn khi quyết định chuyển đổi rừng để phát triển kinh tế xã hội. "Đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi, chúng ta phải tư duy lại với rừng, tư duy về bảo vệ rừng. Với thành tựu khoa học kỹ thuật thì chúng ta tiếp tục tư duy để gắn kết nền tảng khoa học công nghệ để lực lượng kiểm lâm, cơ quan bảo vệ rừng đỡ vất vả hơn nhưng quản lý, bảo vệ rừng vẫn hiệu quả" - ông Hoan nói.

Theo số liệu của Cục Lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp đặt mục tiêu duy trì tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có. Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020. Thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. Giai đoạn 2021 - 2025 thu khoảng 3.500 tỉ đồng/năm, giai đoạn 2026 - 2030 thu khoảng 4.000 tỉ đồng/năm.

Quy hoạch cũng đặt mục tiêu phải có diện tích đất rừng đặc dụng 2,45 triệu ha, đất rừng phòng hộ là 5,2 triệu ha và đất rừng sản xuất là 8,16 triệu ha. Diện tích đất có rừng khoảng 14,7 triệu ha.

Về phát triển dịch vụ môi trường rừng, sẽ tiếp tục thực hiện các loại dịch vụ môi trường rừng hiện có và nghiên cứu, mở rộng thêm các loại hình, đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng, như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và nuôi trồng thủy sản...

Diện tích rừng nguyên sinh còn nguyên của Việt Nam chỉ còn 0,25%

Dù độ che phủ rừng đạt tới 42% với 14,6 triệu ha đất có rừng vào năm 2019, nhưng rừng nguyên sinh ở Việt Nam còn nguyên chỉ có 0,25%. Đó là số liệu công bố của ông Oemar Idoe - Trưởng nhóm các dự án môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp về hội nhập kinh tế khu vực (Tổ chức hợp tác phát triển Đức GIZ) đưa ra tại hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 tổ chức tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đó là số liệu của năm 2020 thống kê được. Các nhà nghiên cứu đưa ra số liệu rất đáng lo ngại, mỗi năm trung bình nước ta mất khoảng 2.500 ha rừng. Như vậy 4 năm qua, Việt Nam mất thêm 10.000 ha rừng - con số gây sốc.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp năm 2020, toàn quốc có khoảng 4,64 triệu ha rừng phòng hộ, trong đó có 3,95 triệu ha rừng tự nhiên, 0,69 triệu ha rừng trồng. Tổng diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên giảm từ 4,3 triệu ha năm 2010 xuống còn 3,95 triệu ha năm 2019, và diện tích rừng phòng hộ là rừng trồng tăng nhẹ từ 0,61 triệu ha năm 2010 lên 0,69 triệu ha năm 2019.

So sánh rừng trồng và rừng tự nhiên, cho thấy độ che phủ bằng nhau nhưng chất lượng rừng không bằng một nửa so với trước đây, tất nhiên ảnh hưởng đến năng lực phòng hộ của rừng.

Với rừng già, mật độ cây ken đặc, rễ đan nhau dày đặc thì chất lượng phòng hộ rất cao, rừng giờ cây ít đi, cây to không có… nên vai trò bảo vệ của rừng bị suy giảm đi nhiều.

Mất rừng, lũ lụt, lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra ở ngay thượng nguồn chứ không phải hạ lưu. Thiên tai thảm khốc vừa xảy ra ở đầu nguồn các tỉnh Tây Bắc cho thấy nhận định này rất chính xác. Mới đây nhất, ngày 10/10, UBND tỉnh Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp về vết nứt xảy ra ở đỉnh đồi thôn 56B xã Đắc Pre, huyện Nam Giang, cho thấy mất rừng không chỉ gây ra lũ lụt mà còn là nguyên nhân gây sạt lở ngay ở thượng nguồn.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nếu đất trống, đồi trọc, chỉ có cỏ và cây bụi khi mưa xuống có tới 95% chảy tràn trên mặt, chỉ có 5% thấm một lớp mỏng vào đất. Lượng nước chảy tràn trên mặt gọi là lũ, như lũ ống, lũ quét… Điều này đã hiển hiện trong và sau bão Yagi (bão số 3) vừa qua, nhiều địa phương phía Bắc đã xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng, cướp đi nhiều mạng người. Có nhiều nguyên nhân gây nên những thảm họa đó nhưng nạn phá rừng là nguyên nhân chính, và dù có trồng rừng mới, độ che phủ và độ bền vững của đất rừng rất thấp.

Chúng ta đã, đang và sẽ còn trả giá cho tốc độ phá rừng tự nhiên như hiện nay.

tư duy lại với rừng, biến đổi khí hậu, bảo vệ rừng 2
Rừng bị tàn phá, rừng trồng chưa đủ sức để bảo vệ đất. Trong ảnh là lũ quét kinh hoàng xảy ra ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Các nghiên cứu về rừng cho thấy, nếu là rừng tự nhiên thì 90% nước rơi xuống không chảy tràn trên mặt nữa mà thấm sâu dưới đất. Nếu một cơn mưa bình thường kéo dài 1- 2 giờ với lượng mưa khoảng 100 mm thì không có nước chảy tràn trên mặt, hết cơn mưa là mặt đất không có nước mà thẩm thấu trở thành nước ngầm, không còn khả năng gây lũ ống, lũ quét. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, thà giữ 1 ha rừng tự nhiên còn hơn phát triển 5-10 ha rừng trồng.

Trong khi thế giới ra sức bảo vệ rừng tự nhiên thì chúng ta lại phá rừng tự nhiên để làm kinh tế. Rừng tự nhiên dù có nghèo kiệt thế nào chăng nữa thì về đa dạng sinh học cũng gấp nhiều lần rừng trồng. Diện tích rừng nguyên sinh của nước ta chỉ còn 0,25%, con số rất đáng lo ngại. Có những quốc gia chỉ có 30 - 35% rừng nhưng cực kỳ an toàn vì đã có quy hoạch gọi là lâm phận ổn định, vì họ quy hoạch chỗ nào cần có rừng, loại rừng gì để đảm bảo ổn định tự nhiên.

Mất rừng tự nhiên là mối lo ngại sinh thái môi trường rất lớn, rất khó hồi phục. Do vậy bất kỳ dự án kinh tế nào đụng đến rừng tự nhiên thì phải cân nhắc, đừng nghĩ đó là rừng nghèo, rừng kiệt, dù sao vẫn hơn rừng trồng mới.

Bài học từ dự án sân golf Đắk Đoa (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), do Tập đoàn FLC đầu tư còn đó. Dự án có quy mô 174,01ha, trong đó phải chuyển mục đích sử dụng 155,93ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án. Tỉnh đã bán đi gần 60.000 cây thông cho Tập đoàn FLC với giá 18,9 tỷ đồng. Tính ra mỗi cây chỉ có giá 300.000 đồng, rất rẻ so với giá thị trường ngày đó. Thực tế, khi di thực gần 2.300 cây thông để làm sân golf, chủ đầu tư đã làm chết hơn 2.000 cây được trồng từ năm 1976. Số còn lại cũng chết khô hoặc không thể phục hồi theo số phận của dự án. Dự án này đã làm 1 Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, 2 Phó Chủ tịch tỉnh bị cho “thôi chức” và rất nhiều cán bộ khác bị kỷ luật.

Theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước về việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 cho thấy, diện tích rừng giảm do chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác từ khi phát sinh việc trồng rừng thay thế đến 31/12/2022 là 34.346,95 ha. Hiện vẫn còn hơn 3.243 ha của 33 địa phương chưa được trồng rừng thay thế.

Vậy đó, và còn nhiều dự án tương tự, phá tan hoang rừng tự nhiên.

Phát triển thị trường carbon từ rừng

Rừng tự nhiên đã mất rồi, rất khó hồi phục. Các chuyên gia lâm nghiệp cho rằng, giải pháp chuyển đổi bao nhiêu m2 rừng thì trồng lại bấy nhiêu, về mặt lý thuyết là ổn, nhưng thực tế lại nảy sinh quá nhiều vấn đề. Hơn nữa, từ khi trồng đến lúc thành rừng cũng phải mất 50-70 năm.

Đó là lý do cần hết sức thận trọng khi chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất.

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Rừng tự nhiên tại Việt Nam bị suy giảm mạnh về chất lượng lẫn số lượng, đó là thực tại đáng báo động không thể phủ nhận.

Đứng trước những thách thức đó, Chính phủ, các cơ quan ban ngành và nhiều tổ chức môi trường, cá nhân tại Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phục hồi rừng. Nổi bật nhất phải nhắc đến đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh” giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

Theo kế hoạch, từ năm 2022-2025, cả nước trồng bình quân 204,5 triệu cây/năm, trong đó, cây xanh phân tán 142,5 triệu cây, tăng 1,8 lần so với năm 2020. Đề án 1 tỷ cây xanh (690 triệu cây phân tán ở đô thị và nông thôn, 310 triệu cây ở rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất…) chính là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường và kinh tế.

Với 180.000 ha rừng trồng tập trung trong đó có 150.000 ha rừng trồng sản xuất, ước tính tạo ra được khoảng 15 triệu m3 gỗ, củi phục vụ cho tiêu dùng và chế biến, ngoài ra với tổng diện tích 180.000 ha rừng tập trung được trồng mới, dự kiến sẽ hấp thụ khoảng 9 triệu tấn CO2 tương đương, tương ứng với giá trị 4,5 triệu USD.

Đó là hướng đi đúng trong điều kiện rừng tự nhiên bị mất nghiêm trọng như ở nước ta.

tư duy lại với rừng, biến đổi khí hậu, bảo vệ rừng 1
Việt Nam đã chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho Ngân hàng Thế giới. Ảnh: TTXVN.

Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu Việt Nam bán tín chỉ carbon từ rừng thì nguồn kinh tế này mang lại giá trị lớn hơn việc lấy rừng để làm việc khác. Nếu chúng ta không nhìn nhận lại chính sách thì việc lấy đất rừng làm kinh tế chỉ là trước mắt, còn về dài hạn là đang xâm lấn lợi ích của thế hệ sau, của tương lai và sẽ phải trả giá.

Đó cũng là cách tư duy lại về rừng ở thời đại xanh hóa cả nền công nghiệp lẫn nông nghiệp như xu hướng hiện nay.

Chứng chỉ carbon là một hướng có thể mang lại thu nhập. Giữ được rừng là góp phần ngăn chặn biến đổi khí hậu, bảo vệ những nguồn lợi về dài hạn, đó là sự đa dạng sinh học. Do đó cần tư duy lại về rừng, theo hướng phát triển kinh tế rừng thay vì phá rừng để làm kinh tế.

Tư duy lại với rừng và bảo vệ rừng - Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định như vậy và lưu ý các địa phương cần phải cân phân nhiều hơn khi quyết định chuyển đổi rừng để phát triển kinh tế xã hội, bởi đây là sự đánh đổi, có thể hôm nay thấy lời nhưng 5-10 năm sau phải "trả giá".

Bài liên quan
Tin bài khác
Phát triển năng lượng sạch - Xu thế tất yếu

Phát triển năng lượng sạch - Xu thế tất yếu

Với vị trí địa lý nằm trong vùng nhiệt đới và số giờ nắng dao động từ 1.400 đến 3.000 giờ mỗi năm, Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn để phát triển năng lượng sạch.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa mới ký Tờ trình, đề nghị Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Mục tiêu đến 2030 quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Mục tiêu đến 2030 quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Mục tiêu dài hạn mà Thủ tướng đặt ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD.
Đồng Nai mong muốn đưa tích xanh trách nhiệm vào hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa

Đồng Nai mong muốn đưa tích xanh trách nhiệm vào hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa

Các doanh nghiệp tại Đồng Nai hoàn toàn ủng hộ chương trình tích xanh trách nhiệm và mong muốn được triển khai sớm như một cam kết về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng.
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam điều chỉnh chiều dài và vị trí nhà ga

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam điều chỉnh chiều dài và vị trí nhà ga

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhằm giải quyết tình trạng quá tải hạ tầng giao thông Việt Nam, đã được Bộ Giao thông Vận tải công bố những cập nhật quan trọng.
Quận Tân Bình (TP. HCM): Gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo quận và doanh nghiệp

Quận Tân Bình (TP. HCM): Gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo quận và doanh nghiệp

Chiều 18/10, UBND quận Tân Bình cùng Chi cục Thuế quận tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo quận và doanh nghiệp; tuyên dương doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu.
Tạo đột phá, tăng kết nối để du lịch Hà Nam “cất cánh”

Tạo đột phá, tăng kết nối để du lịch Hà Nam “cất cánh”

Du lịch Hà Nam có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, cũng như hệ thống các khu du lịch sinh thái và tâm linh độc đáo.
Chuyển dịch cơ cấu cho ngành công nghiệp ở Phú Thọ

Chuyển dịch cơ cấu cho ngành công nghiệp ở Phú Thọ

Bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống, tỉnh Phú Thọ đang khuyến khích phát triển một số ngành công nghiệp mới, tạo động lực tăng trưởng mới.
Những lý do khiến Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Những lý do khiến Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Các chuyên gia từ Standard Chartered nhận định rằng, động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam rất mạnh mẽ, với nhiều lĩnh vực đang cải thiện, như xuất nhập khẩu...
Bình Dương tiếp cận khoản vay gần 317 triệu USD để nâng cấp hạ tầng đô thị

Bình Dương tiếp cận khoản vay gần 317 triệu USD để nâng cấp hạ tầng đô thị

Dự án nâng cấp hạ tầng đô thị sẽ giúp Bình Dương đối phó tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu, phù hợp với chiến lược dài hạn của ADB về tăng trưởng xanh.
Bộ Công Thương cảnh báo giá điện năm 2030 có thể tăng vọt

Bộ Công Thương cảnh báo giá điện năm 2030 có thể tăng vọt

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, đến năm 2030, tổng công suất điện phải đạt gấp gần 2 lần so với công suất toàn hệ thống hiện nay.
Hà Tĩnh khen thưởng huyện đạt Nông thôn mới 10 tỷ đồng

Hà Tĩnh khen thưởng huyện đạt Nông thôn mới 10 tỷ đồng

Sau gần 14 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 9/10 huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Vĩnh Phúc dồn lực tập trung đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Vĩnh Phúc dồn lực tập trung đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Vĩnh Phúc, tỉnh có tiềm năng du lịch lớn tại miền Bắc Việt Nam, đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng với tổng vốn 2.193 tỷ đồng, chiếm 93,1% ngân sách dành cho du lịch.
Tập đoàn Hàn Quốc muốn làm mô hình công nghệ cao "thung lũng Pangyo" tại Long An

Tập đoàn Hàn Quốc muốn làm mô hình công nghệ cao "thung lũng Pangyo" tại Long An

Đánh giá vị thế và tiềm năng của Long An, Tập đoàn STS đề xuất sẽ xây dựng một khu phức hợp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo tiêu biểu theo mô hình "Thung lũng Pangyo", khu công nghệ nổi tiếng của Hàn Quốc.
Bình Dương sẽ sớm có cơ chế hỗ trợ dự án đầu tư nhà ở xã hội

Bình Dương sẽ sớm có cơ chế hỗ trợ dự án đầu tư nhà ở xã hội

Tỉnh Bình Dương sẽ kích thích thị trường và khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.