Thứ ba 01/04/2025 07:41
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

TS. Vũ Tiến Lộc: Hàn Quốc sẽ cùng với Việt Nam xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

18/10/2022 11:26
Đây cũng là mong muốn được TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc bày tỏ tại “Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2022” (VIKOEF 2

Toàn cảnh diễn đàn

Toàn cảnh Diễn đàn sáng ngày 18/10.

Sáng ngày 18/10, tại Hà Nội, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc), Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) tổ chức “Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2022” (VIKOEF 2022), chủ đề “Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 2022: Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo”.

Đây là diễn đàn được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945-15/8/2022), đồng thời đánh dấu sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc: kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nâng cấp quan hệ hai quốc gia lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.

TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc
TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ tại Diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ: "Hàn Quốc là đối tác chiến lược và sẽ là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. 59 tỉnh thành phố ở Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại trực tiếp với Hàn Quốc. Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1, là đối tác viện trợ phát triển, là thị trường du lịch, hợp tác lao động đứng thứ 2, là thị trường xuất khẩu thứ 3. Gần 200 ngàn người Hàn Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam và cũng ngần ấy người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc, trong đó, có các gia đình đa văn hóa Việt Hàn đã cho thấy mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, thuỷ chung giữa hai nước chúng ta. Các mối quan hệ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thể thao… cũng rất sôi động".

Trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, quan hệ kinh tế thương mại giữ vị trí trung tâm. Ông Lộc nhận định, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Hàn không chỉ lớn về quy mô mà còn có thể tính ra bằng số công ăn việc làm hay là đóng góp cho tăng trưởng, mà còn lớn hơn ở những giá trị vô hình, những giá trị văn hóa, công nghệ và mô hình phát triển và điều hành nền kinh tế mà chúng ta có thể học tập, chia sẻ với nhau.

"Kì tích trong quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc trong những năm 60 – 70 - 80 của thế kỷ trước và quá trình chuyển sang nền kinh tế hiện đại hàng đầu trên thế giới hiện nay, là những bài học tham khảo rất quý giá cho quá trình công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong những năm sắp tới", ông Lộc chia sẻ.

Với sự tương đồng về văn hóa, với tinh thần khởi nghiệp cháy bỏng và với một cơ cấu kinh tế có khả năng bổ sung và tương tác với nhau, ông Lộc hi vọng quan hệ hợp tác Việt Hàn sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới vì lợi ích của cả 2 bên.

Gần 4 thập kỷ đã qua kể từ khi đổi mới, theo ông Lộc, Việt Nam đã kể cho nhân loại một câu chuyện về một hành trình công nghiệp hóa và công cuộc thoát nghèo vĩ đại, đưa được hàng chục triệu đồng bào ta thoát khỏi đói nghèo, chuyển dịch được lao động từ khu vực nông nghiệp năng suất thấp sang khu vực công nghiệp dịch vụ với năng suất cao hơn, thu nhập và đời sống được cải thiện hơn. "Từ một đất nước nghèo đói, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Và bây giờ chúng ta lại đứng trước một thách thức mới thậm chí còn cam go và khó khăn hơn là phải chuyển đổi được mô hình tăng trưởng, đưa một nền kinh tế phát triển theo chiểu rộng , thâm dụng tài nguyên và lao động sang đổi mới sáng tạo, để vượt được khỏi bẫy thu nhập trung bình, gia nhập được câu lạc bộ quốc gia phát triển, thực hiện được khát vọng hùng cường", ông Lộc chia sẻ.

Những điều gì mà Hàn Quốc làm được trong công cuộc phát triển kinh tế tạo ra kỳ tích sông Hàn từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước và tiếp tục tiên phong trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay là những bài học quý giá cho Việt Nam. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, TS.Vũ Tiến Lộc đã nêu ra 2 điều cơ bản mà Việt Nam có thể học hỏi:

Một là, phải xây dựng được một thể chế vững mạnh trong đó Nhà nước giữ vai trò kiến tạo.

Hai là, phải có được một cộng đồng doanh nhân có khát vọng khởi nghiệp, sáng tạo và có tinh thần dũng cảm của những chiến binh. Hàn Quốc đã thành công trong việc xây dựng một hệ sinh thái phát triển như vậy và Hàn Quốc đang chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam .

Việt Nam đang cùng một lúc phải thực hiện hành trình kép vừa tiếp tục quá trình công nghiệp hóa đất nước hình thành những ngành công nghiệp cơ bản của một nền kinh tế để bảo đảm tính tự chủ, tự cường, lại vừa đi tắt, đón đầu hướng tới một cơ cấu kinh tế tri thức sáng tạo hơn, bắt kịp những xu thế hàng đầu của nhân loại như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đề cao trách nhiệm xã hội. Theo ông Lộc, Việt Nam cần phải xây dựng một nền kinh tế không chỉ thông minh hơn, hiệu quả hơn mà còn phải nhân văn hơn, thân thiện với môi trường và hòa giải được với thiên nhiên. Dư địa cho sự hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam trên hành trình này là vô cùng lớn.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc đã đến Việt Nam và chọn Việt Nam là quê hương thứ 2 của họ và Việt Nam đã trở thành một mắt xích không thể thiếu được trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà các Doanh nghiệp Hàn Quốc đang dẫn dắt. Nhưng, những công đoạn mà Việt Nam đang tham gia, nhìn chung, mới chỉ là những mắt xích sử dụng lao động giản đơn.

TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá: "Việt Nam ghi dấu trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng cho đến thời điểm này, vẫn chỉ là 'công xưởng lắp ráp gia công'. Nếu dừng lại ở định vị như vậy thì Việt Nam sẽ không bao giờ thoát khỏi được bẫy thu nhập trung bình. Đó là một thực tế nghiệt ngã. Chúng ta mong muốn bắt đầu một giai đoạn mới trong hợp tác đầu tư với nước ngoài đúng theo nghĩa của từ này chứ không chỉ là thu hút hay tiếp nhận đầu tư bằng mọi giá. Hàn Quốc đã đi đầu trong làn sóng đầu tư thứ nhất vào Việt Nam để biến Việt Nam thành 'công xưởng' và bây giờ chúng ta hy vọng Hàn Quốc sẽ đi đầu trong làn sóng thứ 2 cùng với Việt Nam xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở đất nước này".

Ông cũng kiến nghị doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước tiếp nhận chuyển giao và trưởng thành về công nghệ và phải cộng sinh được với những Tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc để có thể tham gia vào những phân khúc có giá trị gia tăng lớn hơn của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhìn vào lịch sử phát triển của Hàn Quốc, ông Lộc chỉ ra rằng: "Trong những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, doanh nghiệp đầu tư vào Hàn Quốc là Nhật Bản là các nước phương tây. Doạnh nghiệp Hàn Quốc rất nhỏ và sơ khai nhưng đã nỗ lực học tập và hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, với tinh thần khởi nghiệp của các doanh nhân và sự định hướng và yểm trợ của Nhà nước kiến tạo, nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển thần kỳ, các chủ doanh nghiệp dân tộc đã vượt lên, làm chủ công nghệ, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế toàn cầu".

"Và muốn làm được điều này, thì cần chuẩn bị những nền tảng mới: thể chế phải thúc đẩy và bảo đảm không gian an toàn cho những nỗ lực đổi mới sáng tạo. Nguồn nhân lực phải nâng cấp để chúng ta có được một thế hệ người lao động có tay nghề, có khả năng thực nghiệm, thực hành. Ngành công nghiệp hỗ trợ của chúng ta phải phát triển và các doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng ta phải vươn tới các chuẩn mực quốc tế để kết nối được với doanh nghiệp FDI. Và cơ sở hạ tầng cho kinh tế số, kinh tế xanh phải được quan tâm đột phá", ông Lộc chia sẻ.

Tại Diễn đàn ngày hôm nay, ông Lộc bày tỏ mong muốn rằng Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của cả thế giới, nhưng kinh nghiệm của Hàn Quốc với “kỳ tích sông Hàn” có lẽ sẽ là mô hình tương đối phù hợp với khát vọng kỳ tích sông Hồng của Việt Nam. Ông hi vọng thông qua chương trình hợp tác của Trung tâm hợp tác Kinh tế Văn hóa Việt - Hàn, Hội hữu nghĩ Việt Nam - Hàn Quốc, Hội hữu nghị Hàn Quốc – Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia, Trường Đại học Tổng hợp Pusan, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và các đối tác, chúng ta sẽ góp một phần quan trọng trong việc xây dựng và hiện thực hóa được các chương trình hợp tác có hiệu quả theo hướng đó.

Bảo Trinh - Hồng Ngọc

Bài liên quan
Tin bài khác
Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành, phân khu xây dựng 1/2000, Khu công nghiệp Phước An có tổng diện tích đất khoảng 330 ha.
Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng là công cụ quan trọng điều tiết thị trường bất động sản, ngăn bong bóng và đảm bảo ổn định kinh tế, như các quốc gia đã thành công áp dụng.
Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng triển khai giải pháp tháo gỡ các dự án nghìn tỷ dở dang, chống lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn từ nguồn cung hạn chế và yêu cầu khắt khe về mặt bằng.
Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội đang trở thành động lực quan trọng phát triển thị trường bất động sản trong năm 2025, khi phân khúc nhà ở bình dân thiếu trầm trọng.
Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Cùng với việc chính sách tín dụng nới lỏng, bất động sản đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nhưng liệu đây là cơ hội thật hay chỉ là những cơn sóng đầu cơ ảo?
TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

Dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài đã khởi công với vốn đầu tư 1.143 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2027, dự án hứa hẹn tăng cường giao thông và thu hút đầu tư cho TP. Huế.
Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng đẩy nhanh tiến độ, kỳ vọng hoàn thành vào tháng 9/2025 để đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.
Cẩn trọng với cơn sốt đất từ thông tin sáp nhập tỉnh thành

Cẩn trọng với cơn sốt đất từ thông tin sáp nhập tỉnh thành

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh, thành khiến giá đất tăng mạnh, nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo các nhà đầu tư nên cẩn trọng với nguy cơ bong bóng giá đất.
Chung cư cũ Hà Nội sẽ được nâng chiều cao tối đa 40 tầng

Chung cư cũ Hà Nội sẽ được nâng chiều cao tối đa 40 tầng

TP. Hà Nội đồng ý nâng chiều cao tối đa 40 tầng cho các khu tập thể cũ nhằm cải thiện hạ tầng và thu hút đầu tư, không gia tăng mật độ dân cư.
KCN Tân Đức: Điểm sáng công nghiệp mới của Nam Bình Thuận

KCN Tân Đức: Điểm sáng công nghiệp mới của Nam Bình Thuận

Dự kiến khánh thành giai đoạn 1 vào tháng 4/2025, Khu công nghiệp (KCN) Tân Đức hứa hẹn mang lại làn gió mới cho nền kinh tế khu vực Nam Bình Thuận.
Hoàn thiện bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức: Đòn bẩy nâng tầm bất động sản Hà Nam

Hoàn thiện bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức: Đòn bẩy nâng tầm bất động sản Hà Nam

Thị trường địa ốc giàu tiềm năng phía Nam Hà Nội đang đứng trước cơ hội bứt phá ngoạn mục với cú hích hoàn thiện, đưa vào vận hành hàng loạt dự án hạ tầng xã hội như 2 bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức (cơ sở 2) cùng các đại dự án giao thông sắp cán đích.
Tín dụng ưu đãi và nhà ở xã hội: Giải pháp căn cơ cho người trẻ?

Tín dụng ưu đãi và nhà ở xã hội: Giải pháp căn cơ cho người trẻ?

Nhằm hỗ trợ người dưới 35 tuổi có cơ hội sở hữu nhà ở, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị 05 với trọng tâm là triển khai gói tín dụng ưu đãi. Chính sách này không chỉ mang lại cơ hội cho người trẻ hiện thực hóa ước mơ an cư mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và hệ thống tài chính.
Yêu cầu nghiên cứu nâng cấp cao tốc đoạn Yên Bái - Lào Cai

Yêu cầu nghiên cứu nâng cấp cao tốc đoạn Yên Bái - Lào Cai

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng cao tốc đoạn Yên Bái - Lào Cai để đáp ứng nhu cầu vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.
Bộ Xây dựng dừng triển khai nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư 8 dự án quốc lộ

Bộ Xây dựng dừng triển khai nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư 8 dự án quốc lộ

Việc Bộ Xây dựng tạm dừng triển khai nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với 8 dự án quốc lộ lần này phản ánh sự thay đổi trong cơ chế quản lý hạ tầng giao thông.