Chủ nhật 29/12/2024 07:55
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh doanh

Thị trường chứng khoán: Sự thực không nằm ở các dự báo thị trường

12/10/2020 00:00
Với triển vọng không chắc chắn của nền kinh tế, nhà hoạch định chính sách bối rối, nhà kinh tế học dự đoán sai, thì các nhà đầu tư càng khó có khả năng dự báo về triển vọng kinh tế cũng như thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán: Sự thực không nằm ở các dự báo thị trường

Kinh tế toàn cầu không chắc chắn

Trong báo cáo cập nhật hàng quý vào tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải cắt giảm dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ còn -4,9% trong năm 2020.

Con số này thấp hơn 1,9% so với dự báo trước đó được đưa ra vào tháng 4 (-3%). Khi có thêm các con số về GDP quý II/2020 của các nước, có lẽ IMF sẽ một lần nữa phải điều chỉnh dự báo theo hướng xấu hơn. Hiện tại đã có thống kê GDP của Mỹ trong quý II/2020, giảm 32,9% so với cùng kỳ.

Trước đó, kinh tế Mỹ giảm 5% trong 3 tháng đầu năm, chính thức rơi vào suy thoái do đại dịch Covid-19. GDP quý II của các nước trong EU giảm 11,9%, GDP nước Anh giảm 20,4% so với cùng kỳ.

GDP suy giảm mạnh cho thấy tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 lên kinh tế thế giới. Thực tế, không chỉ IMF, mà Ngân hàng Thế giới (WB) hay bất kỳ tổ chức nào tiến hành dự báo con số tăng trưởng kinh tế đều không lường trước được ảnh hưởng của dịch bệnh ngay từ đầu.

Các kịch bản tăng trưởng được đánh giá, cập nhật theo diễn biến của đại dịch và thường là theo hướng xấu đi. Không thể lường trước hay dự đoán đúng vì trong thời gian qua, thế giới ngày càng phải đối mặt với những sự kiện bất ngờ và mang tính không chắc chắn.

Một trong những chỉ báo đo lường về sự không chắc chắn trong triển vọng kinh tế là Econmic Policy Uncertainty Index (EPU - chỉ số tính bất định của chính sách kinh tế).

Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 có nhiều phiên biến động hơn 2,5%, tương đồng với những biến động bất thường trong chỉ báo EPU. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, theo thống kê, các phiên biến động mạnh của S&P 500 ngày càng dày đặc và chỉ số EPU có xu hướng tăng dần.

Khi Covid-19 xảy ra, chỉ số này đạt ngưỡng cao nhất trong lịch sử đối với khảo sát trên phạm vi toàn cầu nói chung và ở Mỹ nói riêng.

Giá chứng khoán tăng nhờ tiền rẻ

Trước triển vọng ảm đạm của nền kinh tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới tiến hành nới lỏng bằng các biện pháp tài khóa và tiền tệ khác nhau nhằm cứu vãn nền kinh tế. Bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương liên tục mở rộng.

Lợi suất trái phiếu chính phủ ở các quốc gia lớn như Mỹ, Anh, Đức, Pháp… hiện đang ở mức thấp nhất trong lịch sử và về rất gần ngưỡng 0%. Nếu không nới lỏng, không bơm tiền thì nhiều quốc gia cũng không có sự lựa chọn khi nền kinh tế thực sự đã bị tổn thương quá mức bởi dịch bệnh.

Nền kinh tế chưa hồi phục, thậm chí triển vọng còn ở phía xa, nhưng với lượng tiền khổng lồ được bơm ra, giá cả các tài sản tài chính trên nhiều thị trường tăng vọt. Tại Mỹ, chỉ số Nasdaq, giá trái phiếu chính phủ vượt đỉnh mọi thời đại. Nhà đầu tư chứng khoán lạc quan nhờ tiền rẻ.

Mối quan hệ cùng chiều giữa giá trái phiếu và giá cổ phiếu là một trong những mối quan hệ được biết đến rộng rãi nhất trong điều kiện nền kinh tế bình thường. Giá trái phiếu tăng (tức lợi suất trái phiếu giảm) thường là yếu tố tích cực đối với cổ phiếu. Tuy nhiên, điều này không đúng trong điều kiện giảm phát. Trong bối cảnh giảm phát, khi lợi suất trái phiếu giảm, giá cổ phiếu và hàng hóa đều giảm.

Năm 2002, lần đầu tiên kể từ năm 1933, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải nhắc lại cụm từ “giảm phát”, khi cụm từ này bắt đầu xuất hiện nhiều trong các bản tin. Ben Bernanke, khi đó là Thống đốc Ủy ban Dự trữ Liên bang, đã đề cập lại thuật ngữ giảm phát trong các bài phát biểu của mình.

Diễn biến chỉ số hàng hóa ($SRB), USD ($USD), S&P 500 ($SPX) và lợi suất trái phiếu chính phủ ($TNX) tại Mỹ từ năm 1970 đến ngày 14/8/2020.

Vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán Nhật Bản đầu những năm 1990, cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 - 1998, vụ sụp đổ bong bóng dotcom đầu những năm 2000, cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ năm 2007 - 2008 và hiện nay là đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, các sự kiện như vậy làm dấy nên nỗi lo giảm phát.

Nếu kích thích kinh tế tỏ ra không hiệu quả, như giai đoạn đầu những năm 2000, hay năm 2007 - 2008, khi lợi suất trái phiếu chính phủ phá đáy, cổ phiếu và hàng hóa đều giảm, thế giới có thể sẽ đối mặt với nguy cơ giảm phát.

Hai câu chuyện mông lung

Những thông tin trên cho thấy cái mông lung của bức tranh lớn. Ở góc nhìn nhỏ hơn, đó là khi Covid-19 chưa trở thành đại dịch toàn cầu, mà mới chỉ bùng phát ở Trung Quốc, nhiều câu hỏi đặt ra, dịch bệnh sẽ đi qua với bao nhiêu ca nhiễm.

Khi đó, các chuyên gia cho rằng, trên toàn thế giới sẽ có không quá 10.000 người mắc bệnh, vì dịch SARS cũng chỉ có hơn 8.000 ca nhiễm. Nhưng chỉ nửa tháng sau, số ca nhiễm Covid-19 mỗi sáng đều tăng và đến nay, thế giới đã có hơn 22 triệu ca nhiễm.

Trước đó, qua báo chí, thế giới nhận thấy không ít các quốc gia xem thường Covid-19 ở thời điểm ban đầu khi cho rằng, “nó còn ít nguy hiểm hơn cúm mùa”. Đó chính là điều nguy hiểm nhất khi thiếu sự hiểu biết về dịch bệnh Covid-19 dù đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian qua, nhưng có thể vẫn chưa đầy đủ.

Trong làn sóng Covid-19 tái diễn tại Việt Nam kể từ ngày 25/7, tâm lý của người dân nói chung và nhà đầu tư nói riêng đã vững vàng hơn. Sau phản ứng ban đầu cũng không phải quá mức, dần dần các hoạt động trở lại gần hơn so với mức bình thường.

Người dân vẫn ít đi công viên, ít đến các cửa hàng bán lẻ hay các trạm trung chuyển, nhưng ra khỏi nhà và đến nơi làm việc bình thường.

Chính vì vậy, khi đứng trước đại dịch, tâm lý bình tĩnh và sự lạc quan luôn là điều tốt. Nhưng dù có niềm tin, có sự lạc quan với triển vọng của dịch bệnh, mỗi người trong chúng ta vẫn có sự mông lung nhất định với diễn biến khó lường của Covid-19. Trong việc dự báo thị trường chứng khoán, nhiều người cũng có sự mông lung tương tự.

Tin bài khác
Các “ông lớn” chia cổ tức lên đến nghìn tỷ tước Tết Nguyên đán 2025

Các “ông lớn” chia cổ tức lên đến nghìn tỷ tước Tết Nguyên đán 2025

Tết Nguyên đán 2025, hàng loạt doanh nghiệp lớn sẽ chi cổ tức tiền mặt với tỷ lệ hấp dẫn, có doanh nghiệp chi hơn 2.500 tỷ đồng, mang lại cơ hội lớn cho cổ đông.
Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Năm 2024, ngành chứng khoán ghi nhận nhiều dấu ấn lớn, trong đó sự cố tấn công mạng vào VNDIRECT là sự kiện đáng chú ý, gây gián đoạn giao dịch và tổn thất về kinh tế, nhưng cũng là bài học quý báu cho ngành.
Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Việc ưu tiên mua xe ô tô trước khi mua nhà ở có thể gây ra nhiều rủi ro tài chính. Chuyên gia cảnh báo, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay mua xe.
VSDC thông báo lịch nghỉ thanh toán giao dịch chứng khoán Tết Dương lịch 2025

VSDC thông báo lịch nghỉ thanh toán giao dịch chứng khoán Tết Dương lịch 2025

Các giao dịch chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 thực hiện tại các ngày 30/12/2024, 31/12/2024 sẽ được thanh toán lần lượt vào các ngày 2/1/2025, 3/1/2025.
Liệu đây có phải là thời điểm ‘

Liệu đây có phải là thời điểm ‘'vàng'' để mua bất động sản?

Lãi suất thấp, thị trường phục hồi – liệu đây có phải cơ hội vàng để vay mua bất động sản? Cùng tìm hiểu cách cơ cấu dòng tiền và phân khúc phù hợp để đầu tư nhà ở.
Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Chỉ với khoảng 5-10 triệu đồng mỗi tháng, có thể đầu tư thông minh để tạo ra lợi nhuận bền vững. Bài viết này sẽ chia sẻ những chiến lược đầu tư thông minh và an toàn với số tiền này, giúp làm chủ tài chính cá nhân.
Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Bằng cách duy trì thói quen đầu tư 30% thu nhập mỗi tháng ngay từ khi bắt đầu công việc, người trẻ có thể đạt được mục tiêu 1 tỷ đồng sau khoảng 10 năm.
Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Trong năm 2025, nhà đầu tư đứng trước nhiều lựa chọn hấp dẫn nhưng cũng không thiếu rủi ro. Vàng, bất động sản, hay trái phiếu, đâu là kênh đầu tư tiềm năng?
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng có sự biến động mạnh mẽ, nhưng chuyên gia khuyến cáo chỉ nên giữ vàng ở mức 15-20% tài sản và tránh đoán đỉnh, dò đáy.
Số tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng

Số tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng

Sang nửa cuối năm, thị trường cơ sở giao dịch trong biên độ hẹp khiến hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh giảm sôi động.
Cách hay để mua nhà trong 5 năm với mức lương 20 triệu/ tháng ?

Cách hay để mua nhà trong 5 năm với mức lương 20 triệu/ tháng ?

Với lương 20 triệu/tháng và khả năng tiết kiệm tốt, chúng ta hoàn toàn có thể lên kế hoạch tài chính hợp lý để mua nhà trong vòng 5 năm.
Với số vốn 100 triệu đồng, giải pháp đầu tư nào để sinh lời cao nhất ?

Với số vốn 100 triệu đồng, giải pháp đầu tư nào để sinh lời cao nhất ?

Với số vốn 100 triệu đồng, nhiều nhà đầu tư mong muốn tìm kênh đầu tư để có lợi nhuận tốt. Hãy cùng các chuyên gia phân tích một số giải pháp tối ưu trước khi thực hiện đầu tư.
Quản lý tài chính cá nhân một bí quyết tiết kiệm hiệu quả mỗi tháng

Quản lý tài chính cá nhân một bí quyết tiết kiệm hiệu quả mỗi tháng

Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu những chiến lược tiết kiệm và quản lý hiệu quả mỗi tháng.
Quản trị tài chính cá nhân bí quyết xây dựng tài sản cho tương lai

Quản trị tài chính cá nhân bí quyết xây dựng tài sản cho tương lai

Quản trị tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng sự ổn định tài chính lâu dài. Để thành công, mỗi người cần có chiến lược quản lý tài chính hợp lý.
Nhận định chứng khoán 13/12: Thị trường chứng khoán sẽ có chuyển biến mạnh

Nhận định chứng khoán 13/12: Thị trường chứng khoán sẽ có chuyển biến mạnh

Nhận định chứng khoán 13/12/2024, dự báo sẽ có những chuyển biến mạnh, với cơ hội gia tăng cổ phiếu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cùng cơ hội đầu tư tốt.