Thứ tư 05/02/2025 11:56
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Thủ tướng: "KHCN phát triển trên các lĩnh vực và đang làm thay đổi sâu sắc thế giới"

15/05/2024 16:01
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, KHCN đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực và đang làm thay đổi sâu sắc thế giới.
hủ tướng tham dự và phát biểu tại sự kiện.
Thủ tướng tham dự và phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VGP.

Sáng 15.5 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18.5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH-CN.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ngày KHCN Việt Nam năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt, cũng là dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024) và trao Giải thưởng khoa học mang tên cố Giáo sư Tạ Quang Bửu - một trong những người đặt nền móng trong việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực khoa học cơ bản ở Việt Nam.

Đây là dịp để chúng ta cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của ngành KHCN Việt Nam, cùng tri ân sự nỗ lực cống hiến không mệt mỏi của biết bao thế hệ nhà khoa học, cán bộ quản lý, đóng góp quan trọng, thiết thực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ.

Thủ tướng nhắc lại, cách đây 61 năm, ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đến dự Đại hội đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). Người căn dặn "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi... Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học và kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ...".

Lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động KHCN nước nhà trong suốt hơn 60 năm qua. Theo Thủ tướng, những lời của Bác rất giản dị, sâu sắc. Khoa học phải xuất phải từ thực tiễn, quay lại phục vụ thực tiễn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đảng, Nhà nước ta không có mục tiêu nào khác cao hơn là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. KHCN phải hướng đến mục tiêu này.

Thủ tướng nhấn mạnh, với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KHCN và phát huy vai trò đội ngũ trí thức, nhà khoa học, ngành KHCN nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt những thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ nhất, trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, các nhà khoa học và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của chúng ta đã vượt lên hoàn cảnh, mang tinh thần và nhiệt huyết của mình đóng góp quan trọng vào các chiến công, chiến thắng của quân và dân ta như Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử...

Thứ hai, bước sang giai đoạn hòa bình, đội ngũ nhà khoa học, cán bộ khoa học và kỹ thuật đã phát huy tinh thần sáng tạo, đóng góp vào các công trình có ý nghĩa quan trọng, thay đổi diện mạo của đất nước (như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Sơn La, Đường dây 500 kV Bắc – Nam, các công trình dầu khí, các công trình cầu, đường, sân bay, bến cảng, khai hoang, cải tạo vùng Đồng Tháp Mười, nghiên cứu y học, vaccine, ghép tạng...).

Thứ ba, cùng với các kết quả trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, KHCN và đổi mới sáng tạo đóng góp thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh ngày càng rõ nét. Có thể khẳng định, lực lượng KHCN Việt Nam tham gia tích cực và đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chúng ta đã hình thành được hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam; về các yếu tố nền tảng, đường lối phát triển cơ bản, các chính sách về kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đúc rút được các bài học kinh nghiệm quý báu.

Thứ tư, đội ngũ những người làm khoa học ngày càng lớn mạnh. Nhiều nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng khu vực, quốc tế, mang lại vinh dự, tự hào cho đất nước, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ, trong đó có các nhà khoa học xuất sắc đi đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu. "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, nhưng hào kiệt về KHCN lúc nào cũng có", Thủ tướng phát biểu.

Thứ năm, xếp hạng quốc tế về KHCN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022. Trong 10 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng của Việt Nam tăng 30 bậc, từ vị trí 76 lên 46. Việt Nam liên tục duy trì vị trí dẫn đầu trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp.

Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) coi là quốc gia đạt tiến bộ về đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn, nhất là trong thế hệ trẻ. Đến nay, Việt Nam đã có 4 "kỳ lân" khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ (MoMo, Sky, Mavis, VNLIFE), xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Ghi nhận ngành khoa học, công nghệ đạt nhiều thành quả, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế "nhận thức về khoa học chưa đầy đủ, nhất là khoa học xã hội và nhân văn, sự phát triển chưa tương xứng với tầm vóc; cơ chế quản lý còn chưa phù hợp, chưa có cơ chế xứng đáng giữ chân nhân tài...". Bên cạnh đó, đầu tư còn hạn hẹp, thị trường khoa học công nghệ phát triển còn chậm; cơ chế thương mại hóa còn hạn chế...

Ông mong các nhà khoa học chủ động đề xuất thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực với các cơ quan nhà nước để có nguồn lực thực hiện nghiên cứu. Các cơ quan ban ngành cần có cơ chế chính sách, hạ tầng chiến lược thông suốt, quản trị thông minh, đổi mới sáng tạo là nền tảng.

Thủ tướng đánh giá trong thế giới ngày nay, dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, KHCN đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực và đang làm thay đổi sâu sắc thế giới, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung theo hướng thông minh hơn, hiệu quả hơn và với tốc độ nhanh hơn, biến động khó lường.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tinh thần say mê nghiên cứu, dấn thân vì KHCN của các thế hệ đi trước tiếp tục được lan tỏa, phát huy mạnh mẽ trong thế hệ trẻ, nhất là đội ngũ nhà khoa học hôm nay và tương lai.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, nếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, trở nên ngày càng khan hiếm, thì KHCN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất, những con người bình dị nhất, không phân biệt giới tính, màu da, trình độ, tuổi tác, tầng lớp trong xã hội.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành địa phương cần kiên trì đề ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các chính sách ưu đãi tôn vinh, trọng dụng, khuyến khích họ dấn thân trong khoa học; khuyến khích sự đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đối với các nhà khoa học cần đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết, với những trọng trách lớn, dám hy sinh, chấp nhận rủi ro.

Mai Anh (T/h)

Tin bài khác
300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Có 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, 300/705 đơn vị cấp huyện hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội đang thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư nhờ vào hạ tầng phát triển mạnh mẽ và tiềm năng sinh lời cao trong năm 2025.
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 55/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng đang mở ra cơ hội lớn cho bất động sản Việt Nam. Các dự án chiến lược hứa hẹn mang lại lợi ích dài hạn cho thị trường.
Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Ngày 21/1/2025, Hội đồng thẩm định liên ngành đã thống nhất thông qua Đề án phân loại đô thị và công nhận thành phố Tây Ninh là đô thị loại II với số điểm ấn tượng 87,92/100.
Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Mặc dù lãi suất vay giảm, nhưng giá bất động sản quá cao và lãi suất thả nổi vẫn là rào cản lớn khiến nhiều gia đình trẻ khó tiếp cận thị trường nhà ở TP.HCM.
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Năm 2025, thị trường bất động sản đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, với nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ và giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Những tín hiệu phục hồi tích cực đang mở ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Những chỉ đạo và hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh, đồng thời xử lý triệt để các hành vi gây bất ổn và trục lợi.
Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án bất động sản, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản vào cuộc đua "săn" quỹ đất trong năm 2025 đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tập đoàn lớn tích cực mở rộng và đầu tư vào các dự án chiến lược tại các khu vực trọng điểm.
Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội vừa phê duyệt 8 dự án nhà ở xã hội, cung cấp hơn 1.500 căn hộ cho người dân. Các dự án này sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng
Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Thị trường bất động sản ven biển đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, theo chuyên gia bất động sản giai đoạn 2025-2026 sẽ là thời điểm thị trường này khởi sắc trở lại. Đây là cơ hội vàng cho Bình Thuận, một thị trường mới nổi đầy tiềm năng với lợi thế về du lịch.
Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho và xưởng xây sẵn tại Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng gay gắt.
Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Quý đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự bứt phá với nguồn cung mới từ hơn 100 dự án lớn. Các chủ đầu tư chú trọng pháp lý và hợp tác mở rộng kênh phân phối.
Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội bước vào chu kỳ phát triển mới, với sự thay đổi mạnh mẽ từ pháp lý, nguồn cung, giá cả và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.