Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh Hóa là một trong 3 địa phương (hai địa phương còn lại là Quảng Ngãi và Bà Rịa - Vũng Tàu) được lựa chọn xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia, với quy mô kho dự trữ khoảng 1 triệu tấn.
Việc xác định vị trí xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia của tỉnh Thanh Hóa nhằm sớm hiện thực hóa quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/7/2023.
Sau khi đi kiểm tra thực địa các vị trí được Ban Quản lý KKTNS và các KCN đề xuất; trên cơ sở thảo luận, thống nhất với các ngành và để thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng, phù hợp với công tác vận hành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi thống nhất đề xuất vị trí khu N, có tổng diện tích khoảng 140 ha (thuộc KCN số 6) để trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô. Đồng thời, bổ sung thêm 1 phần khu C (thuộc Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn) phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà máy lọc dầu bằng nguồn vốn doanh nghiệp hoặc nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng kho dự trữ dầu thô của nhà máy.
Với vị trí quy hoạch kho dự trữ LNG, tỉnh Thanh Hóa thống nhất với Ban Quản lý KKTNS và các KCN sẽ đề xuất Bộ Công Thương quy hoạch tại khu vực phía Tây đảo Mê với khoảng 100 ha. Vị trí này phù hợp với định hướng quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa; đồng thời tận dụng được tiềm năng Cảng nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận cỡ tàu LNG lớn và thông dụng trên thế giới, với tải trọng 200.000 DWT.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1 nhà máy chế biến xăng dầu là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, công suất chế biến dầu thô 10 triệu tấn/năm, sản lượng khoảng 7,6 triệu tấn xăng, dầu và các sản phẩm hóa chất khác. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa hiện có 6 kho xăng dầu đang hoạt động, với tổng dung tích 753.860 m3; 5 kho xăng dầu khác với tổng dung tích 146.900 m3 đã đượcthuận chủ trương, đang triển khai đầu tư xây dựng.
Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cũng xác định, đề xuất vị trí xây dựng kho dự trữ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở khu vực phía tây đảo Mê, với diện tích khoảng 100 ha (gồm vùng đất và vùng nước). Vị trí này phù hợp với định hướng quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa; đồng thời tận dụng được tiềm năng Cảng nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận cỡ tàu LNG lớn và thông dụng trên thế giới, với tải trọng 200.000 DWT.
Thanh Hóa xác định vị trí đề xuất quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1 nhà máy chế biến xăng dầu là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, công suất chế biến dầu thô 10 triệu tấn/năm, sản lượng khoảng 7,6 triệu tấn xăng, dầu và các sản phẩm hóa chất khác. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa hiện có 6 kho xăng dầu đang hoạt động, với tổng dung tích 753.860 m3; 5 kho xăng dầu khác với tổng dung tích 146.900 m3 đã đượcthuận chủ trương, đang triển khai đầu tư xây dựng.
Bên cạnh việc xác định vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG, đoàn cồn tác tỉnh Thanh Hóa cũng thực hiện việc kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS). Theo đó, UBND thị xã Nghi Sơn và Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng khu vực KKTNS và các KCN (Ban Khu vực), trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đang triển khai một số dự án trọng điểm; tuy nhiên quá trình triển khai đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, đối với Dự án Phát triển các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án đã hoàn thành 100% tại một số hạng mục. Thị xã Nghi Sơn đã bàn giao cho nhà đầu tư tổ chức thi công các dự án thành phần, như: Cải tạo nâng cấp cầu Đò Bè và đường 2 đầu cầu tại phường Bình Minh và phường Hải Thanh; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho khu vực trung tâm thị xã Nghi Sơn, trạm xử lý nước thải tại phường Bình Minh; 4 khu tái định cư tại các phường: Ninh Hải, Hải Hòa, Bình Minh, Nguyên Bình; cải tạo 5,6km kênh Cầu Trắng.
Theo báo cáo của Ban Khu vực, do công tác GPMB dự án gặp khó khăn nên công tác thi công một số dự án thành phần chưa bảo đảm tiến độ. Cùng với đó, tại các vị trí đã có mặt bằng thì năng lực nhà thầu yếu, dẫn tới công tác giải ngân nguồn vốn của dự án này trong năm nay rất thấp.
Với Dự án Đường nối Cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi Cảng Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn đã hoàn thành kiểm kê hiện trạng toàn bộ dự án đi qua địa bàn; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với số tiền 11,98 tỷ đồng/205 hộ; đã chi trả 10,83 tỷ đồng/176 hộ và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công 1 phần tuyến 1 dự án. UBND thị xã Nghi Sơn dự kiến sẽ hoàn thành công tác GPMB tuyến 1 trước ngày 30/9 và tổ chức công tác xét nguồn gốc đất đối với tuyến 2 trước ngày 30/10.
Xác định đây đều là những dự án quan trọng, có ý nghĩa rất lớn và mang tính chất động lực cho sự phát triển của KKTNS nói chung, thị xã Nghi Sơn nói riêng, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị liên quan đến triển khai các dự án nâng cao hơn nữa công tác phối hợp triển khai các nhiệm vụ liên quan và chia sẻ công việc trong thực hiện nhiệm vụ GPMB; thường xuyên giao ban để giải quyết nhanh, kịp thời, triệt để các vướng mắc; trong đó yêu cầu Ban Quản lý KKTNS và các KCN, Ban Khu vực tăng cường lực lượng cán bộ phối hợp cùng thị xã Nghi Sơn giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án.