Thứ sáu 25/04/2025 10:28
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam: "Chủ động, linh hoạt là từ khóa đặc biệt đối với ngành Tài chính"

11/09/2022 23:55
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam đánh giá cao chính sách tài khóa của ngành Tài chính đã kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam.

Theo ông Bình, trong 3 năm đại dịch vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước thăng trầm, đặc biệt, nền kinh tế đã chịu những cú sốc, những tác động chưa có tiền lệ. Trong bối cảnh đó, chính sách của ngành Tài chính là một trong những trụ cột rất quan trọng giúp cho nền kinh tế có thể chống chọi được với những khó khăn khác nhau, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

Trong năm đầu tiên, đại dịch gây khó khăn nhất định, tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Thời điểm đó, chính sách tài khóa vẫn ở mức độ hỗ trợ DN. Nhưng đến năm 2021, các nền kinh tế gặp khó khăn lớn hơn, DN gặp nhiều khó khăn hơn, lúc đó chính sách tài khóa đã được linh hoạt thực hiện theo hình thức hỗ trợ cho DN, hỗ trợ cho nền kinh tế, hỗ trợ cho quá trình để DN có thể phát triển được trong bối cảnh rất khó khăn. Đến năm 2022, mặc dù kinh tế có những dấu hiệu phục hồi, nhưng lại có những khó khăn khác với sự đứt gãy chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát lớn hơn rất nhiều... Sự linh hoạt của chính sách tài khóa một lần nữa lại được điều chỉnh để hỗ trợ đặc biệt cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm chế lạm phát. Biện pháp mà ngành Tài chính sử dụng cũng đã linh hoạt hơn để vừa đảm bảo được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo mục tiêu phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo xử lý được mối quan ngại rất lớn của Chính phủ, của cộng đồng DN, các chuyên gia, những nhà hoạch định chính sách, đó là vấn đề lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng.

Chính sách tài khóa của ngành Tài chính trong những năm vừa qua đã khéo léo, biến chuyển linh hoạt, phù hợp với tình hình, bối cảnh của nền kinh tế trên nền tảng vừa đảm bảo được mục tiêu hỗ trợ, vừa đảm bảo được an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế mà ngành Tài chính phải chịu trách nhiệm. Như vậy, có thể khẳng định, tính thực tiễn của chính sách tài khóa là rất cao.

Hàng loạt chính sách giãn, miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã có tác động tới người dân, DN nói riêng và tới sự phục hồi, phát triển kinh tế xã hội nói chung theo cách khác nhau. Ví dụ như năm 2021, chính sách giãn, miễn giảm thuế, phí... có tính chất hỗ trợ rất lớn cho DN và đó là lợi ích lớn nhất. Bên cạnh phần miễn, giảm, thì phần hoãn, giãn nộp thuế là sự hỗ trợ rất lớn về thanh khoản cho DN. Đây là điều DN đánh giá rất cao và cách thức thực hiện thời điểm đó đã được đánh giá là nhanh nhất. Thời điểm đó, do gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường nên nhiều DN bị hụt thu. Trong bối cảnh đó, việc giãn nộp thuế đã giúp cải thiện thanh khoản cho DN.

Bước sang năm 2022, các chính sách vẫn được tiếp tục, cùng với đó là biện pháp giảm thuế GTGT. Thời gian đầu, có rất nhiều băn khoăn về khả năng thực hiện, tính hiệu quả của chính sách, nhưng thực tế đã chứng minh, khi đã có quyết tâm, có chính sách đúng thì việc thực hiện với một tâm thế vì DN, vì nền kinh tế và với quyết tâm rất lớn của ngành Tài chính cũng như nhiều bộ, ngành khác có liên quan, chính sách đó đã được thực hiện. Sau một số khó khăn ban đầu, chính sách này đã được triển khai tương đối tốt cho đến thời điểm hiện tại, và đây là một biện pháp hỗ trợ không chỉ cho DN mà cho nền kinh tế nói chung ở rất nhiều góc độ.

"Có thể nói, đây là một mũi tên trúng nhiều đích trong bối cảnh năm 2022. Với mức giảm này, ngành Tài chính và NSNN hy sinh một khoản thu, nhưng việc hỗ trợ, kích thích các DN sản xuất ở tốc độ cao hơn. Với chi phí GTGT của một số ngành có mức độ thấp hơn thì nó còn có mục đích khác nữa là kích thích tiêu dùng, giám áp lực lạm phát. Đây là điều rất cần cho nền kinh tế", ông Bình nhấn mạnh.

Vai trò của Bộ Tài chính để cân đối hài hòa trong thực hiện các nhiệm vụ quan trọng này, theo ông Bình, kim chỉ nam lớn nhất trước hết là ổn định kinh tế vĩ mô, đây là nền tảng, là mục tiêu quan trọng nhất trong mọi trường hợp. Từ ổn định kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ phải xác định được những nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ như những quy định pháp luật phải tuân thủ, kỷ luật tài chính phải được đảm bảo trong mọi trường hợp.

Trong nhiều trường hợp, chính sách có thể sẽ không đáp ứng được mọi nguyện vọng, mong muốn của DN, người dân, nhưng kỷ luật tài chính sẽ giúp cho nền kinh tế được ổn định và trong trung hạn DN sẽ là đối tượng được hưởng lợi. Như vậy, chúng ta phải cân đối, đảm bảo được các nguyên tắc mà ngành Tài chính phải duy trì, ví dụ như đảm bảo tỷ lệ thu chi ngân sách, thâm hụt ngân sách trong mức độ cho phép. Trên cơ sở các nguyên tắc này, ngành Tài chính có thể linh hoạt, chủ động cân đối ngân sách, xây dựng các chương trình hỗ trợ cho DN trên cơ sở phù hợp với vai trò của Nhà nước và nguyên tắc của thị trường, không làm xói mòn nguyên tắc thị trường.

Bên cạnh đó, những biện pháp hỗ trợ, cách thức hỗ trợ cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không thể trợ cấp một cách tràn lan. Việc miễn, giảm thuế phí cũng phải đảm bảo nguyên tắc để không tạo ra cơ chế phi thị trường như cơ chế xin cho. Những nguyên tắc đó sẽ giúp cho hoạt động của Bộ Tài chính minh bạch rõ ràng hơn.

Ông Bình cũng khuyến nghị tới Bộ Tài chính trong việc tham mưu xây dựng cũng như thực thi các chính sách tài khóa để các chính sách này ngày càng phát huy hiệu quả như Bộ Tài chính sẽ vẫn cần tiếp tục tính linh hoạt, chủ động như thời gian vừa qua. Chủ động, linh hoạt là một từ khóa đặc biệt đối với ngành Tài chính. Tình hình thay đổi rất nhanh, đơn cử như thách thức của năm 2202 khác hẳn so với thách thức của năm 2021 và điều đó bắt buộc các cán bộ công chức ngành Tài chính nói chung phải bám sát, nắm bắt được tình hình thực tiễn, bám sát được những mong muốn, nhu cầu của DN và người dân và có những chính sách kịp thời, phù hợp. Quan trọng hơn nữa, những chính sách của ngành Tài chính sẽ cần phải nâng cao tính dự báo. Chính sách của ngành Tài chính sẽ có tác động rất sâu rộng đối với lượng lớn người dân với tư cách là người tiêu dùng, người nộp thuế, đồng thời có ảnh hưởng nhiều hơn tới DN so với các ngành khác. Do đó, trước hết, tính dự báo trong những chính sách của Bộ Tài chính cần phải được nâng lên và có những kịch bản khác nhau trong công tác điều hành một cách phù hợp.

Đồng thời, tính chủ động trong việc thực hiện những dự báo này cũng cần phải được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa. Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách cần có tính toàn diện hơn nữa trong tất cả những lĩnh vực mà ngành Tài chính phải chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, việc phối hợp trong xây dựng chính sách của ngành Tài chính cần tiếp tục phải đặt trong bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế, ví dụ chính sách tài khóa nên đặt trong bối cảnh chính sách tiền tệ, chính sách lưu thông hàng hóa như thế nào, cần phối hợp với chính sách tiền tệ một cách hài hòa sẽ giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. Trong thời gian qua, rõ ràng chính sách tài chính đã chia lửa rất nhiều so với chính sách tiền tệ, đặc biệt trong năm 2022.

Hải Anh t/h

Bài liên quan
Tin bài khác
Tại sao vàng vẫn tiếp tục là lựa chọn đầu tư thông minh?

Tại sao vàng vẫn tiếp tục là lựa chọn đầu tư thông minh?

Vàng vẫn giữ vững vai trò là một trong những lựa chọn thông minh nhất trong danh mục đầu tư cá nhân. Từ tính thanh khoản, sự ổn định, chi phí thấp đến khả năng bảo vệ tài sản, vàng xứng đáng là điểm tựa vững chắc cho những nhà đầu tư thận trọng trong mọi giai đoạn của chu kỳ tài chính.
Startup Neuralink của Elon Musk đạt định giá 8,5 tỷ USD

Startup Neuralink của Elon Musk đạt định giá 8,5 tỷ USD

Trước đó, vào năm 2023, giá trị của Neuralink do ông Elon Musk điều hành được ước tính khoảng 5 tỷ USD, dựa trên các giao dịch cổ phiếu riêng tư mà Reuters tiếp cận được.
Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc

Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc

Sáng 24/4/2025, Tập đoàn Xuân Thiện chính thức khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ tại Hòa Bình, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp xanh, bền vững tại cửa ngõ Thủ đô.
Highlands Coffee khởi động lại kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán

Highlands Coffee khởi động lại kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán

Highland Coffee - Chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam khởi động lại kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán đã bị trì hoãn từ năm 2016.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc rút khỏi Mỹ khi thuế quan “bào mòn” lợi nhuận

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc rút khỏi Mỹ khi thuế quan “bào mòn” lợi nhuận

Mức thuế quan cao kỷ lục đang khiến nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc ngừng vận chuyển hàng hóa sang Mỹ, chuyển hướng sang thị trường mới như Trung Đông, Đông Nam Á để tránh lỗ và duy trì dòng tiền.
Tổng vốn đầu tư vào startup AI Việt đạt 80 triệu USD

Tổng vốn đầu tư vào startup AI Việt đạt 80 triệu USD

Không chỉ tăng trưởng vượt bậc về dòng tiền, Việt Nam còn vươn lên vị trí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng startup AI, chỉ sau Singapore.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia mạnh tay với bán hàng đa cấp: Quảng cáo và sản phẩm bị kiểm tra toàn diện

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia mạnh tay với bán hàng đa cấp: Quảng cáo và sản phẩm bị kiểm tra toàn diện

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát toàn bộ hoạt động công bố và quảng cáo sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.
Từ "trái vàng" tỷ đô đến "nỗi sầu" nội địa: Sầu riêng đang trượt dốc đến đâu?

Từ "trái vàng" tỷ đô đến "nỗi sầu" nội địa: Sầu riêng đang trượt dốc đến đâu?

Từ “trái vàng” tỷ đô, sầu riêng đang đối mặt nguy cơ trở thành “nỗi sầu chung” của cả ngành nếu những rào cản về kiểm định, thị trường và năng lực xuất khẩu không được tháo gỡ kịp thời.
Đa dạng hóa thị trường – Giải pháp sống còn cho xuất khẩu Việt Nam

Đa dạng hóa thị trường – Giải pháp sống còn cho xuất khẩu Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động mạnh mẽ, các chuyên gia cảnh báo rằng để hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phát triển bền vững và tránh rủi ro, doanh nghiệp cần quán triệt nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp Việt không chỉ khẳng định vị thế mà còn tạo ra sức cạnh tranh bền vững và lâu dài trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang ngày càng khốc liệt.
Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký kết loạt nghị định thư xuất khẩu chính ngạch cho ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt tại thị trường tỷ dân mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về tư duy sản xuất, chế biến và hội nhập của ngành nông nghiệp.
Vinaconex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, chia cổ tức 16% năm 2025

Vinaconex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, chia cổ tức 16% năm 2025

Vinaconex (VCG) đặt mục tiêu doanh thu 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.200 tỷ đồng trong năm 2025, đồng thời chia cổ tức tổng tỷ lệ 16% cho cổ đông.​
Đầu tư và chiến lược tài chính thời kỳ thế giới ở điểm "uốn cong"

Đầu tư và chiến lược tài chính thời kỳ thế giới ở điểm "uốn cong"

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và đứng trước hàng loạt thách thức mới, chuyên gia tài chính Christian E. Urbina – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Prosperitus Wealth Advisors – cho rằng đây chính là “điểm uốn” của thời đại, nơi mà những lựa chọn hôm nay sẽ định hình tương lai dài hạn cho cả nền kinh tế lẫn từng cá nhân.
Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Netflix – gã khổng lồ trong lĩnh vực phát trực tuyến – tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025, nhờ vào hai nguồn doanh thu then chốt: quảng cáo và thu phí thuê bao.
Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung leo thang, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc đang “nín thở” tìm cách xoay xở giữa vòng vây thuế quan tăng vọt và nỗi lo mất khách hàng.