Thanh Hóa: Vì sao chính quyền không quyết liệt đôn đốc, giám sát thực hiện tháo dỡ công trình vi phạm?
- 521
- Pháp luật doanh nghiệp
- 09:27 21/06/2022
DNHN - Phần diện tích vi phạm hành lang an toàn đê biển của cơ sở kinh doanh chế biến hải sản Lý Hòa mặc dù đã có kết luận và yêu cầu tháo dỡ vào ngày 05/6, thế nhưng đến nay, phần vi phạm đó vẫn ngang nhiên tồn tại, thách thức dư luận.
Công trình trái phép của cơ sở kinh doanh chế biển hải sản Lý Hoà mọc lên từ nhiều năm trước ngay trong hành lang thoát lũ của đê biển Hải Châu (Phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa), đe dọa đến an toàn đê và hành lang thoát lũ của tuyến đê biển.
Sau khi tạp chí Doanh nghiệp & Hội Nhập có bài phản ánh về vấn đề này, UBND thị xã Nghi Sơn đã chỉ đạo các phòng ban chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên nghành thực hiện việc kiểm tra các dấu hiệu sai phạm tại cơ sở chế biến hải sản Lý Hòa.
Sau khi kiểm tra, đoàn thanh tra đã có kết luận cụ thể: Yêu cầu cơ sở kinh doanh của gia đình bà Lý Hòa dừng mọi hoạt động sản xuất, tháo dỡ toàn bộ phần vi phạm vào chân đê, thời gian trước ngày 05/6/2022. Báo cáo giải trình quá trình sản xuất, xây dựng thời gian được UBND phường Hải Châu cho thuê đất.

Đề nghị UBND phường Hải Châu đôn đốc, giám sát việc tháo dỡ và dừng hoạt động của cơ sở sản xuất. Báo cáo quá trình cho thuê, sử dụng đất của hộ gia đình và việc chấp hành tháo dỡ về UBND thị xã Nghi Sơn trước ngày 10/06/2022.
Thế nhưng, cho đến ngày 21/6 đã hơn nửa tháng trôi qua, cơ sở kinh doanh Lý Hòa vẫn chây ì, không tháo dỡ phần diện tích vi phạm theo yêu cầu của đoàn kiểm tra liên nghành.
Với vai trò là đơn vị quản lý trực tiếp, có trách nhiệm giám sát, đôn đốc việc tháo dỡ công trình vi phạm nhưng UBND phường Hải Châu lại không quyết liệt trước sự chây ì của doanh nghiệp trong việc khắc phục sai phạm, để doanh nghiệp ngang nhiên xâm phạm hành lang an toàn đê.

Trao đổi với ông Lê Văn Sơn- Đội trưởng Đội kiểm tra quy tắc xây dựng- Thị xã Nghi Sơn về thực hiện kết luận thanh tra về vi phạm an toàn hành lang đê đối với cơ sở kinh doanh chế biến hải sản Lý Hòa, ông Sơn khẳng định: “Sau khi đoàn kiểm tra kết luận vụ việc vi phạm đã giao cho UBND phường Hải Châu chủ trì tháo dỡ nhưng đến nay chưa thấy báo cáo ”
Câu hỏi được đặt ra, UBND phường Hải Châu đã thực hiện hết chức trách trong xử lý vi phạm hay có sự bao che để cơ sở kinh doanh chế biến hải sản Lý Hòa coi thường kỷ cương pháp luật, thách thức dư luận?.
Doanh nghiệp & Hội nhập sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Ngọc Lâm
Bài liên quan
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Cảnh báo về hai loại sản phẩm được giới thiệu là của Tập đoàn Bitney
Ngoài các thông tin thổi phồng về công dụng, các đối tượng còn giới thiệu những người tham gia mời gọi thêm các thành viên khác, phát triển hệ thống để được hưởng hoa hồng lợi ích theo mô hình đa cấp...
Hải Dương: Công an huyện Gia Lộc phát hiện cơ sở sản xuất, buôn bán dầu nhớt giả quy mô lớn
Lực lượng chức năng đã tiến hành khám xét khẩn cấp một cơ sở buôn bán dầu nhớt giả quy mô lớn trên địa bàn, phát hiện, thu giữ nhiều tang vật phục vụ quá trình sản xuất, sang chiết dầu nhớt giả trái phép, với số lượng lên đến 6000l dầu giả trong một tháng.
Khởi tố nhiều đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh sang Campuchia lao động trái pháp luật
Từ đầu năm 2022 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều tra làm rõ 04 vụ, 08 đối tượng có hành vi đưa người xuất cảnh sang Campuchia lao động trái pháp luật; kết luận vụ án, chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đề nghị truy tố 02 vụ, 02 bị can phạm tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.
Thủ tướng chỉ đạo tuyên truyền vụ giả danh cán bộ Văn phòng Chính phủ để chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan báo chí tổ chức thông tin, tuyên truyền về thủ đoạn phạm tội của Vũ Thị Hương Lan để các doanh nghiệp, người dân nâng cao cảnh giác và chủ động tố giác tội phạm với Cơ quan Điều tra.
Đà Nẵng: Triệt phá đường dây chuyên lập "công ty ma" buôn lậu động vật hoang dã trị giá hàng trăm tỷ đồng
Nghi phạm là "mắt xích" quan trọng trong đường dây nhập lậu sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê… từ các nước châu Phi về Việt Nam đã bị khởi tố, bắt tạm giam...
Lào Cai: Xử phạt 350 triệu đồng đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón vi phạm bảo vệ môi trường
Theo tin từ UBND tỉnh Lào Cai ngày 22/6, Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem đã bị UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do đã thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường
Phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả tại Bắc Giang
Ngày 22/6, Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Tổ công tác gồm Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Bắc Giang phối hợp với Công an huyện Lạng Giang, Công an xã Đại Lâm kiểm tra và phát hiện quả tang các đối tượng có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng tại Công ty CP Công nghệ cao EUPHA, có địa chỉ tại quốc lộ 31, thôn Hậu, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Nghệ An: “Những hung thần” tung hoành trên quốc lộ 48D
Mặc dù đang trong đợt cao điểm ra quân kiểm khổ, tải trên địa bàn cả nước nhưng Những chiếc xe đầu kéo ben chở đất cát, vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp có dấu hiệu quá khổ quá tải ngang nhiên tung hoành trên tuyến quốc lộ 48D đoạn từ thị xã Hoàng Mai đi Thái Hòa, Nghĩa Đàn nhưng không gặp phải bất kỳ sự kiểm soát nào từ lực lượng chức năng.
Doanh nghiệp cần biết: Những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn áp dụng
Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Biện pháp này có thể áp dụng đối với các chủ thể là bị can, bị cáo và người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của những người này có dấu hiệu bỏ trốn.
Nghệ An: Nhiều giám đốc doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh
Lý do tạm hoãn xuất cảnh vì các cá nhân này là đại diện theo pháp luật tại các doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế...