Chủ nhật 18/05/2025 12:53
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Tháo gỡ gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp

12/10/2020 00:00
Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật, bao gồm 5 loại chi phí: Chi phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư để tuân thủ quy định, phí và lệ phí

Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, hiện nay, chi phí này đang là một gánh nặng đối với doanh nghiệp và người dân, cần được tháo gỡ. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Thanh Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý Xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp.

Xin chào ông Đặng Thanh Sơn! Thưa Ông, dưới góc độ đơn vị được giao nhiệm vụ chính trong việc rà soát, đánh giá, hướng dẫn thống nhất về chi phí tuân thủ pháp luật, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng chi phí tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp hiện nay?

Thứ nhất, chi phí thủ tục hành chính là chi phí mà doanh nghiệp và người dân phải bỏ thời gian và chi phí để thực hiện thủ tục hành chính, ví dụ để xin giấy phép; Thứ hai, chi phí về đầu tư để thực hiện các quy định pháp luật; Thứ ba, đương nhiên phải đóng phí, lệ phí; Thứ tư, chi phí về rủi ro pháp lý, ví dụ, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong vòng 5 năm, sau 5 năm, doanh nghiệp phải xin lại giấy phép; Thứ năm, chi phí không chính thức.

Bài phỏng vấn trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas.

Qua rà soát và đánh giá, có thể thấy hệ thống pháp luật Việt Nam còn tồn tại nhiều quy định pháp luật vẫn khiến cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vẫn phải chịu những chi phí không hợp lý, không đáng có. Đơn cử như các quy định pháp luật về điều kiện sản xuất kinh doanh.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới, chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam được xếp hạng tương đối thấp, đứng thứ 96/140 quốc gia, với 3,1 điểm trên thang điểm 7. Vậy, theo Ông, nguyên nhân nào khiến cho chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam lại thấp như vậy?

Ông Đặng Thanh Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý Xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều quy định cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ và tiếp tục cắt giảm các chi phí, để làm sao chúng ta vẫn thực hiện được mục đích quản lý Nhà nước, đồng thời, vẫn đảm bảo sự thông thoáng, thuận lợi cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc thực thi pháp luật;

Thứ hai, thực thi pháp luật giữ vai trò rất quan trọng, bởi các quy định pháp luật nếu chúng ta thực thi không đúng, thực thi không đầy đủ hoặc chúng ta không thực thi thì mục đích ban hành sẽ không đạt được. Tuy nhiên, trên thực tế, giữa quy định pháp luật và thực thi vẫn có một khoảng cách nhất định, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp cũng chưa cao cũng làm ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ pháp luật.

Vậy, giải pháp để cắt giảm chi phí, nâng cao xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong thời gian tới là gì, thưa Ông?

Thứ nhất, khung pháp lý là cở sở cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan thực hiện cần phải thường xuyên, mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để trong quá trình rà soát, đánh giá để chúng ta tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính hiệu quả và khả thi trong từng thời điểm, từng giai đoạn;

Thứ hai, vấn đề cơ bản nhất là thực thi pháp luật. Ở đây, vai trò của Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật là một kết quả tổng thể.

Còn về phía Bộ Tư pháp, Bộ đã, đang và sẽ triển khai hoạt động gì cho công cuộc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật này, thưa Ông?

Về chủ trương, Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, tham mưu cho Chính phủ thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, công tác phổ biến và tuyên truyền pháp luật một cách rộng rãi, thường xuyên, thiết thực đến tất cả các đối tượng liên quan;

Thứ hai, tập huấn cho đội ngũ thực thi pháp luật để nâng cao tính chuyên nghiệp về mặt nghiệp vụ, đặc biệt, tăng cường công tác rèn luyện, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, tránh và giảm thiểu tối đa tiêu cực của đội ngũ thực thi công vụ.

Thứ ba, sự hỗ trợ và phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc đồng tình, hưởng ứng và cùng kiên quyết nói không với những chi phí không chính thức, tạo thành dư luận mạnh mẽ; đồng thời, cần nêu gương và nhân rộng các điển hình, nhân tố tích cực để góp phần vào việc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành kế hoạch hành động của Bộ/Ngành tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ/Ngành, các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế xây dựng tài liệu hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương để có cách hiểu đúng, thống nhất về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật. Sau khi ban hành tài liệu hướng dẫn, Bộ Tư pháp tiến hành hoạt động theo dõi, hướng dẫn, đặc biệt, thiết lập đường dây nóng để hướng dẫn các Bộ/Ngành, địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện này.

Xin cảm ơn ông!

P.V

Tin bài khác
Từ 1/6/2025 ngừng cấp thẻ BHYT giấy: Người dân cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh?

Từ 1/6/2025 ngừng cấp thẻ BHYT giấy: Người dân cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh?

Từ ngày 1/6/2025, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ chính thức dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng các hình thức điện tử như ứng dụng VssID, VNeID hoặc thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip khi đi khám chữa bệnh.
Các tỉnh, thành phố cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc giả

Các tỉnh, thành phố cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc giả

Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn phòng chống thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Hình ảnh VB Group và thương hiệu Hanayuki sau "lùm xùm" sai phạm

Hình ảnh VB Group và thương hiệu Hanayuki sau "lùm xùm" sai phạm

Việc liên tiếp vướng vào các sự cố chất lượng sản phẩm khiến hình ảnh VB Group và thương hiệu Hanayuki chịu tác động tiêu cực.
Kem chống nắng Hanayuki bị thu hồi: Doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng lại vướng sai phạm

Kem chống nắng Hanayuki bị thu hồi: Doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng lại vướng sai phạm

Kem chống nắng Hanayuki vừa bị thu hồi là mỹ phẩm do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng, làm đại diện pháp luật và Tổng giám đốc – chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Doanh nghiệp Dược Sơn Lâm chi hơn 71 tỷ đồng hối lộ để đưa thuốc vào bệnh viện

Doanh nghiệp Dược Sơn Lâm chi hơn 71 tỷ đồng hối lộ để đưa thuốc vào bệnh viện

Vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế vừa được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, tâm điểm là Công ty Cổ phần Dược Sơn Lâm.
Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức trong giao dịch mua bán ô tô

Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức trong giao dịch mua bán ô tô

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) mới đây đã phát đi cảnh báo tình trạng phát sinh chi phí không chính thức trong các giao dịch mua bán ô tô, nhất là những dòng xe khan hiếm.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng: Giải pháp cấp bách để xử lý nợ xấu

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng: Giải pháp cấp bách để xử lý nợ xấu

Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý hiệu quả nợ xấu trở thành nhiệm vụ cấp thiết, mang tính sống còn đối với hệ thống tài chính – ngân hàng.
Vi phạm trên môi trường thương mại điện tử diễn biến phức tạp

Vi phạm trên môi trường thương mại điện tử diễn biến phức tạp

Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên môi trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên phạm vi toàn quốc

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên phạm vi toàn quốc

Đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... sẽ diễn ra từ ngày 15/5 – 15/6/2025, trên phạm vi toàn quốc.
Phú Thọ: Công ty KD Wood bị đình chỉ hoạt động vì vi phạm môi trường

Phú Thọ: Công ty KD Wood bị đình chỉ hoạt động vì vi phạm môi trường

UBND huyện Đoan Hùng đã có báo cáo số 613/UBND-NNMT ngày 14/5/2025 về việc xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần KD Wood (KD Wood).
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm của Công ty Xuất nhập khẩu Uyên Phương

Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm của Công ty Xuất nhập khẩu Uyên Phương

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm do Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Uyên Phương chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Cục An toàn thực phẩm thông tin việc kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm thông tin việc kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Ngày 15/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, thời gian gần đây cơ quan này đã nhận được nhiều công văn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và phụ gia thực phẩm đề nghị làm rõ quy định về kiểm tra nhà nước đối với hàng hóa nhập khẩu theo Thông tư số 15/2024/TT-BYT ngày 19/9/2024 của Bộ Y tế.
18 sản phẩm của Abbott Healthycare bị thu hồi bản công bố sản phẩm

18 sản phẩm của Abbott Healthycare bị thu hồi bản công bố sản phẩm

18 sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthycare Việt Nam vừa bị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận bản công bố.
Đề xuất phạt tới 2 tỷ đồng với hành vi thao túng thị trường tài sản mã hóa

Đề xuất phạt tới 2 tỷ đồng với hành vi thao túng thị trường tài sản mã hóa

Nhìn nhận thị trường tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo sửa đổi một số nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Sắp có chính sách đặc biệt về đất đai, lãi suất để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Sắp có chính sách đặc biệt về đất đai, lãi suất để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Dự thảo Nghị quyết về cơ chế phát triển kinh tế tư nhân, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 17/5, đưa ra các chính sách đặc biệt về đất đai, lãi suất và quản lý doanh nghiệp.