Thứ sáu 25/10/2024 23:18
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thời cơ để ngành cho du lịch TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL tạo đột phá mới

19/03/2022 22:00
Hội nghị về Quy chế phối hợp thực hiện Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương đến năm 2025 đã được ký kết nhằm cụ thể hóa thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với UBND TP HCM, các t
aa

Ngay sau giai đoạn bình thường mới, các DN du lịch đã khai thác trở lại nhiều tour, tuyến giữa TP HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL. Như Lữ hành Saigontourist, một thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), đã hoàn tất xây dựng các sản phẩm du lịch ĐBSCL trên cơ sở khai thác đa dạng tài nguyên du lịch về văn hóa - lịch sử, di sản, thắng cảnh, con người; các điểm tham quan nổi bật, ẩm thực đặc trưng và các loại hình nghệ thuật đặc sắc của từng địa phương, phù hợp với thị trường khách du lịch nội địa theo xu hướng du lịch mới. Những sản phẩm này nhằm phát huy tối đa lợi thế về du lịch của khu vực ĐBSCL.

Các chuyên gia ngành du lịch đánh giá, đây là thời điểm vàng để phát triển liên kết du lịch giữa  TP HCM với các tỉnh ĐBSCL
Các chuyên gia ngành du lịch đánh giá, đây là thời điểm vàng để phát triển liên kết du lịch giữa TP HCM với các tỉnh ĐBSCL. (Ảnh: PV)

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết để du lịch sớm hồi phục, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc hợp tác giữa các tỉnh, thành trên tất cả nội dung đã thống nhất. Nhằm tăng tính hiệu quả của liên kết và thu hút được khách du lịch, trong năm 2022, TP HCM đề xuất cần tăng cường xây dựng các sản phẩm liên tuyến với 13 tỉnh, thành ĐBSCL trên các trục tour, tuyến mà các tỉnh, thành và DN thành phố đã khảo sát.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, Tổ trưởng Tổ giúp việc Hội đồng Liên kết vùng - cho biết từ năm 2019, các chương trình liên kết du lịch TP HCM và những vùng trọng điểm trên cả nước đã được triển khai rộng rãi, hiệu quả và lan tỏa đến cộng đồng, doanh nghiệp (DN) du lịch. Trong đó, chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP HCM và ĐBSCL luôn được đánh giá cao, là một trong những chương trình trọng điểm phát triển DN, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực của TP HCM. Tuy nhiên, thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội và đời sống, trong đó ngành du lịch chịu ảnh hưởng trực diện và toàn diện. Đây cũng là giai đoạn khó khăn của du lịch cả nước, TP HCM và cả vùng ĐBSCL.

Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa và quốc tế, là thời cơ vàng để TP HCM và ĐBSCL thúc đẩy du lịch phát triển

Ngày 18-3, Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022, Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL và phát động "Mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới" đã diễn ra tại Bạc Liêu.

Đại diện cho các tỉnh trong cụm liên kết hợp tác phát triển du lịch phía Đông ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, nhận định hoạt động du lịch cần có thời gian để có thể khôi phục. Việc đưa du lịch trở lại là một nhiệm vụ quan trọng vì đây là ngành dịch vụ tổng hợp, có mối quan hệ gắn kết với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên phát triển du lịch sẽ thúc đẩy chuỗi giá trị dịch vụ khác, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương. "Tiền Giang sẽ bảo đảm các điều kiện cho việc tái hoạt động tại điểm tham quan, dịch vụ lưu trú và lữ hành. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai các hoạt động hợp tác với TP HCM, nơi cung cấp thị trường khách du lịch chính cho cả vùng ĐBSCL; nghiên cứu, kết nối DN trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành khác để có những gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn về giá, đa dạng về chương trình, bảo đảm chất lượng" - ông Nguyễn Văn Mười nói.

Nhiều ý kiến DN khác cho rằng bên cạnh sự đồng bộ về chính sách phòng chống dịch, cần tăng cường kết nối về giao thông, cơ sở hạ tầng; tiếp tục quy hoạch và kết nối sản phẩm, hệ thống cung ứng dịch vụ du lịch. Ông Trần Đoàn Thế Duy, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, nêu rõ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy việc đứt gãy hệ thống cung ứng dịch vụ trong thời gian dịch ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi của ngành. Hiện TP HCM đã hồi phục tương đối hệ thống cung ứng dịch vụ, tuy nhiên, ở một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, nhiều dịch vụ chưa phục hồi đầy đủ. Vì vậy, mỗi địa phương cần có thêm chính sách hỗ trợ để các DN trong chuỗi cung ứng dịch vụ nhanh chóng hoạt động trở lại. "Cần thành lập tổ công tác chung giữa các ban, ngành của TP HCM và các tỉnh, thành liên kết để giải quyết vấn đề chung còn vướng mắc nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo động lực cho ngành du lịch phát triển trở lại. Tại địa phương, đề xuất tiếp tục cho phép các DN trong ngành du lịch được tiếp cận vốn vay ưu đãi, quỹ đất, ưu đãi về thuế để có nguồn lực phát triển. Địa phương cần ban hành gói kích cầu về miễn, giảm vé điểm du lịch, tham quan để thu hút du khách" - ông Trần Đoàn Thế Duy đề xuất.

Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Saigontourist Group, nhấn mạnh sẽ tiếp tục đồng hành, triển khai hiệu quả chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch trong điều kiện mới; tăng cường khai thác, thu hút nguồn khách du lịch nội địa và các thị trường khách quốc tế đến với TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL. "Việc liên kết xây dựng và cập nhật các bộ tiêu chí an toàn du lịch với Covid-19 để tạo sự thuận lợi, an toàn cho du khách trong các sản phẩm đến với khu vực ĐBSCL là cần thiết, vì du khách không chỉ đến một nơi mà còn đến nhiều địa phương khác nhau để trải nghiệm chương trình du lịch liên tuyến. Cần có sự liên kết chặt chẽ quy trình, quy định về du lịch, giao thông, y tế để tạo sự đồng bộ, cơ bản thống nhất trong việc đón, phục vụ và xử lý các trường hợp phát sinh ca mắc Covid-19 theo hướng thuận lợi, an toàn, an tâm cho du khách" - ông Võ Anh Tài nói.

Theo lộ trình của Chính phủ, du lịch đã mở cửa hoàn toàn, không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Đây là thời cơ vàng để du lịch vùng giữa TP HCM và ĐBSCL phục hồi và phát triển. Với sự gắn bó chặt chẽ, đồng bộ giữa các địa phương, ký kết quy chế phối hợp, sự chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý du lịch và DN, du lịch của vùng sẽ khởi sắc trở lại và phát triển mạnh mẽ.

Các chuyên gia cho rằng, để ngành du lịch bứt phá trong thời gian tới thì các sản phẩm liên tuyến cần phải mới hơn, đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn và nhất là bảo đảm cho du khách an toàn với Covid-19; sản phẩm du lịch bằng đường thủy kết hợp phương tiện đường bộ; sản phẩm liên tuyến giới thiệu giá trị văn hóa, ẩm thực và trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng đặc trưng Nam Bộ là một lợi thế cần được nghiên cứu, phát huy để tạo tính cạnh tranh với các vùng khác...

Để làm điều này, cần đồng thuận trong xây dựng cơ chế, chính sách; kiến nghị Chính phủ hoạch định những chính sách đặc thù để TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL thực hiện hiệu quả cơ chế liên kết vùng về phát triển du lịch. Tiếp tục hỗ trợ kêu gọi các DN, nhà đầu tư quan tâm đầu tư hạ tầng dịch vụ du lịch để tương xứng với tiềm năng, tài nguyên du lịch.

Quang Đạo (T/h)

Tin bài khác
Các quỹ đầu cơ đang thoái lui khỏi thị trường cổ phiếu Trung Quốc

Các quỹ đầu cơ đang thoái lui khỏi thị trường cổ phiếu Trung Quốc

Theo Goldman Sachs, các quỹ đầu cơ toàn cầu đã bán tháo cổ phiếu Trung Quốc và các thị trường mới nổi, trong khi mua vào cổ phiếu Mỹ vào tháng 10, trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nghệ An chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Nghệ An chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Để tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị, thành tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao…
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: 19 Chính sách đặc thù cần biết

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: 19 Chính sách đặc thù cần biết

Để bảo đảm khả thi và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Chính phủ đã đề xuất 19 chính sách đặc thù...
Phú Thọ: Cần bảo vệ Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá tại chùa Phổ Quang

Phú Thọ: Cần bảo vệ Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá tại chùa Phổ Quang

Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch vừa ban hành văn bản số 1171/DSVH-DT về việc cháy tại chùa Phổ Quang tại Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Bình Thuận: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025

Bình Thuận: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính tại Bình Thuận từ năm 2023 đến 2025 thể hiện sự thay đổi đáng kể trong tổ chức hành chính, phản ánh nỗ lực của chính quyền.
Quảng Ninh: Lô hàng dừa tươi lần đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2, Móng Cái

Quảng Ninh: Lô hàng dừa tươi lần đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2, Móng Cái

Doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 với số lượng dự kiến trong thời gian tới sẽ lên đến hơn 10 container/ngày.
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Ngày 25/10, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư.
Nghệ An chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng xăng dầu

Nghệ An chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng xăng dầu

UBND tỉnh Nghệ An vừa chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp để đảm bảo cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…
Vĩnh Phúc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua phát triển ngành công nghiệp

Vĩnh Phúc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua phát triển ngành công nghiệp

Vĩnh Phúc đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 12,67% trong 9 tháng đầu năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tối 24/10 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đầu tư nước ngoài: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Đầu tư nước ngoài: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng của Việt Nam.
Hà Tĩnh nỗ lực phát triển logistics cảng biển xứng tiềm năng

Hà Tĩnh nỗ lực phát triển logistics cảng biển xứng tiềm năng

Những nỗ lực đồng bộ này đang giúp Hà Tĩnh từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm logistics khu vực, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Các nhà lãnh đạo BRICS thúc đẩy dự án tài chính, thương mại chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Nga

Các nhà lãnh đạo BRICS thúc đẩy dự án tài chính, thương mại chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Nga

Các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc nhóm BRICS đã đưa ra các dự án chung từ sàn giao dịch ngũ cốc đến hệ thống thanh toán xuyên biên giới tại Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở Nga vào thứ Tư (23/10).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Chưa xác định được cụ thể thời điểm nào sẽ chính thức làm điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Chưa xác định được cụ thể thời điểm nào sẽ chính thức làm điện hạt nhân

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương trong dự thảo sửa đổi Luật Điện lực về việc Nhà nước sẽ giữ độc quyền trong phát triển và vận hành điện hạt nhân, lãnh đạo Bộ đã cung cấp thêm thông tin.
Phê duyệt dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn

Phê duyệt dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn

Ngày 23/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cam Lộ - La Sơn.