Thứ ba 01/04/2025 22:10
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

TS. Hán Minh Cường: Công nghiệp xanh giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải và ô nhiễm môi trường

15/12/2023 14:30
TS. Hán Minh Cường, Công ty CP Tập đoàn SGroup Việt Nam cho rằng, xây dựng khu công nghiệp (KCN) xanh sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu khí thải và ô nhiễm môi trường.
Ảnh minh họa
TS. Hán Minh Cường, Công ty CP Tập đoàn SGroup Việt Nam.

Khu công nghiệp xanh, thông minh

Trao đổi với PV Tạp chí Doanh nghiệp & Hội Nhập bên lề buổi Hội thảo “Phát triển khu công nghiệp xanh ở Việt Nam hướng tới trung hòa các - bon”, TS. Hán Minh Cường, Công ty CP Tập đoàn SGroup Việt Nam khẳng định, khu công nghiệp xanh, thông minh là các khu công nghiệp ứng dụng các công nghệ hiện đại để tối ưu hoá sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo ông Cường, các KCN xanh, thông minh ứng dụng các công nghệ tiên tiến như IoT, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, quản lý thông minh và tự động hoá để tăng cường hiệu suất sản xuất, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm thiểu khí thải và ô nhiễm môi trường.

Ông cho biết, mục tiêu của KCN xanh, thông minh là tạo ra môi trường làm việc an toàn, hiệu quả và bền vững, đồng thời giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao.

Ông Cường nhìn nhận, những bất cập trong quy hoạch khu công nghiệp theo định hướng xanh, thông minh hiện nay gồm: Thứ nhất, hệ thống pháp luật liên quan đến khu công nghiệp xanh, sinh thái, thông minh vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ.

Thứ hai, dự báo không tốt, thu hút đầu tư chưa tốt, tỷ lệ lấp đầy thấp, lãng phí quỹ đất phát triển.

Thứ ba, thiếu cập nhật, chưa theo sát xu thế phát triển của thế giới.

Thứ tư, chưa lồng ghép được các mục tiêu phát triển chiến lược của thế giới cũng như của quốc gia trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Thứ năm, chưa thấy được tầm quan trọng của việc phát triển các khu công nghiệp xanh, thông minh để thu hút đầu tư và Chưa có một hệ thống thu thập, đo lường, phân tích và quản lý cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh.

Trong đó, TS. Hán Minh Cường cho rằng, với xu thế phát triển chung như, xu thế về môi trường gồm: Net Zero Carbon, xử lý và tái chế chất thải, năng lượng, xu thế về công nghệ, Internet vạn vật (IoT), Robotics, công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo AI, an ninh mạng, xu thế kinh tế, sự chuyển dịch dòng vốn FDI và sự tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu.

Cũng theo ông Cường, các vấn đề như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, xu thế xã hội, nhu cầu về nhà ở xã hội hay nhu cầu về môi trường sống an toàn, hiện đại, nhu cầu tương tác, giao tiếp giữa các bên liên quan tạo ra những giá trị lớn đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Một số giải pháp định hướng quy hoạch khu công nghiệp, xanh thông minh

TS.Hán Minh Cường đã nêu ra một số giải pháp định hướng quy hoạch khu công nghiệp, xanh thông minh như sau:

Giải pháp về chính sách và pháp lý

Nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn, khung tiêu chuẩn và các bộ tiêu chí đối với các khu công nghiệp sinh thái, xanh, thông minh làm cơ sở cho việc thành lập, xây dựng và quản lý các dạng KCN này.

Ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi cho KCN xanh, thông minh; cắt giảm các thủ tục hành chính trong việc thành lập và chứng nhận cho các KCN dạng này. Bổ sung chính sách ưu đãi về tài chính như miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, ưu tiên vay vốn tín dụng; cung cấp các khoản đầu tư, hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường…qua đó khuyến khích doanh nghiệp phát triển hoặc chuyển đổi KCN theo hướng xanh, sinh thái. Đồng thời, xem xét áp dụng một số ưu đãi riêng cho những đơn vị phát triển hoặc chuyển đổi khu công nghiệp thành công.

Xây dựng các quy hoạch có tầm nhìn dài hạn

Xác định các mục tiêu quy hoạch được tính toán dự báo chính xác, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Các nghiên cứu tiền khả thi ban đầu khi thực hiện phát triển một khu công nghiệp xanh, thông minh cần được xem xét ở tất cả các khía cạnh bao gồm: vị trí và sự phù hợp cho việc phát triển; các yếu tố hạ tầng kỹ thuật trong khu vực và liên vùng; nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm xanh; các tiến bộ và xu hướng của khoa học công nghệ; hành lang pháp lý và các chính sách khuyến khích… Bên cạnh đó là đánh giá các thách thức và rủi ro tiềm ẩn đối với môi trường, với cộng đồng địa phương…

Giải pháp trong thiết kế ý tưởng quy hoạch

Các giải pháp thiết kế trong quy hoạch nhằm xây dựng KCN xanh, thông minh cần hướng đến các mục tiêu, tiêu chí của KCN. Một số giải pháp thiết kế có thể áp dụng:

Thiết kế các KCN xanh với quan điểm thiết kế không cứng nhắc, áp đặt, đưa ra các giải pháp thiết kế linh hoạt, phù hợp với điều kiện địa phương, tận dụng được những ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng;

Thiết kế hạ tầng giao thông ứng dụng các công nghệ và vật liệu mới, vật liệu tái chế như tro xỉ, bê tông tái chế, nhựa tái chế.. vừa đáp ứng các yêu cầu về tuổi thọ, độ bền của đường giao thông đồng thời đáp ứng các yêu cầu về công trình xanh, bảo vệ môi trường;

Sử dụng các mô hình dự báo, mô hình tính toán thuỷ văn để thiết kế quy hoạch hệ thống thoát nước mặt và áp dụng vào để quản lý theo thời gian thực khi đưa KCN vào vận hành khai thác; ứng dụng các vật liệu thoát nước mới thân thiện và bảo vệ môi trường;

Thiết kế hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông ứng yêu cầu của KCN thông minh ngay trong giai đoạn quy hoạch, bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng mạng, giải pháp về an toàn thông tin.

Giải pháp xử lý và tái chế nước và chất thải

Đề xuất các giải pháp thu gom, xử lý và tái chế nước, chất thải trong KCN ngay từ giai đoạn lập quy hoạch. Các hệ thống xử lý nước thông minh giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn nước và giảm lượng nước thải. Công nghệ tiên tiến như xử lý nước tái sử dụng và hệ thống kiểm soát tự động sẽ đảm bảo nước được tái chế và sử dụng một cách hiệu quả. Tương tự như vậy, tích hợp các quy trình, giải pháp tái chế chất thải vào quy hoạch rất quan trọng để giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Công nghệ tái chế hiện đại sẽ giúp giảm lượng chất thải không phân hủy và tạo ra nguồn nguyên liệu tái chế

Giải pháp quy hoạch sử dụng năng lượng trong KCN

Quy hoạch sử dụng năng lượng trong KCN xanh, thông minh tập trung vào việc đầu tư và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và điện khí. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải carbon mà còn giảm chi phí hoạt động do sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Áp dụng các hệ thống quản lý năng lượng thông minh giúp theo dõi và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất. Công nghệ IoT (Internet of Things) và trí tuệ nhân tạo có thể giúp dự đoán và điều chỉnh tiêu thụ năng lượng theo thời gian thực, tăng cường hiệu suất và giảm lượng năng lượng tiêu thụ không cần thiết

Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu liên thông về KCN

Quá trình quy hoạch cần có những dự báo, tính toán cho hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông trong KCN.

Cơ sở dữ liệu của KCN cũng cần được số hoá ngay từ các giai đoạn quy hoạch, thiết kế ban đầu, làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý sau này. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu của mạng lưới các KCN cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động cộng sinh công nghiệp.

Đây là những dữ liệu thông tin cần thiết để xác định cơ sở cho việc thực hiện cộng sinh công nghiệp. Hệ thống cơ sở dữ liệu cũng sẽ được liên thông với hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp nhằm phục vụ tối ưu cho công tác xúc tiến, thu hút, hợp tác đầu tư và quản lý Nhà nước.

Đến năm 2030 cả nước sẽ có khoảng 575 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 210,93 nghìn ha Phát triển các ngành công nghiệp xanh, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng; phát triển các khu công nghiệp sinh thái và giảm dần các khu và cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Như vậy, sự cần thiết phải có các nghiên cứu phát triển KCN theo hướng xanh, thông minh để có thể đạt được các mục tiêu chiến lược quốc gia cũng như những cam kết của Việt Nam với Quốc tế trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Nghệ Nhân

Tin bài khác
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng cần đóng vai trò dẫn dắt trong việc hợp tác và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, như TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh trên KTSG Online, sự phát triển này không thể thiếu tư duy kinh tế thị trường. Nếu thiếu tư duy kinh tế thị trường đúng đắn, kinh tế tư nhân không chỉ bị kìm hãm mà còn có thể gây ra những bất ổn kéo dài.
TS. Võ Trí Thành: Ngành xây dựng tiếp thu công nghệ tốt nhưng cần tiến xa hơn

TS. Võ Trí Thành: Ngành xây dựng tiếp thu công nghệ tốt nhưng cần tiến xa hơn

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, ngành xây dựng Việt Nam đã tiếp thu công nghệ rất tốt, nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển công trình số và công trình xanh.