Trong khi đó, giá thuê mặt bằng tầng trệt các tòa tháp thương mại ở trung tâm Sài Gòn lên đến 145,1 USD mỗi m2 một tháng, gấp 4 lần giá thuê các quận ven.
Mặt bằng bán lẻ còn trống tại khu trung tâm đang dao động 3,5%, tương đương 3.800 m2 còn trống, chưa có khách thuê. Trong khi đó diện tích trống của khu vực ngoại thành lên đến 13,7%, tương đương 131.300 m2 còn ế, tức cao hơn xấp xỉ 4 lần so với khu trung tâm. Thị trường ghi nhận số lượng yêu cầu thuê giảm đáng kể so với trước dịch và giảm mạnh ở ngành hàng dịch vụ ăn uống (F&B), thời trang và phụ kiện.
Theo CBRE, quý I/2022 tại TP HCM, ghi nhận tổng nguồn cung hơn 1 triệu m2 sàn cho thuê đang có sự phân hóa mạnh giữa khu trung tâm và quận ven đô. Một số trung tâm thương mại tại quận 1 bắt đầu có khách thuê quay trở lại song mức độ phục hồi không đồng đều so với ngoại thành.
Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam bà Phạm Ngọc Thiên Thanh cho hay, khó khăn từ kinh tế vĩ mô đang làm giảm sức mua của người tiêu dùng trong ngắn hạn, khiến các trung tâm thương mại ở khu vực ngoại thành TP HCM chưa kịp lấp đầy. Điều này dẫn đến giá chào thuê mặt bằng bán lẻ tại đây giảm.
Lượng khách mua sắm dần trở lại đông đúc vào các kỳ nghỉ lễ, cuối tuần cho thấy người tiêu dùng đã bắt nhịp với hoạt động bình thường mới. Tuy nhiên, bà Thanh thừa nhận, nhu cầu thuê mặt bằng của các nhà bán lẻ dự kiến sẽ không đồng đều giữa các nhóm ngành thương mại khác nhau.
Theo dữ liệu của CBRE, nguồn cung mặt bằng bán lẻ giai đoạn 2022-2024 tại TP HCM dự kiến đạt khoảng 235.000 m2 song việc xây dựng các dự án ở khu vực trung tâm vẫn đang tiếp tục trì hoãn. Hoạt động cho thuê của các trung tâm thương mại mới vẫn diễn ra khá chậm vì các đơn vị bán lẻ có xu hướng thận trọng hơn trước đây rất nhiều trong việc mở rộng thuê mặt bằng. Tuy vậy, giá do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá thuê mặt bằng khu vực ngoại thành chưa thể bắt nhịp về việc phục hồi kinh tế để tăng giá.
Quang Đạo (T/h)