Thứ hai 16/06/2025 22:09
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thanh Hóa: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận hàng loạt sai phạm về quản lý giáo dục.

11/10/2021 15:29
Sau gần 6 tháng thực hiện công tác thanh tra, vừa qua, Thanh tra Bộ Gióa dục vừa có kết luận só 1080/KL- BGDĐT về trách nhiệm quản lý giáo dục của UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2019, 2020.

Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, sau khi tiến hành thanh tra trực tiếp tại các đơn vị chức năng thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Thạch Thành, trường ĐH Hồng Đức, trường ĐH Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và một số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Căn cứ báo cáo và hồ sơ, tài liệu minh chứng thu nhận được cung cấp, cho thấy nhiều hạn chế, thiếu sót.

Về trách nhiệm quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa, Thanh tra Bộ GD-ĐT xác định Quyết định 4762 ngày 9/12/2016 của UBND tỉnh về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và ổn định đến năm 2020 đã quy định tỷ lệ chi hoạt động giảng dạy và học tập là 10% ngay từ năm 2017. Các năm sau (năm 2019, 2020) tỷ lệ chi hoạt động giảng dạy và học tập chưa được điều chỉnh để phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 7 quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết luận thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục của UBND tỉnh Thanh Hóa
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết luận thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục của UBND tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: TH)

UBND tỉnh thực hiện phân cấp quản lý ngân sách chi thường xuyên sự nghiệp GD-ĐT chưa đúng với quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP. Năm 2019 và 2020, UBND tỉnh đã chuyển kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp GD-ĐT sang chi đầu tư phát triển, tổng số tiền hơn 207 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp tăng cường cơ sở vật chất cho các trường phổ thông và trường dân tộc nội trú, trong khi chưa cấp đủ kinh phí chi hoạt động giảng dạy và học tập ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn là chưa phù hợp. Trong 2 năm (2019, 2020), UBND tỉnh không bố trí vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước cho các dự án khởi công mới thuộc lĩnh vực GD-ĐT.

Ngoài ra, chưa ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở GD-ĐT, chưa phân cấp nhiệm vụ quản lý tài chính cho Sở GD-ĐT phù hợp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Thời điểm thanh tra, có tình trạng thiếu nhiều giáo viên ở các cấp học, bậc học, mất cân đối giữa các môn học theo quy định. Chưa đảm bảo số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tỉ lệ giáo viên trên lớp ở cấp tiểu học là 1,23 - chưa đủ để dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.

Đến cuối năm 2020, UBND tỉnh chưa có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án, Quyết định của tỉnh về việc sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện có đến năm 2020. Chưa có phương án giải quyết, bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế Nghi Sơn; chưa thực hiện tổng kết, đánh giá và xử lý dứt điểm những tồn tại, những khó khăn, bất cập của Đề án đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế Nghi Sơn,...

Về trách nhiệm quản lý của Sở Giáo dục Thanh Hóa, Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, Sở chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý...

Nhiều năm liền không thực hiện tuyển dụng, bổ sung đội ngũ viên chức các trường THPT. Năm 2020 tổ chức tuyển dụng 1 đợt không đảm bảo chỉ tiêu, có hồ sơ dự tuyển chưa đủ giấy tờ hoặc giấy tờ không đáp ứng tiêu chuẩn quy định.

Về kinh phí triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Năm 2020, mới thực hiện phân bổ được hơn 122,8 tỷ đồng/tổng kinh phí năm 2020 (theo kế hoạch là 210 tỷ đồng, đạt 58,52% kế hoạch)...

Ngoài ra, chưa quy định cụ thể các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý cấp phát các loại chứng chỉ. Sổ gốc cấp chứng chỉ chưa đúng mẫu theo quy định; sổ gốc không có chữ ký nhận của người nhận chứng chỉ.

Việc in bằng tốt nghiệp THCS do các Phòng GD-ĐT là không đúng phân cấp theo quy định. Sở GD-ĐT cũng chưa thực hiện công bố công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử.

Sở GD-ĐT cũng chưa thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh về nội dung lập, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định; chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo các khoản tài trợ cho giáo dục theo quy định.

Đối với các sở ban ngành liên quan, Thanh tra Bộ Giáo dục cũng chỉ rõ: Sở Nội vụ chưa tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc của các trường ĐH, CĐ trực thuộc UBND tỉnh thực hiện theo cơ chế tự chủ giai đoạn 2019–2020 và của các đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GD&ĐT và các UBND trực thuộc theo quy định; Sở Tài chính: Việc thực hiện phân bổ kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp GD&ĐT đối với cơ sở giáo dục, phần lớn không đạt tỷ lệ quy định; Sở Kế hoạch và Đầu tư: Không tổ chức thanh tra, kiểm tra về đầu tư lĩnh vực GD&ĐT. Thực hiện Dự án đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm và công nghệ thông tin, phầm mềm hỗ trợ đào tạo, học tập, quản lý cho trường ĐH Hồng Đức thiếu chặt chẽ về mặt hồ sơ, thủ tục

Đối với trường ĐH Hồng Đức, Thanh tra Bộ GD-ĐT xác định một số trường hợp quá thời hạn bổ nhiệm lại; Trưởng phòng Kế hoạch tài chính và Trưởng phòng Tổ chức cán bộ chưa thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định; Chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, Chứng chỉ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và Chứng chỉ tiếng dân tộc do Phó Hiệu trưởng nhà trường ký không đúng thẩm quyền theo quy định. Cùng đó, thực hiện Dự án đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm và công nghệ thông tin, phầm mềm hỗ trợ đào tạo, học tập, quản lý thiếu chặt chẽ về mặt hồ sơ, thủ tục.

Đối với các huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Thanh Hóa cụ thể là UBND thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Thạch Thành chưa ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Phòng GD&ĐT theo quy định; Phân cấp quản lý ngân sách chi thường xuyên sự nghiệp GD&ĐT cũng chưa đúng với quy định... Ngoài ra, một số khoản thu xã hội hóa ở một số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn được thực hiện không đúng quy định; nhận tài trợ không đúng quy định...

Trước đó, ngày 15/4, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đã công bố quyết định thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND tỉnh Thanh Hóa. Thời gian thực hiện thanh tra được xác định từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020, nếu cần thiết sẽ mở rộng thời gian ra trước hoặc sau thời điểm thanh tra được xác định.

Ngọc Lâm

Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.