Thứ tư 14/05/2025 00:36
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Triển vọng lạc quan hơn cho nền kinh tế thế giới

01/02/2023 09:26
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu do lực cầu phục hồi ở Mỹ và châu Âu, chi phí năng lượng giảm và việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi Bắc Kinh từ bỏ chính sách Zero Covid.
Ảnh minh họa

IMF đã dự đoán, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay khi các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất để chế ngự lạm phát, nhưng tổ chức này cũng nhận định rằng, mức tăng trưởng sẽ ổn định hơn so với dự đoán trước đây và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể sẽ tránh được.

Dự báo của IMF tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 2,9%, vẫn giảm so với mức tăng trưởng 3,4% đạt được trong năm 2022, nhưng con số dự báo mới nhất này tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng trưởng 2,7% mà định chế này đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái. Ở thời điểm đó, IMF cảnh báo nền kinh tế thế giới có thể dễ dàng rơi vào một cuộc suy thoái.

Theo IMF, triển vọng lạc quan này nguyên nhân từ nhu cầu phục hồi đáng ngạc nhiên ở Mỹ và châu Âu, chi phí năng lượng giảm cùng với nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại. Ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, nhận định rủi ro suy thoái đã giảm bớt và các ngân hàng trung ương đang đạt tiến triển trong việc kiểm soát lạm phát.

IMF nâng mạnh triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2023, lên 5,2% từ mức 4,4% đưa ra hồi tháng 10. Năm 2022, chính sách Zero Covid khiến kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 3%, đánh dấu lần đầu tiên trong hơn 40 năm, nền kinh tế nước này đạt mức tăng thấp hơn bình quân toàn cầu.

Tuy nhiên, cú huých từ việc mở cửa trở lại sẽ không duy trì lâu. IMF cho rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm về 4,5% trong 2024, rồi sau đó ổn định dưới ngưỡng 4% do động lực doanh nghiệp suy giảm và bước tiến chậm chạp trong cải tổ cơ cấu.

Trong khi đó, triển vọng kinh tế Ấn Độ vẫn mạnh. IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm 2023 ở mức 6,1% và năm 2024 ở mức 6,8%, bằng với mức tăng đạt được trong 2022.

Chuyên gia kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas nói rằng rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu đã giảm bớt và các ngân hàng trung ương đang đạt tiến bộ trong việc kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, ông Gourinchas cũng nói rằng các nhà hoạch định chính sách vẫn còn nhiều việc phải làm và những gián đoạn mới có thể xuất hiện nếu xung đột ở Ukraine leo thang hay Trung Quốc phải tái áp các biện pháp chống Covid ngặt nghèo.

“Chúng ta cần phải chuẩn bị cho những tình huống xấu bất ngờ, nhưng thế giới có thể sắp đi đến một bước ngoặt, khi tăng trưởng thoát đáy và lạm phát đi xuống”, ông Gounrinchas nói với báo giới về triển vọng kinh tế năm 2023.

Trong báo cáo mới nhất, IMF dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,4% trong năm nay, từ mức 1% đưa ra hồi tháng 10, so với mức tăng 2% đạt được trong năm 2022. Theo IMF, tiêu dùng và đầu tư ở Mỹ trong quý 3 năm ngoái mạnh hơn dự báo, cộng thêm thị trường lao động vẫn thắt chặt và tình hình tài chính vững vàng của các hộ gia đình ở nước này.

IMF dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,4% trong năm nay
Khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở Nashville, Tennessee, Mỹ. IMF dự báo kinh tế nước này tăng trưởng 1,4% trong năm nay. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Định chế có trụ sở ở Washington DC cũng lạc quan hơn về kinh tế châu Âu, dự báo khu vực Eurozone sẽ đạt mức tăng trưởng 0,7% trong năm nay, tăng 0,2 điểm phần trăm so với con số dự báo 0,5% đưa ra hồi tháng 10. Đây vẫn là một sự giảm tốc mạnh so với mức tăng trưởng 3,5% mà Eurozne đạt được trong năm 2022, nhưng IMF đánh giá rằng châu Âu đã thích nghi với sự leo thang của giá năng lượng một cách nhanh hơn so với dự kiến, và việc giá năng lượng xuống thang gần đây đã giúp ích cho khu vực.

Anh là nền kinh tế phát triển duy nhất mà IMF cho là sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, với mức suy giảm tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự báo là 0,6%, trong bối cảnh các hộ gia đình ở nước này phải vật lộn với chi phí sinh hoạt leo thang, bao gồm giá năng lượng và giá thuê nhà.

Về năm 2024, IMF dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng tốc nhẹ, đạt mức tăng 3,1%. Tuy nhiên, mức dự báo này đã giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10. Lý do mà IMF đưa ra cho việc hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2024 là ảnh hưởng toàn phần của việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất đối với nhu cầu.

Không nới lỏng quá sớm các điều kiện tài chính

Theo ông Gourinchas, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ cùng nhau đóng góp hơn 50% tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023. Ông thừa nhận việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ gây áp lực tăng giá hàng hoá cơ bản, nhưng “nhìn tổng thể, chúng tôi xem việc Trung Quốc mở cửa trở lại là một lợi ích đối với nền kinh tế toàn cầu” vì giúp giải toả các nút thắt trong sản xuất - nhân tố đẩy lạm phát tăng - và tạo thêm nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc.

Nhưng dù Trung Quốc mở cửa trở lại, IMF vẫn dự báo giá dầu thô thế giới sẽ giảm cả trong năm nay và năm tới do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm so với năm 2022.

IMF nhận định có cả rủi ro và cơ hội đối với triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay, nhưng lượng tiền tiết kiệm gia tăng tạo ra khả năng về sự tăng trưởng nhu cầu một cách vững vàng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, áp lực thị trường việc làm đang giảm bớt tại một số nền kinh tế phát triển, qua đó giảm bớt sự cần thiết phải tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương.

IMF cũng chỉ ra một số rủi ro lớn hơn đối với triển vọng kinh tế thế giới, bao gồm Covid-19 bùng mạnh có thể bùng mạnh trở lại ở Trung Quốc và cuộc khủng hoảng bất động sản ở nước này có thể trở nên trầm trọng hơn. Xung đột ở Ukraine nếu leo thang có thể châm ngòi cho giá năng lượng và giá lương thực tăng vọt trở lại, mùa đông tới ở Ukraine cũng có thể lạnh hơn bình thường, khiến châu Âu gặp khó trong việc bảo toàn dự trữ khí đốt và phải tranh mua khí hoá lỏng (LNG) với Trung Quốc.

Dù lạm phát toàn phần đã giảm ở nhiều quốc gia, việc nới lỏng quá sớm các điều kiện tài chính sẽ khiến cho thị trường trở nên dễ tổn thương một khi lạm phát lõi dai dẳng ở mức cao.

Theo ông Gourinchas, lạm phát lõi có thể đã đỉnh ở một số nước như Mỹ, các ngân hàng trung ương vẫn cần giữ cảnh giác và đảm bảo chắc chắn rằng lạm phát đang giảm bền vững, nhất là những nền kinh tế mà lãi suất thực đang thấp, như châu Âu. Vị chuyên gia kinh tế khuyến nghị các nước “ít nhất nên đưa chính sách tiền tệ thắt chặt hơn một chút so với ngưỡng trung tính và duy trì ở đó. Tiếp đó, các nước nên đánh giá xem điều gì đang diễn ra với các động lực giá cả và cách thức phản ứng của nền kinh tế. Sẽ còn nhiều thời gian để điều chỉnh hướng đi nhằm tránh việc thắt chặt quá mức”.

D.A (T/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.