Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
- 6
- Chính sách mới
- 11:24 23/11/2021
DNHN - Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/1/2022.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư là: Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỉ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp còn phải đáp ứng các nguyên tắc như: Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.
Tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.
Thông tư 16 cũng quy định: Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau: Là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đúng quy định của pháp luật; được phát hành bằng đồng Việt Nam; thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán, chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi và bên bán cam kết trái phiếu doanh nghiệp không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang mua bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu (trừ trường hợp tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu).
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng khi thực hiện mua trái phiếu
Tổ chức tín dụng khi thực hiện mua trái phiếu doanh nghiệp có trách nhiệm: Thẩm định việc đáp ứng các nguyên tắc để xem xét quyết định việc mua trái phiếu doanh nghiệp. Thực hiện theo dõi, giám sát việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phát hành; trường hợp phát hiện doanh nghiệp phát hành sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu không đúng mục đích tại phương án, cam kết với tổ chức tín dụng, thì tổ chức tín dụng yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu mua lại trái phiếu trước hạn.
Yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hoặc khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn theo cam kết, tổ chức tín dụng thực hiện xử lý, thu hồi nợ gốc, lãi trái phiếu.
Trong thời gian nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, tối thiểu định kỳ 6 tháng/lần, tổ chức tín dụng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.
Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình mua trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm khả năng thu hồi tiền gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành; trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh.
PV
Bài liên quan
#trái phiếu doanh nghiệp

Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Trong bối cảnh phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tăng và tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã cảnh báo nhà đầu tư khi có hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp và tổ chức tài chính chèo kéo nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp như hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, với lãi suất lên tới 12-13% một năm.

Bộ Tài chính quan ngại khả năng thanh toán trái phiếu doanh nghiệp
Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý khả năng thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong thời gian tới.

Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo việc doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu
Theo Bộ Tài chính, việc tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu.

Đã phát hành 30 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm
Nhóm ngân hàng thương mại đứng đầu về giá trị phát hành với giá trị là 27,29 nghìn tỷ đồng, lãi suất phát hành trung bình 5,16%/năm.

Sắp có thêm 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Fecon là 1 trong 3 đơn vị đã phê duyệt phương án phát hành riêng lẻ tối đa 150 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 18 tháng, lãi suất cố định 11%/năm.

Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
Nếu tính riêng phát hành thị trường trong nước, nhóm ngành ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng phát hành trong nửa đầu tháng 5.
Đọc thêm Chính sách mới
7 tổn thất doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường ngành xây dựng
Thông tư số 50/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022, trong Điều 5 quy định doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
Dự thảo Quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa đối với từng loại đất tại Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa hoàn thành Dự thảo Quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ 1/10, không còn quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô ô
Ngày 12/8, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thông tư bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin với cơ quan thuế
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Công văn số 5454/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh Ngân hàng nước ngoài về việc cung cấp thông tin, phối hợp với Cơ quan quản lý thuế.
Những tiêu chí để thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với gói thầu về hạ tầng giao thông và y tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa có Văn bản số 5520/BKHĐT-QLĐT gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch
Theo Bộ Tài chính, để hoàn thiện các quy định chi tiết về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP là cần thiết.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30/3/2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhằm đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Cấm cải tạo các xe từ 10 chỗ trở lên để kinh doanh vận chuyển hành khách từ 01/09
Theo Nghị định 47/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành từ ngày 01/09/2022 các mẫu xe từ 10 chỗ trở lên sẽ không được phép cải tạo thành các mẫu ôtô dưới 10 chỗ (bao gồm cả ghế của tài xế) để kinh doanh vận chuyển hành khách.
Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết đấu giá biển số xe
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 5/8/2022 của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá theo đề nghị của Bộ Công an.