Tìm động lực cho tăng trưởng những tháng cuối năm
- 14
- Kinh doanh
- 14:40 16/07/2019
Tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng năm 2019 đạt 6,76% - các chỉ số đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh các giải pháp tạo động lực tăng GDP những tháng cuối năm.
6 tháng đầu năm 2019 chứng kiến việc GDP giảm tốc, ông có thể lý giải rõ hơn về vấn đề này?
GDP Việt Nam quý II/2019 đạt mức 6,71%, trong 6 tháng đầu năm đạt 6,76% - các chỉ số đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 6,69% - thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2018, tuy nhiên những nhóm ngành chủ lực vẫn tăng trưởng ổn định. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu ở mức 2,39%.
![]() |
Ảnh minh họa |
Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng 8,93%, thấp hơn mức 9,1% của cùng kỳ 2018. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mặc dù tăng trưởng mạnh ở mức 11,18% nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, ngành khai khoáng lại tăng trưởng ổn định ở mức 1,78% nhờ vào khai thác than tăng cao.
Vậy theo ông, vậy đâu là động lực cho GDP những quý cuối năm 2019 và trong năm 2020?
Động lực tăng trưởng chính kinh tế của Việt Nam sẽ không có sự thay đổi về cấu trúc, nhưng có sự thay đổi về quy mô do tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới hiện nay mang tính bất trắc rất cao.
![]() |
TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) |
Yếu tố tác động mạnh nhất đến GDP Việt Nam những tháng cuối năm là dòng vốn đầu tư. Hiện dòng vốn này đang có khuynh hướng tăng thêm, tuy nhiên, không phải tất cả các dự án đầu tư tốt nhất đều vào Việt Nam. Nguyên nhân do các nhà đầu tư sẽ phải nhìn vào yếu tố dài hơi như: môi trường đầu tư; lực lượng lao động; cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn có những tác động tích cực do sự dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam.
Về xuất khẩu (XK), đây là yếu tố đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam, trong đó, thị trường Mỹ vẫn có sự tăng trưởng và là một điểm sáng về thị trường hàng hóa XK. Tính chung 6 tháng năm 2019, kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường này đạt 27,5%, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những rủi ro, bất trắc mà ông đề cập đến cụ thể là gì?
Kinh tế thế giới chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng trong quý II/2019. Căng thẳng thương mại tiếp tục đặt nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc dưới nhiều bất ổn. Kinh tế châu Âu tăng trưởng ở mức thấp, đồng Euro giảm giá mạnh so với USD và GBP. Nhóm các nước ASEAN cũng đối mặt không ít khó khăn, tăng trưởng giảm diễn ra đồng loạt ở Phillipines, Indonesia và Thái Lan – hiện tượng hiếm thấy trong nhiều năm qua….
Căng thẳng Nhật Bản – Hàn Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, và các liên kết kinh tế mới… Kinh tế Việt Nam trong năm 2019 trở nên bất định hơn do có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới.
Với các FTA được ký kết, thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm, tác động đến thu ngân sách, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?
Các FTA có hiệu lực dẫn đến giảm thuế xuất nhập khẩu và các nguồn thu ngân sách sẽ giảm. Khi đó, chúng ta kỳ vọng vào sự bù đắp một cách bền vững từ sự tăng lên của các hoạt động kinh tế. Đầu tư nhiều hơn, xuất nhập khẩu hàng hóa giao thương sẽ nhiều hơn, mức sống cao hơn… từ đó, thuế sẽ cao hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ đến muộn hơn. Trong bối cảnh này, phải chấp nhận thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn và tìm các nguồn khác để bù đắp. Hiện nay, sự bù đắp của nền kinh tế có thể nhìn thấy đó là sự lớn mạnh hơn từ khu vực kinh tế tư nhân.
Trong bối cảnh hiện nay, với các bất trắc đang có cùng với các cơ hội mà các FTA mang lại thì “quả bóng” hoàn toàn ở sân của chúng ta. Tức là ở việc cải cách ở trong nước bao gồm 2 khía cạnh gồm: tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp và cải cách để môi trường nhà nước hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hạnh
Bài liên quan
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
- Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tháng 4/2022 giảm mạnh
- Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
- Châu Âu có kế hoạch chi 221 tỷ USD để loại bỏ năng lượng từ Nga
- Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch Việt Nam-Hoa Kỳ
- Chứng khoán Mỹ bị sụt giảm hàng ngày lớn nhất trong gần hai năm
- Lạm phát ở Anh tăng lên mức cao nhất trong 40 năm
- Đơn đặt hàng điện thoại thông minh Xiaomi, Vivo và Oppo của Trung Quốc giảm 20%
- Chủ tịch VINASME: "Đẩy mạnh tuyển dụng, hỗ trợ đào tạo nghề góp phần khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh"
- Cần gỡ 4 “nút thắt” trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
- Nhiều khuyến nghị cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ứng phó với phòng vệ thương mại
- Đề xuất 7 giải pháp phát triển, lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
- Săn tìm nhân tài là thực tế mới của ngành du lịch Việt Nam
- Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững hãy ứng dụng tư tưởng đạo phật
- Honda nhắm vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc
#kinh tế Việt Nam

Sáu động lực giúp kinh tế Việt Nam năm 2021 tăng trưởng dương
Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước tính đạt 2,58% so với năm trước, đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

FDI chuyển dịch, Việt Nam đón nhận sao cho hiệu quả?
Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ không giảm mạnh, nhưng cần thay đổi cách triển khai để thu hút được các dòng vốn chất lượng và có tính lan tỏa, mang lại lợi ích lớn hơn cho tổng thể nền kinh tế.

Báo cáo Google: Việt Nam đứng đầu ĐNÁ về phát triển kinh tế Internet, với các mũi nhọn Thương mại
Theo báo cáo mới nhất từ Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế Internet đang giúp cả khu vực Đông Nam Á “dậy sóng”, nhưng giữa cuộc đua với tốc độ trung bình lên đến 33%/ năm, Việt Nam và Indonesia đã vượt lên dẫn trước.

Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN
Dự báo trên được nhiều tổ chức quốc tế về tài chính kinh tế đồng thuận, Việt Nam được xem như là một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang được phủ một "lớp sương" ảm đạm.

Góc nhìn của các tổ chức quốc tế về kinh tế Việt Nam giữa những "cơn gió thổi ngược" như thế nào?
Việt Nam được xem như là một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang được phủ một "lớp sương" ảm đạm.

Kinh tế Việt Nam vượt Singapore vào 2029: Đâu là sự thật?
Năm 2018, Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh mẽ với mức tăng trưởng GDP đạt 7,1%, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 2 ở châu Á. Mới đây, báo cáo của DBS dự đoán kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 dựa trên một số giả định.
Đọc thêm Kinh doanh
Phân hóa lợi nhuận ngành bảo hiểm phi nhân thọ
Trong quý I có 4/11 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn có lợi nhuận trước thuế suy giảm. Đáng chú ý, lợi nhuận ròng quý I của PTI (Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện) có mức giảm mạnh nhất.
Ngành vận tải biển, cảng biển đạt doanh thu, lợi nhuận cao
Ngay từ đầu năm 2022, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã dự báo ngành vận tải biển, cảng biển sẽ tiếp tục đạt doanh thu, lợi nhuận cao trong năm nay khi cước vận tải biển vẫn ở mức cao và tình hình phục hồi kinh tế khả quan sau đại dịch.
Sự xuất hiện của COVID-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng với ngành TMĐT
Trong 2 năm vừa qua, sự xuất hiện của COVID-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng với ngành TMĐT
Đẩy mạnh chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Phú Thọ
Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các Chi cục Thuế đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh (HKD), đạt kết quả tích cực.
Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tạo thương hiệu phát triển
Cách đây chưa lâu, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã ban hành các quyết định chấp nhận đơn hợp lệ với 3 đăng ký sáng chế của tác giả Nguyễn Văn Hai - phường Xuân An, TP. Phan Thiết. Đó là “Hệ thống tưới với béc tưới- phun đa năng chăm sóc cây ăn quả”, “Móc cố định ống tưới cho cây thanh long”, “Đầu tưới phun mưa lệch tâm”.
Doanh nghiệp cần bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài
Một cuộc gọi từ đầu dây bên kia hỏi tôi thông tin về việc đăng ký nhãn hiệu ở Úc. Vẫn là danh sách câu hỏi để có đầy đủ thông tin làm hồ sơ. Qua câu chuyện, tôi biết được chị là một người gốc Việt đang sống và làm việc tại Úc. Chị chỉ mới có dự định bán mặt hàng nông sản có tiếng ở Việt Nam tại Úc, do thấy được tiềm năng của sản phẩm này. Vậy tại sao chị lại muốn đăng ký nhãn hiệu này tại Úc?
Không điều chỉnh thuế chống bán phá giá với thép hợp kim nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc
Bộ Công Thương quyết định giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ 2 thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tiếp tục mở rộng thị trường nông sản Việt trong tháng 5
Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam -Trung Quốc.
Quý I/2022, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 80-85%
Trong quý I/2022, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp phía Bắc duy trì ở mức 80%; tuy nhiên, giá thuê đất và nhà xưởng không có biến động.
Hòa Bình đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH
Tập trung thu hút nguồn lực đầu tư thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 là một trong những giải pháp đã và đang được tỉnh Hòa Bình chú trọng triển khai khi dịch Covid-19 trên địa bàn được kiểm soát hiệu quả.