Thứ bảy 14/06/2025 15:17
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thiếu việc làm hay thiếu lao động?

07/10/2021 21:55
Vấn đề người lao động đang cố gắng rời khỏi TPHCM và một số tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ là nghiêm trọng hơn những gì chúng ta đang thấy và nghĩ.

Để tình trạng người lao động đồng loạt tìm cách về quê tạm lánh là do chính quyền chưa thực sự hiểu và quan tâm đến người lao động.

Khi phải về quê để tạm lánh thì cũng có nghĩa là họ đã cạn sức để trụ lại. Thu nhập không đủ trang trải chi phí cuộc sống và bị bức bí một thời gian dài do giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19 là hai lý do lớn nhất khiến người lao động đồng loạt muốn về quê. Nhưng nỗi lo lớn nhất là khi họ quay lại, việc làm có còn?

Từ thiếu người sang thiếu việc

Khi TPHCM và một số địa phương thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19, quyết liệt thực hiện “3 tại chỗ”, “1 điểm đến 2 cung đường”, chỉ có một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện. Và rồi trong các doanh nghiệp này, một số cũng chịu không thấu khi giãn cách kéo dài, vì gánh nặng chi phí phát sinh để tuân thủ chính sách quá lớn.

Lúc này các đơn hàng vẫn còn, nhưng lại thiếu lao động. Nhưng khách hàng và đặc biệt là khách hàng quốc tế thì họ không thể đợi được. Một, hai tuần họ còn cố gắng nhưng nếu tính đến đơn vị bằng tháng thì họ phải chuyển sang kế hoạch B, nghĩa là chuyển đơn hàng đi qua nước khác, tuy chi phí lớn hơn nhưng thiệt hại cũng nhỏ hơn.

Mùa sản xuất này cũng là mùa cao điểm cho hàng hóa tiêu dùng cuối năm ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu cho nên các đơn hàng đã đặt không thể bị chậm trễ, các khách hàng thà chấp nhận tìm nhà máy mới hơn là phải đền bù hợp đồng.

Chính vì vậy mà trên nhiều trang tin quốc tế lớn, người ta nhắc đến việc một số nhãn hàng tìm đối tác sản xuất khác ngoài Việt Nam, thậm chí nghĩ đến phương án di dời nhà máy. Đến lúc này câu chuyện không còn là đơn hàng chờ, cần lao động mà dần dần đơn hàng càng giảm đi.

Nếu về quê và không tìm được việc, họ cũng sẽ quay lại thành phố và các khu công nghiệp khi tình hình dịch bệnh lắng xuống. Nhưng đến lúc đó, có còn các đơn hàng chờ họ? Hay họ có đáp ứng được những yêu cầu mới của bên tuyển dụng?

Covid-19 cũng đã ảnh hưởng đến thị trường lao động rất nhiều. Ngay cả ở những nền kinh tế có hỗ trợ tốt cho người lao động thì xu hướng thay đổi việc làm khiến cho cung cầu trên thị trường giai đoạn sau Covid-19 bị mất cân đối.

Lấy ví dụ như ngành dịch vụ ăn uống nhà hàng ở nhiều nước, sau khi mở cửa trở lại thì ngành này thiếu hụt lao động trầm trọng. Rất nhiều lao động thậm chí có thâm niên đã không muốn tiếp tục với nghề nghiệp và quyết định đi học để chuyển sang ngành khác. Điều này dẫn tới có ngành sẽ thiếu lao động, trong khi một số ngành khác thì số việc làm tạo mới không theo kịp nhu cầu tìm việc, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng vì chỗ cần không có, chỗ có không cần.

Bài học rút ra và kế hoạch cho tương lai

Để tình trạng người lao động đồng loạt tìm cách về quê tạm lánh là do chính quyền chưa thực sự hiểu và quan tâm đến người lao động. Sự cố gắng về kinh tế của họ là có giới hạn, khi không có đủ hỗ trợ thì phải ước tính được giới hạn chịu đựng của họ là bao nhiêu. Ví dụ như ước tính khoản tích cóp phòng thân của người lao động ở mức 2-3 tháng thì nếu không có việc làm trong bao lâu thì họ hết sức chịu đựng.

Với những lao động muốn về quê đợt này, bị giãn cách một thời gian dài với điều kiện sinh hoạt rất hạn chế thì sức ép về tâm lý là rất lớn. Chính vì vậy khi có quy định nới lỏng giãn cách thì dĩ nhiên họ sẽ tìm cách về quê ngay lập tức.

Nếu chính quyền hiểu được sức chịu đựng về kinh tế và tâm lý của những người lao động này, thì có lẽ sẽ có giải pháp phù hợp hơn. Chẳng hạn trước khi lệnh giãn cách kéo dài thêm, có thể cho người lao động có nguyện vọng về quê theo cách cuốn chiếu.

Và quan trọng hơn là các địa phương quản lý người lao động trở về không theo cách cực đoan chống dịch – nghĩa là không có ca nhiễm. Với dịch Covid-19 hiện nay, kiểm soát để không có ca nhiễm là điều không thể. Các chỉ số quan trọng để kiểm soát Covid-19 là các ca nặng và tử vong, mà phần lớn người lao động muốn về quê đều trong độ tuổi rất trẻ, sức khỏe tốt nên nhóm này không có nguy cơ trở nặng hay tử vong cao.

Điều lo lắng nhiều nhất lúc này là các đơn hàng đã chuyển sang nước khác, trong thời gian tới họ có chuyển hẳn nhà máy đi luôn hay không. Nếu điều này xảy ra thì sẽ mất nhiều công sức, thời gian cho việc kéo họ về trở lại.

Việt Nam cũng nên như một số nước có chương trình chuyển đổi việc làm, tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo để chuyển sang một lĩnh vực mới. Hay thậm chí trong cùng lĩnh vực nhưng mức độ kỹ năng và kiến thức ở mức cao hơn. Lấy ví dụ cũng trong lĩnh vực gia công lắp ráp, nhưng thay vì trước đây làm với các sản phẩm giản đơn thì bây giờ làm với các sản phẩm có độ chính xác, phức tạp, và công nghệ cao hơn.

Người lao động muốn trở về quê lúc này chỉ là nhu cầu tức thời, vì sức chịu đựng của họ đã đến hạn, họ cần một nguồn năng lượng mới để hồi phục trở lại. Người viết tin rằng, nếu về quê và không tìm được việc, họ cũng sẽ quay lại thành phố và các khu công nghiệp khi tình hình dịch bệnh lắng xuống. Nhưng đến lúc đó, có còn các đơn hàng chờ họ? Hay họ có đáp ứng được những yêu cầu mới của bên tuyển dụng?

Với những người làm chính sách, thường thì phải nhìn trong khung thời gian dài hạn, nhưng để khắc phục những chính sách sai, cần phải có những quyết sách ngắn hạn và khẩn trương, và quan trọng trên hết, là chính sách phải nghĩ đến người lao động, đến người dân.

TS. Võ Đình Trí

(Theo thesaigontimes.vn)

Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.