Thứ sáu 23/05/2025 17:57
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào thứ Ba (8/10) sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Các nhà đầu tư hiện đang dồn sự chú ý vào những định hướng chính sách mới từ Chính phủ đại lục.

Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc hiện đang chờ đợi những định hướng chính sách mới từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) vào thứ Ba (8/10) tới, khi thị trường đại lục trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Theo thông báo từ Quốc vụ viện phát đi hôm Chủ nhật (6/10), các quan chức cấp cao từ NDRC, bao gồm Chủ tịch Trịnh Sanh Kiệm, sẽ tổ chức họp báo vào lúc 10 giờ sáng, theo giờ địa phương, để cập nhật về việc triển khai các chính sách kích thích.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa.

Các nhà kinh tế và nhà giao dịch đang theo dõi sát sao các biện pháp bổ sung, khi Bắc Kinh đã thể hiện sự cấp bách trong việc đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng để đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm "khoảng 5%".

Trước kỳ nghỉ lễ, chính quyền đã công bố một loạt các biện pháp kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất, hạ yêu cầu dự trữ tiền mặt tại các ngân hàng, nới lỏng quy định mua bất động sản và hỗ trợ thanh khoản cho thị trường chứng khoán.

Theo đó, các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc đã tăng hơn 25% khi nhà đầu tư đón nhận tích cực loạt biện pháp này. Tuần trước, chỉ số blue-chip CSI 300 của Trung Quốc đã kéo dài chuỗi tăng lên 9 phiên liên tiếp, tăng hơn 8% vào thứ Hai trước khi thị trường đóng cửa cho kỳ nghỉ dài ngày. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông đã mở cửa trở lại vào thứ Tư tuần trước và giao dịch vượt mức 23.000 điểm vào thứ Hai, lần đầu tiên kể từ năm 2022.

Các hợp đồng tương lai liên quan đến chỉ số MSCI China A50 Connect, theo dõi 50 mã lớn nhất trên thị trường cổ phiếu hạng A, đã tăng gần 15% kể từ ngày 30 tháng 9, đạt 2.536,6 điểm vào lúc 2:30 chiều thứ Hai (7/10). Hợp đồng tương lai chỉ số SGX FTSE China A50 cũng tăng 12,7%, lên 15.672 điểm trong cùng kỳ nghỉ lễ.

Sự tăng trưởng đầy kỳ vọng

Theo bà Erica Tay, Giám đốc Nghiên cứu Vĩ mô tại Tập đoàn Ngân hàng Đầu tư Maybank, kể từ khi Bắc Kinh cam kết tăng chi tiêu tài khóa vào ngày 26 tháng 9, thị trường đã chờ đợi những thông tin rõ hơn của thông báo này. Bà nhấn mạnh rằng: "NDRC cần phải cung cấp thêm các chi tiết cụ thể."

Tuy nhiên, Bộ Tài chính nước này sẽ không tham gia buổi họp báo vào thứ Ba, và cũng chưa công bố bất kỳ chính sách lớn nào để hỗ trợ tăng trưởng, mặc dù đã có nhiều báo cáo về những kế hoạch này. Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc cần bổ sung các biện pháp kích thích tài khóa để duy trì được đà tăng trưởng, theo Shaun Rein, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của China Market Research Group. Ông Rein cho biết, điều quan trọng cần theo dõi trong cuộc họp ngày thứ Ba (8/10) là liệu các biện pháp mới có nhắm vào nền kinh tế thực hay không.

Ngoài ra, ông Lynn Song, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại ING, cho rằng, trong ngắn hạn sự lạc quan có thể tiếp tục "nhưng với tốc độ chậm hơn". Ông ám chỉ rằng, các nhà hoạch định chính sách có thể thúc đẩy thêm các chính sách hỗ trợ để "tận dụng động lực tích cực từ kỳ nghỉ dài".

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa.

Tuy nhiên, đà tăng này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thực hiện các chính sách đã công bố trước đó, và "cách mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra những biện pháp hỗ trợ tiếp theo nhanh chóng và quyết liệt ra sao" để thúc đẩy niềm tin tiêu dùng và hoạt động kinh tế, ông Song nói thêm.

Ông cũng cảnh báo: "Nếu bất kỳ yếu tố nào trong số các biện pháp này không được như kỳ vọng, sự lạc quan có thể bị lung lay”.

Theo Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao tại Natixis, không gian để thị trường tiếp tục tăng trưởng đang "thu hẹp, giờ đây nó phụ thuộc vào sự cải thiện thực sự trong nền kinh tế để xác nhận các định giá đó".

Ông Ng hy vọng, NDRC sẽ công bố số lượng chính sách tài khóa bổ sung vào thứ Ba, với sự tập trung vào hai lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng.

Kỳ vọng bùng nổ

Tuy nhiên, một số người như Hong Hao, đối tác và nhà kinh tế trưởng tại Grow Investment Group, tin rằng, buổi họp báo vào thứ Ba có thể sẽ "gây thất vọng", khiến thị trường mở cửa ở mức cao nhưng cuối cùng có thể quay đầu giảm.

Ông chỉ ra rằng, các quan chức có thể chỉ nhắc lại các thông báo trước đó, và cung cấp một số chi tiết về kế hoạch cho hạn mức phát hành trái phiếu chưa sử dụng, tương đương hơn 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (427,4 tỷ USD).

Điều quan trọng hiện tại sẽ không chỉ là "số lượng các biện pháp kích thích, mà là cơ chế thực tế để giúp tăng lương, tiêu dùng và niềm tin tiêu dùng tổng thể". Mặc dù Trung Quốc thường xuyên triển khai các gói kích thích tài khóa, nhưng hiệu quả của những gói này thường khá hạn chế khi phản ứng của thị trường không quá mạnh mẽ.

Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley dự đoán một gói tài khóa trị giá 2 nghìn tỷ nhân dân tệ có thể được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho chính quyền địa phương, tái cấp vốn cho các ngân hàng lớn và thúc đẩy tiêu dùng, theo FactSet. Ngân hàng này cũng cho biết, một gói kích thích nhỏ hơn dự kiến cũng vẫn cho thấy sự cam kết của Bắc Kinh trong việc chấm dứt giảm phát và hỗ trợ tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đang có đà tăng trưởng mạnh mẽ. (Ảnh: CNBC).

Bên cạnh đó, UBS lại dự đoán một gói kích thích tài khóa khiêm tốn hơn, trong khoảng từ 1,5 nghìn tỷ đến 2 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm nay, với sự tiếp nối từ 2 nghìn tỷ đến 3 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2025, theo FactSet.

Nhìn chung, tiềm năng tăng trưởng của thị trường Trung Quốc có thể sẽ đáng kể nếu Bắc Kinh thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ tài khóa như dự đoán. Citibank đã nâng dự báo cho chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, với dự đoán chỉ số này có thể đạt 26.000 điểm vào tháng 6 năm 2025. Ngoài ra, ngân hàng này cũng kỳ vọng các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh có thể vượt kỳ vọng của thị trường, với một gói hỗ trợ tiêu dùng sắp được công bố trị giá 3 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Tin bài khác
Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Giới phân tích cho rằng, “cuộc chiến thuế quan” (theo cách gọi của giới truyền thông) mà Mỹ phát động đem đến “cảm giác chiến thắng” cho Tổng thống Donald Trump và lấy phiếu cử tri tầng lớp trung lưu dành cho Đảng Cộng hòa trước cuộc đua bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào năm 2026.
“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế

“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế

Chi phí thuê kho ngoại quan đã tăng gấp 4 lần khi doanh nghiệp Mỹ đổ xô tận dụng công cụ này để trì hoãn thuế, bảo vệ dòng tiền giữa lúc chính sách thương mại thay đổi liên tục.
Sự trỗi dậy của chiến lược “phi Mỹ hóa” trong xuất khẩu của Trung Quốc

Sự trỗi dậy của chiến lược “phi Mỹ hóa” trong xuất khẩu của Trung Quốc

Trước rủi ro thương mại kéo dài, doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tăng tốc đa dạng hóa thị trường theo chiến lược “phi Mỹ hóa”, trong bối cảnh “tách rời” của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 20/5, là luật đầu tiên dành riêng cho hỗ trợ bảo vệ và phát triển khu vực tư nhân của Bắc Kinh.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa hạ lãi suất cho vay cơ bản, mở đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ứng phó áp lực đối với hệ thống ngân hàng.
Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization lên kế hoạch xây Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh, trong bối cảnh Việt Nam tăng tốc đàm phán thương mại với Mỹ, nhằm bảo vệ xuất khẩu và thu hút đầu tư bất động sản chiến lược.
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Nhiều quan chức Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025, do cần thêm thời gian đánh giá tác động từ chính sách thương mại của Mỹ đến kinh tế vĩ mô.
Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc vượt dự báo trong tháng 4/2025, nhưng tiêu dùng suy yếu và khủng hoảng bất động sản đang cản trở đà phục hồi kinh tế bền vững của Bắc Kinh.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Bắc Kinh tuyên bố áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Mỹ, EU, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), động thái đáp trả căng thẳng thương mại với Washington.
Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Với 779,3 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, Vương quốc Anh đã vượt Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Washington, phản ánh vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương chỉ định thuế với từng quốc gia trong vài tuần tới, từ bỏ chiến lược đàm phán song phương do Washington thiếu nguồn lực và thời gian.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.