Trung Quốc kêu gọi Mỹ gỡ bỏ thuế nhập khẩu và các lệnh trừng phạt
- Hội nhập
- 11:59 23/02/2021
DNHN - Trong một diễn đàn tại Bắc Kinh hôm 22/2/2021, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhận định, Trung Quốc và Mỹ nên nối lại các cơ chế đối thoại bị chấm dứt dưới thời tổng thống Trump.
Đồng thời vị Ngoại trưởng cho rằng, nên xóa bỏ dần một số chính sách của chính quyền cũ. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải "gỡ bỏ các loại thuế nhập khẩu vô lý" lên hàng hóa Trung Quốc, các lệnh trừng phạt lên ngành công nghệ nước này và bày tỏ lo ngại về việc Mỹ siết kiểm soát sinh viên, giới truyền thông Trung Quốc.

"Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ điều chỉnh chính sách của họ sớm nhất có thể, dỡ bỏ các mức thuế phi lý áp trên sản phẩm Trung Quốc, các biện pháp trừng phạt đơn phương với các công ty và viện nghiên cứu khoa học của Trung Quốc cũng như việc ngăn chặn vô lý với công nghệ Trung Quốc, từ đó tạo ra điều kiện cần thiết cho hợp tác Trung - Mỹ", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Ông cũng cho rằng, Bắc Kinh và Washington vẫn có thể "làm những điều to lớn" cho thế giới. "Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ điều chỉnh chính sách càng sớm càng tốt".
Bài phát biểu trên được xem là bình luận của quan chức cấp cao nhất thuộc Trung Quốc về mối quan hệ với Mỹ kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm trước Tết Nguyên đán vào đầu tháng 2. Phát biểu này đưa ra sau bình luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào tuần trước rằng, Washington sẽ giữ nguyên mức thuế hiện tại, nhưng sẽ đánh giá cách thức tiến hành sau khi xem xét kỹ lưỡng.
"Ở thời điểm này, chúng tôi sẽ giữ nguyên mức thuế mà chính quyền Trump đã áp, và sẽ xem xét để xác định biện pháp phù hợp cho tới gian tới", bà Yellen nói, đồng thời cho biết Washington hy vọng Bắc Kinh tuân thủ đúng các cam kết về thương mại.
Có thể thấy, dù hai bên đều muốn ổn định quan hệ song phương - điều đã bị rung chuyển đáng kể dưới thời cựu Tổng thống Trump, nhưng ông Biden hiện vẫn có ý định duy trì phần lớn chính sách của người tiền nhiệm với Trung Quốc. Từ trước khi lên cầm quyền, ông Biden đã chủ trương tập hợp đồng minh của Mỹ thành một mặt trận thống nhất nhằm gia tăng sức ép lên Trung Quốc.
Còn trong cuộc điện đàm với ông Tập, ông Biden bày tỏ mối lo ngại về điều mà ông gọi là các hành vi kinh tế mang tính ép buộc và không bình đẳng của Trung Quốc, cũng như vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Ở chiều ngược lại, ông Tập đề cập việc Washigton không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, hối thúc Mỹ tái lập các cơ chế liên lạc để tránh xảy ra hiểu lầm và toan tính sai lầm.
Theo ông Nghị, sự khác biệt giữa hai nước có thể giải quyết thông qua đối thoại cấp cao hơn. Ông tiết lộ, trong cuộc điện đàm gần đây với ông Biden, ông Tập đã lưu ý, đối đầu giữa hai nước sẽ là "một thảm họa".
Lyly
Tin liên quan
#Joe Biden

Tổng thống đắc cử Joe Biden ký 17 sắc lệnh hành pháp trong những giờ đầu tiên lên nắm quyền
Sau khi vào Nhà Trắng, ông Biden đã ký một loạt sắc lệnh nhằm khôi phục nhiều chính sách từ thời cựu Tổng thống Obama và đảo ngược một số chính sách của chính quyền ông Trump mà đội ngũ của ông Biden cho là “gây tổn hại nghiêm trọng nhất” đối với Mỹ.

Ông Biden xúc động tạm biệt quê nhà để tới Washington nhậm chức
Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 19/1 đã có bài phát biểu chia tay đầy cảm xúc tại bang quê nhà Delaware trước khi ông và vợ đến Washington để chuẩn bị cho lễ nhậm chức.

Ông Biden công bố gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD "giải cứu nước Mỹ"
Mang tên "American Rescue Plan" (tạm dịch: "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ"), gói cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD được tổng thống đắc cử Joe Biden công bố để chống lại suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng COVID-19.

Mức giá "siêu khủng" cho một chỗ ngồi tham dự lễ nhậm chức của ông Biden
Theo Đài Fox News cho biết, ủy ban đang chào mời 4 gói cho các nhà tài trợ, tùy thuộc vào số tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để tham gia lễ nhậm chức của người giành chiến thắng

Ông Joe Biden sẽ không hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc
Không hủy bỏ ngay lập tức thỏa thuận thương mại mà Tổng thống Donald Trump đã ký với Trung Quốc cũng như không thực hiện các bước gỡ bỏ thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, New York Times hôm thứ Tư dẫn lời Tổng thống đắc cử cho biết.

Quyết định chuyển giao quyền lực tổng thống cho Joe Biden có ý nghĩa như thế nào?
GSA đã công nhận Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử. Rõ ràng đây là một bước quan trọng trong quá trình chuyển giao quyền lực
Đọc thêm Hội nhập
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2021 ở mức trên 6%
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2021 ở mức trên 6% trong bối cảnh nền kinh tế thứ 2 thế giới đang dần hồi phục sau một năm chịu nhiều gián đoạn vì Đại dịch COVID-19.
Đại học số
Chuyển đổi số đang trở thành một xu thế tất yếu trên phạm vi toàn thế giới, là giải pháp quan trọng để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh đó, các trường Đại học hàng đầu Việt Nam đang tiến đến Đại học số.
Dân số già hóa và bom nợ là hai vấn đề lớn nhất của Trung Quốc
Khi Trung Quốc chấm dứt chính sách một con, những lo ngại về khủng hoảng nhân khẩu học dường như là điều quá xa vời. Tuy nhiên, năm 2021, những lo ngại về nhân khẩu học và nợ phình to là hai trong số các vấn đề lớn nhất đeo bám đất nước 1,4 tỷ dân
Kinh tế Mỹ phục hồi hút dòng vốn khỏi các thị trường nhỏ
Theo Báo cáo Chiến lược Thị trường vừa công bố bởi Trung tâm Phân tích CTCK SSI (SSI Research), các quỹ cổ phiếu trên toàn cầu ghi nhận tháng thứ 6 liên tiếp có dòng tiền vào.
Việt Nam - Singapore bàn áp dụng "hộ chiếu" vaccine
Bộ trưởng ngoại giao hai nước đã thảo luận các biện pháp đẩy mạnh giao thương, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch, mở cửa và tạo thuận lợi cho đi lại; kế hoạch tiêm chủng vaccine và khả năng áp dụng "hộ chiếu" vaccine.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo
Nhằm đạt mục tiêu về việc làm và lạm phát, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 4/3 cam kết duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo.
Hàng nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm đang nằm trong dân, chờ các doanh nghiệp khai thác
Theo hãng tin Bloomberg, những người tiêu dùng tại các nền kinh tế lớn đã tích lũy 2,9 nghìn tỷ USD do đại dịch khiến họ không thể chi tiêu. Số tiền này là mỏ vàng lớn cho các doanh nghiệp khi nền kinh tế đã dần hồi phục.
Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu đến từ khoản tiết kiệm 2,9 nghìn tỉ USD người tiêu dùng tiết kiệm được sau đại dịch
Tình trạng giãn cách xã hội do Đại dịch Covid-19 đã giúp người tiêu dùng ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới tích lũy được thêm 2,9 nghìn tỷ USD.
Giới siêu giàu tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Dù giảm nhẹ trong năm 2020 do đại dịch, giới siêu giàu tại Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới 5 năm tới...
Mỹ áp thuế chống bán phá giá nhôm tấm hợp kim nhập từ nhiều quốc gia lên đến 242%
Bộ Thương mại Mỹ hôm 2/3/2021 đã công bố các mức thuế chống phá giá cuối cùng đối với mặt hàng nhôm tấm hợp kim thông thường nhập từ 18 quốc gia và lãnh thổ từng bị điều tra, trong đó có Đài Loan, Hàn Quốc và Indonesia.