Việt Nam - Nơi hội tụ của dòng vốn FDI và phát triển bất động sản Bất động sản vùng Thủ đô sẽ “nổi sóng” sau sáp nhập |
Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ Xây dựng, các bộ ngành và địa phương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ ra thủ tục hành chính phức tạp là "điểm nghẽn" lớn trong việc triển khai các dự án nhà ở tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng trình tự thủ tục từ phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế kỹ thuật, quy hoạch đến định giá đất đều còn vướng mắc, gây chậm trễ và tăng chi phí dự án.
Phó Thủ tướng cho biết thị trường bất động sản đang tồn tại nhiều vướng mắc kéo dài, "lúc thì đóng băng, lúc lại sốt nóng bất thường", dẫn đến biến động lớn về giá cả và ảnh hưởng dây chuyền đến tín dụng, tài chính. Nhiều nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng giá bất động sản ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới, trong khi khả năng tiếp cận nhà ở của người dân ngày càng giảm. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ rằng ngoài nguyên nhân do giá đất, giá vật liệu xây dựng, chi phí xây dựng tăng cao, còn có nguyên nhân do quản lý chưa hiệu quả. Trình tự thủ tục hành chính, từ phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế kỹ thuật, quy hoạch, định giá đất... đều còn vướng mắc. Nhiều cuộc họp, hội thảo đã được tổ chức, nhiều kết luận đã được ban hành, nhưng thực tế cho thấy chuyển biến rất chậm.
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát toàn bộ quy trình liên quan đến phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội; làm rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh như thời gian vừa qua (Ảnh: VGP). |
Để tháo gỡ điểm nghẽn này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp chặt chẽ, chủ động rà soát toàn bộ quy trình liên quan đến phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, từ khâu quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư, định giá đất, đến thiết kế, cấp phép xây dựng và bố trí nguồn tín dụng. Các bộ, ngành cần làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh như thời gian vừa qua.
Riêng đối với thủ tục đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng phối hợp Bộ Tài chính rà soát lại toàn bộ quy trình, tiếp tục đơn giản hóa các bước. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Thủ tục hành chính là điểm nghẽn lớn, cắt được bước nào thì phải cắt, và làm nghiêm túc. Thủ tục nào chưa cắt được thì chỉ rõ lý do, vướng mắc ở đâu, và kiến nghị sửa đổi ở mức nghị định hay luật".
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu ban hành các mẫu thiết kế tiêu chuẩn cho nhà ở xã hội, khả năng tích hợp từ thiết kế cơ sở, kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, môi trường vào một giấy phép xây dựng để rút ngắn thời gian và thủ tục. Các địa phương phải chủ động chuẩn bị quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, chứ không chỉ trông chờ vào 20% diện tích đất dành cho nhà ở xã hội từ các dự án nhà ở thương mại.
Để tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu mở rộng tiêu chí và đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội, không chỉ dừng lại ở thuê mua, mà cần cho phép mua đứt nếu đủ điều kiện; đồng thời cải thiện nguồn tín dụng ưu đãi cho nhà đầu tư và người dân.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho ràng, để lành mạnh hóa thị trường bất động sản thì cần tập trung minh bạch toàn bộ quy trình phát triển bất động sản (Ảnh: VGP). |
Đảm bảo minh bạch và công bằng trong phát triển bất động sản
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, để lành mạnh hóa thị trường bất động sản thì cần tập trung minh bạch toàn bộ quy trình phát triển bất động sản, từ quy hoạch, giá đất, giá xây dựng, thuế, đến giá bán. Địa phương phải công bố đầy đủ quỹ đất quy hoạch cho các loại hình nhà ở. Triển khai sàn giao dịch bất động sản có quản lý nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch.
Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam nêu một số nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao: Thiếu nguồn cung, nhất là nhà ở thương mại phân khúc trung bình; giá vật liệu xây dựng tăng mạnh; công tác định giá đất mất nhiều thời gian, khiến nhà đầu tư không thể triển khai dự án đúng hạn; giá đất tăng bất thường giữa các thời điểm giao đất, gây biến động mạnh và thiếu kiểm soát.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc minh bạch toàn bộ quy trình phát triển bất động sản, từ quy hoạch, giá đất, giá xây dựng, thuế, đến giá bán. Địa phương phải công bố đầy đủ quỹ đất quy hoạch cho các loại hình nhà ở. Triển khai sàn giao dịch bất động sản có quản lý nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch.
Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam nêu một số nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao: Thiếu nguồn cung, nhất là nhà ở thương mại phân khúc trung bình; giá vật liệu xây dựng tăng mạnh; công tác định giá đất mất nhiều thời gian, khiến nhà đầu tư không thể triển khai dự án đúng hạn; giá đất tăng bất thường giữa các thời điểm giao đất, gây biến động mạnh và thiếu kiểm soát.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững. Đồng thời, cần đảm bảo công khai, minh bạch thông tin để ngăn chặn đầu cơ, thổi giá, gây rối loạn thị trường.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý I/2025, đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, có 14 dự án hoàn thành với quy mô hơn 3.800 căn (bằng 140% so với cùng kỳ); cấp phép mới cho 26 dự án với khoảng 15.800 căn (bằng 136% so với cùng kỳ); 59 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với hơn 19.700 (bằng 155% so với cùng kỳ); 994 dự án đang triển khai xây dựng với gần 400.000 căn hộ. Đối với các dự án đầu tư xây dự hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất để người dân xây dựng nhà ở có 17 dự án hoàn thành với quy mô 4.414 lô/nền (bằng 81% so với cùng kỳ); 490 dự án đang triển khai với khoảng 19.000 lô/nền (bằng 94% so với cùng kỳ); 11 dự án được cấp phép mới với khoảng 3.400 lô/nền (bằng 91% so với cùng kỳ). Lượng giao dịch bất động sản thành công đạt 33.585 căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ; 101.049 lô/nền. Giá bất động sản tiếp tục xu hướng tăng, đặc biệt xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ tại một số địa phương sau thông tin sáp nhập, đặt cơ quan hành chính mới. Dư nợ tín dụng bất động sản đạt trên 1.563 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn FDI, tính đến hết tháng 3/2025, đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 44% so với cùng kỳ. Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã tháo gõ khó khăn, vướng mắc cho 136/788 dự án bất động sản. Về nhà ở xã hội, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với 9.737 ha đất để làm nhà ở xã hội; đã hoàn thành 108 dự án với 73.000 căn; khởi công 152 dự án với khoảng 131.000 căn; 419 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với 419.000 căn. |