
Tháng đầu trong năm Việt Nam tăng trưởng âm cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu
Tuy trong tháng tăng trưởng âm nhưng lũy kế 11 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước
Thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 11/2022 ước đạt 57,58 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 29,18 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2021; nhập khẩu ước đạt 28,4 tỷ USD, giảm 7,3%.
Lũy kế 11 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD.

Về thị trường, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, ước đạt 101,5 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất, ước đạt 109,9 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ.
Tính chung 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước được 87,46 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt khoảng 254,75 tỷ USD.

Trong 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có 11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD. Đứng đầu tiếp tục là các mặt hàng điện thoại, điện tử và máy móc phụ tùng.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu, đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất khi tăng tới 47% so với cùng kỳ năm 2021, ước đạt 3,8 tỷ USD. Đứng sau là mặt hàng giày dép tăng 40,2%, ước đạt 22,1 tỷ USD.
Trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất, ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng sau là mặt hàng thủy sản ước đạt 10,1 tỷ USD, tăng 27%. Đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chạm mốc 10 tỷ USD.
Đối với nhóm hàng rau quả, 11 tháng đầu năm ghi nhận giảm 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 3 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, khiến trị giá xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ còn đạt 1,2 tỷ USD, kéo theo xuất khẩu rau quả 10 tháng giảm 8%.
Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến bằng cùng kỳ năm trước; nông và lâm sản giảm 0,5 điểm phần trăm; thủy sản tăng 0,3 điểm phần trăm; nhiên liệu và khoáng sản tăng 0,2 điểm phần trăm.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu của Việt Nam ước khoảng 331,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 115,42 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 216,19 tỷ USD.
P.V (t/h)
- An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023
- Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm
- Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%
- Thêm 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2023
- Chi hơn 1 tỷ USD cung cấp miễn phí wifi trên máy bay để cạnh tranh và thu hút khách
Cùng chuyên mục


Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm

Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%

Tháng 1/2023, vốn FDI đăng ký mới tăng 48,5%

Thị trường trong nước sôi động tháng đầu năm 2023

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn tín dụng bất động sản; khẩn trương trình dự thảo Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?