Thứ tư 08/01/2025 21:14
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

07/01/2025 21:04
Nếu chỉ số CPI biến động lớn thì có thể tại kỳ họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2025 sẽ có nội dung nghị quyết liên quan tới giảm trừ gia cảnh.
Bài liên quan
Chính phủ: Nghiên cứu mức điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
Sẽ có mức giảm trừ gia cảnh mới cho thuế thu nhập cá nhân?
Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi tổng thể Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với 7 nhóm chính sách gồm thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, quy định giảm trừ gia cảnh, biểu thuế, thuế suất…

Dự kiến, dự thảo Luật Thuế TNCN sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2025 và thông qua tháng 5/2026.

Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh
Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh.

Có ý kiến băn khoăn, thời gian chờ đợi còn khá dài. Mức giảm trừ gia cảnh hiện tại gây áp lực lớn cho người nộp thuế trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn.

Về vấn đề này, tại họp báo ngày 7/1 ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát thuế phí và lệ phí, Bộ Tài chính cho biết: Theo Luật Thuế TNCN hiện hành, trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với lần giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ báo cáo Quốc hội điều chỉnh. Bộ Tài chính đã theo dõi sát diễn biến CPI thời gian qua, từ năm 2020 đến nay, CPI chưa vượt ngưỡng 20% đó.

Tính từ năm 2020 đến hết 2024, chỉ số CPI tăng gần 16%. Do đó, trong 2025, nếu chỉ số CPI có biến động lớn thì có thể tại kỳ họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2025 sẽ có nội dung nghị quyết liên quan tới giảm trừ gia cảnh (nâng mức giảm trừ gia cảnh).

Mức giảm trừ gia cảnh năm 2025 được áp dụng thực hiện theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể, giảm trừ gia cảnh bao gồm hai phần:

- Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: Mức giảm trừ hiện nay là 11 triệu đồng/tháng, tương ứng 132 triệu đồng/năm.

- Giảm trừ cho người phụ thuộc: Mỗi người phụ thuộc được giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng và chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Để được công nhận là người phụ thuộc, cần có các giấy tờ chứng minh mối quan hệ và điều kiện đáp ứng theo quy định của pháp luật thuế.

Những người phụ thuộc gồm:

+ Con cái: Con dưới 18 tuổi; con từ 18 tuổi trở lên đang học tập và không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp; con bất kỳ tuổi nào nếu bị khuyết tật và không có khả năng lao động.

+ Vợ/chồng: Nếu không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp.

+ Cha mẹ: Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ/chồng nếu không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp.

+ Các cá nhân khác: Anh chị em ruột, ông bà, cô dì chú bác ruột, cháu ruột, và các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng và không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp.

Đối với người phụ thuộc đang trong độ tuổi lao động, họ phải bị khuyết tật và không có khả năng lao động. Còn đối với người phụ thuộc ngoài độ tuổi lao động, họ không được có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân không vượt quá 1 triệu đồng/tháng.

Tin bài khác
Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Chúng ta đã Tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để chúng ta vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) cho rằng, diễn đàn Kinh tế Việt Nam mùa Xuân 2025 đã thành công với nhiều giải pháp đột phá từ các chuyên gia, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực, với điểm nổi bật là giảm chu kỳ điều chỉnh giá từ 3 tháng xuống còn 2 tháng. Đây là bước tiến mới hướng tới việc điều tiết giá điện linh hoạt hơn, đảm bảo tính thị trường và công bằng giữa các đối tượng chịu tác động.
Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đây là thông tin ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7/1.
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Tại họp báo thường kỳ quý IV/2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, bà Mai Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh 3 giải pháp đột phá phát triển kinh tế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh 3 giải pháp đột phá phát triển kinh tế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia sẻ những giải pháp chiến lược quan trọng trong Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17, với mục tiêu nâng cao năng lực phát triển đất nước.
Singapore và Malaysia ký kết thỏa thuận thiết lập đặc khu kinh tế mới

Singapore và Malaysia ký kết thỏa thuận thiết lập đặc khu kinh tế mới

Singapore và Malaysia ký kết thỏa thuận đặc khu kinh tế liên biên giới, kỳ vọng thu hút 50 dự án trong vòng 5 năm, tạo ra 100.000 việc làm và thúc đẩy tăng trưởng của khu vực này.
Việt Nam trên đà trở thành ngôi sao đang lên của thương mại toàn cầu

Việt Nam trên đà trở thành ngôi sao đang lên của thương mại toàn cầu

Đây cũng là nhận định của ông Tim Evans – Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7/1.
Ngân hàng Nhà nước: Dư nợ nền kinh tế khoảng 15,6 triệu tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước: Dư nợ nền kinh tế khoảng 15,6 triệu tỷ đồng

Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú tại cuộc họp báo chiều ngày 7/1.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn: Năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn: Năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển

PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh cần giải pháp đột phá và động lực phát triển để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào 2045.
Quỹ hỗ trợ đầu tư: Sáng kiến chiến lược đột phá

Quỹ hỗ trợ đầu tư: Sáng kiến chiến lược đột phá

Ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế và Pháp lý tại Deloitte Việt Nam đánh giá cao quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ Đầu tư, gọi đây là một “sáng kiến chiến lược” mang tính đột phá.
Bình Phước đón đầu cơ hội phát triển với dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Bình Phước đón đầu cơ hội phát triển với dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Theo nghị quyết mới nhất của Chính phủ, dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ được khởi công chậm nhất vào ngày 2/9/2025, với kế hoạch hoàn thành cơ bản vào năm 2026 và đưa vào khai thác, vận hành trong năm 2027.
Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho viên chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp bộ máy hoàn toàn khả thi

Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho viên chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp bộ máy hoàn toàn khả thi

Đó là ý kiến của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 6/1.
EVN đề nghị tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

EVN đề nghị tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao tiếp tục đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện năng gia tăng trong tương lai.
Nâng tầm đối ngoại, góp phần tạo đà cho đất nước bứt phá, vững bước vào kỷ nguyên mới

Nâng tầm đối ngoại, góp phần tạo đà cho đất nước bứt phá, vững bước vào kỷ nguyên mới

Dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Ngoại giao sáng 6/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025.