Thịnh vượng khởi nghiệp Đông Nam Á: Sự trỗi dậy và thách thức

10:19 01/11/2021

Nhằm nắm rõ thị trường đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á thời điểm hiện tại, hiểu biết về phạm vi, tốc độ và mức độ tăng trưởng cũng như thách thức thị trường là những điểm trọng yếu.

Sở hữu thị trường màu mỡ, đa dạng và tiềm năng Đông Nam Á hiện là một trong những điểm đến startup được săn đón nhất toàn cầu
Sở hữu thị trường màu mỡ, đa dạng và tiềm năng Đông Nam Á hiện là một trong những điểm đến startup được săn đón nhất toàn cầu. (Ảnh: internet)

Đông Nam Á là cái nôi của các doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la, đã và đang thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Theo báo cáo của Cento Ventures, các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á nhận được số lượng đầu tư kỷ lục trong nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, giá trị của các giao dịch như vậy có chiều hướng đi xuống khi cộng đồng startup cần phải vượt qua các rào cản trong và ngoài khu vực. Nhằm nắm rõ thị trường đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á thời điểm hiện tại, hiểu biết về phạm vi, tốc độ và mức độ tăng trưởng cũng như thách thức thị trường là những điểm trọng yếu. 

Điểm mặt những doanh nghiệp đang bùng nổ tại Đông Nam Á

Thị trường Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng đối với một số công ty khởi nghiệp đa dạng trên các lĩnh vực dịch vụ khác nhau. Có thể kể đến một số doanh nghiệp nổi bật như:

Grab: Grab được ca ngợi là công ty khởi nghiệp công nghệ cao lớn nhất Đông Nam Á. Có lẽ đây là cái tên nổi tiếng nhất khi nói đến dịch vụ đặt xe taxi và đi chung xe ở Singapore. Đặt trụ sở tại đảo quốc Sư tử và Indonesia, công ty đã mở rộng các dịch vụ sang ngành hàng tạp hóa, thực phẩm, thanh toán di động, v.v. Hiện tại, Grab có mặt tại 8 quốc gia khác nhau, 400 thành phố với hơn 214 triệu lượt tải xuống ứng dụng.

Tokopedia: Công ty khởi nghiệp được thành lập vào năm 2009, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và tập đoàn lớn bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Với tư cách là "gã khổng lồ" thương mại điện tử của Indonesia, Tokopedia có hơn 100 triệu người dùng đang hoạt động với 9,7 triệu người bán trên nền tảng. Công ty nhận được lượng lớn sự quan tâm của người hâm mộ nhạc Pop với BTS và Blackpink làm đại sứ thương hiệu. 

Gojek : Khởi đầu là một trung tâm chăm sóc khách hàng, Gojek được đánh giá là nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu lớn nhất ở Đông Nam Á. Đến từ Jakarta, công ty được các tên tuổi lớn như PayPal, Google, Facebook, Mitsubishi, v.v. hậu thuẫn tài chính.

Momo: Momo là công ty ví điện tử lớn nhất Việt Nam với lượng khách hàng lên đến hàng triệu. Ứng dụng của công ty hỗ trợ người dùng chuyển tiền kỹ thuật số, bao gồm chuyển tiền toàn quốc, dịch vụ mua hàng, nạp tiền, hóa đơn, v.v. Doanh nghiệp này có quan hệ đối tác với 24 ngân hàng trong nước và mạng nước ngoài bao gồm Visa, JCB và Master Card.

PropertyGuru: Đây là nền tảng bất động sản lớn nhất ở Singapore, phục vụ cho 37 triệu người tìm mua bất động sản mỗi tháng. Gần đây, công ty đã quyết định niêm yết cổ phiếu do các tỷ phú hậu thuẫn với giá trị vốn chủ sở hữu là 1,78 tỷ đô la.

Thị trường khởi nghiệp ở Đông Nam Á ngày càng mở rộng vươn ra thế giới. Tuy nhiên, mặc dù sở hữu một thị trường lớn nhưng thiếu đổi mới và các công nghệ tiên tiến như một số quốc gia phương Tây khiến bối cảnh kinh doanh tại đây trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. 

MoMo hiện có quan hệ đối tác với nhiều ngân hàng lớn trong và ngoài nước
Momo hiện có quan hệ đối tác với nhiều ngân hàng lớn trong và ngoài nước. (Ảnh: Momo)

Startup Việt và sự trỗi dậy tại khu vực

Việt Nam đã có những bước tiến dài để trở thành cái tên có sức cạnh tranh trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực. Theo báo cáo của Golden Gate Ventures , “Việt Nam sẽ trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba ở Đông Nam Á”. Báo cáo cho biết thêm rằng nước ta sẽ tập trung vào các khoản đầu tư ở giai đoạn đầu và số lượng IPO tại Việt Nam sẽ vượt mốc 300 vào năm 2030.

Theo báo cáo trên, nguồn tài trợ của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực truyền thông cũng tăng theo cấp số nhân. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực AI. Chủ tịch nước Việt Nam gần đây đã ký Chiến lược quốc gia về R&D và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Động thái này được đánh giá là một lộ trình hoàn chính với mong muốn đưa AI trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Bất chất nhiều tham vọng, nhưng con đường đến với AI hóa toàn bộ ngành công nghiệp không hề dễ dàng. 

Mặc dù lúc đầu, nó có vẻ đầy tham vọng, nhưng có một số rào cản mà tài liệu không thể giải quyết được. Như đã phân tích của Nga Than, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường đại học Thành phố New York và Khoa Lam làm việc trong ngành nhân loại học chỉ ra tài liệu AI cần nhấn mạnh hơn về vấn đề bảo mật, trách nhiệm của con người và quyền riêng tư. Không có lời giải thích nào cho thấy các đặc tính của AI có thể gây hại hay mang lại tích cực nhiều hơn cho xã hội nhưng bổ sung những điểm còn thiếu sót có thể củng cố nền kinh tế đất nước.

Với tốc độ phát triển hiện nay, Việt Nam đang trên đường trở thành điểm nóng về công nghệ ở Đông Nam Á. Các chuyên gia của Ngân hàng DBS cũng dự đoán rằng GDP của Việt Nam sẽ vượt Singapore vào năm 2030. Trước những rào cản đặt ra, nước ta phải xác định rõ ràng và hiểu tường tận những thiếu sót của quy trình và điều chỉnh trong bối cảnh tổng thể. Tham vọng từ các định hướng tập trung có khả năng giúp Việt Nam đạt được tầm nhìn. 

Thịnh vượng khởi nghiệp Đông Nam Á: Phát triển và thách thức

Rõ ràng rằng tiềm năng và sự nhiệt tình của khu vực là chất xúc tác đằng sau thành công lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã rót lượng lớn vốn đầu tư cho các công ty đổi mới. Báo cáo của Kroll and Mergermarket cho thấy, đầu tư từ Hoa Kỳ chiếm 25% kể từ năm 2015, biến Đông Nam Á trở nên cạnh tranh và buộc các bên tham gia phải sử dụng sáng suốt từng khoàn tiền. Các nhà sáng lập doanh nghiệp nên tận dụng niềm tin và đầu tư hiện có, mang đến giải pháp sáng tạo có lợi cho xã hội.

Điều kiện lý tưởng để bùng nổ

Như đã nêu trước đó, tiềm năng mà Đông Nam Á sở hữu khuyến khích tăng trưởng và đầu tư. Khu vực này có lượng lớn người trẻ đam mê và hiểu biết công nghệ, 90% dân số truy cập Internet và biết cách xây dựng nền tảng. Cụ thể hơn, chỉ số Đổi mới của Bloomberg năm 2018 đã đặt Singapore lên vị trí thứ ba. Các khoản đầu tư đáng kể vào R&D và giáo dục STEM đã chứng minh rằng Đông Nam Á là tương lai của cộng đồng startup. Mặt khác, thị trường này cần giữ chân nhân tài đang sở hữu. Điều cần thiết là phải đáp ứng nhu cầu của người lao động nếu các tổ chức mong muốn nhân viên cống hiến toàn lực. 

Thiếu hỗ trợ toàn cầu và các rào cản tăng trưởng

Mặc dù nguồn tài trợ từ thế giới dành cho các doanh nghiệp ở Đông Nam Á ngày càng dồi dào nhưng phần lớn vẫn tập trung vào các công ty lớn, không phải startup ở giai đoạn đầu. Như vậy, nhà đầu tư cần dồn lực chú ý tới công ty khởi nghiệp có khả năng định hình thế hệ doanh nghiệp tiếp theo trong khu vực.

Các hạn chế trong khu vực là một rào cản phát triển khác. Dường như, các "gã khổng lồ" của Mỹ không tạo dựng được tiếng vang vững chắc tại thị trường màu mỡ này. Amazon thất bại trong cạnh tranh với các nền tảng thương mại điện tử địa phương như Lazada và Shoppee. Hàng loạt thành công "cây nhà lá vườn" trở nên quen thuộc khi các doanh nghiệp Đông Nam Á là những người hiểu rõ nhất hành vi của người tiêu dùng.

Đông Nam Á là một khu vực tập hợp nhiều nền văn hóa và mang tính chất địa phương hóa cao. Một số nền văn hóa lớn đến mức có thể coi là một thị trường riêng biệt nhưng cũng có một vài nơi tụt hậu không thể duy trì hoạt động kinh doanh. Mỗi khu vực đều mang các hành vi, thói quen, đặc trưng riêng. Do không phải là một xã hội thuần nhất, doanh nghiệp muốn phát triển tại đây gặp không ít khó khăn.

Ngoài Singapore, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều chưa có hệ thống chính sách kinh doanh thân thiện với nước ngoài đầy đủ. Nếu cắt giảm đầu tư đã dẫn đến một  kịch bản khởi nghiệp cực đoan và kém sáng tạo hơn ở Đông Nam Á. Ngoài ra, thiếu kiến thức kỹ thuật chung dẫn đến chậm áp dụng các công nghệ tiên tiến. Những yếu tố này kìm hãm sự đổi mới ở Đông Nam Á, khiến khu vực này kém đổi mới hơn so với các quốc gia phương Tây. Ngược lại, nới lỏng các quy trình kinh doanh và thực hiện các quy định thân thiện toàn cầu có thể giúp ích cho các doanh nghiệp tại đây.

Cân bằng phù hợp giữa địa phương và quốc tế, các công ty khởi nghiệp có thể vươn ra toàn cầu và thu được các khoản đầu tư nước ngoài có giá trị. Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là có tư duy địa phương hiểu hành vi người tiêu dùng để thành công ở Đông Nam Á. Đồng thời, thị trường tiềm năng cũng đồng nghĩa với giới doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức hơn để có được các khoản đầu tư nước ngoài và vượt qua rào cản văn hóa.

Chinh phục được những thách thức này sẽ đem đến các giải pháp sáng tạo mang lại lợi ích cho xã hội nói chung. Như Kevin Aluwi, giám đốc điều hành của Gojek đã nói: "Điều độc đáo và tuyệt vời ở Indonesia và Đông Nam Á là sự liên kết sâu sắc giữa những gì tốt cho doanh nghiệp và những gì tốt cho xã hội". Với triển vọng tươi sáng và các khoản đầu tư hấp dẫn hơn bao giờ hết, khám phá tiềm năng khai thác thị trường sẽ định hướng con đường kinh doanh của Đông Nam Á.

TL (theo e27)