Thứ ba 17/09/2024 02:12
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Tham vọng chinh phục thị trường xe điện tại Ấn Độ của startup gọi xe Ola

22/02/2023 11:36
Ông Bhavish Aggarwal, người sáng lập Ola đang mở rộng đế chế kinh doanh của mình. Ông tiết lộ kế hoạch tham gia thị trường ô tô điện vào đầu tuần này để cạnh tranh với những gã khổng lồ trong nước khác
aa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Ola Electric Mobility - Công ty với xuất phát điểm là một startup gọi xe đang lên kế hoạch để sản xuất xe máy, ô tô chạy điện. Họ đang triển khai xây dựng “trung tâm xe điện lớn nhất thế giới” với khoản đầu tư 76,1 tỷ rupee, theo Bloomberg.

Trong thông báo, Ola cho biết, trung tâm này sẽ rộng khoảng 809 ha ở bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ. Đây sẽ là nơi sản xuất xe máy điện, ô tô điện và pin điện. Ngoài ra, trung tâm cũng sẽ có công viên và nhà ở cho công nhân. Công cuộc sản xuất hàng loạt tại trung tâm mới dự kiến bắt đầu vào cuối năm nay.

Theo các chuyên gia, việc nội địa hóa các nguyên liệu quan trọng của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như pin, sẽ giúp EV có giá thành phải chăng hơn, song Ấn Độ chỉ có một phần nhỏ nguyên liệu thô cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong nước đối với pin lithium-ion. Được biết, ngoài Ola, Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani và công ty tinh chế vàng thỏi Rajesh Export sẽ nhận được các ưu đãi theo chương trình hỗ trợ trị giá 2,3 tỷ USD của chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển pin tiên tiến.

Theo Bloomberg, việc xây dựng một chuỗi cung ứng đáng tin cậy có thể giúp Ola giải quyết các vấn đề trong quá trình sản xuất xe điện. Công ty có trụ sở tại Bengaluru này trước đó đã thu hồi hơn 1.000 chiếc xe tay ga điện sau sự cố bốc cháy. Việc giao xe tay ga Ola ban đầu cũng bị trì hoãn do Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu trong bối cảnh nguồn cung bị gián đoạn vì thiếu chip.

Năm ngoái, Ola cho biết, pin lithium-ion đầu tiên được phát triển tại trung tâm đổi mới pin của mình ở Bengaluru, nơi công ty này đã đầu tư 500 triệu USD. Trong thập kỷ tới, Ola sẽ tập trung phát triển chuỗi cung ứng địa phương cho các vật liệu và linh kiện như động cơ, chất bán dẫn, xử lý lithium và sản xuất điện cực từ các khoáng chất như than chì, niken.

Ông Bhavish Aggarwal, người sáng lập công ty đang mở rộng đế chế kinh doanh của mình. Ông tiết lộ kế hoạch tham gia thị trường ô tô điện vào đầu tuần này để cạnh tranh với những gã khổng lồ trong nước khác như Tata Group và các nhà sản xuất ô tô toàn cầu như Hyundai Motor hay Tesla.

Doanh nhân 36 tuổi cho biết tại sự kiện ra mắt tại trụ sở Ola ở Bangalore rằng, Ola đặt mục tiêu trình làng chiếc ô tô điện đầu tiên vào mùa hè năm sau và có giá dưới 50.000 USD so với mức giá toàn cầu khoảng 70.000 USD.

Chiếc xe của Ola có vẻ ngoài tương lai, với phần mái được làm hoàn toàn bằng kính. Ola Electric có kế hoạch phát triển công nghệ pin của riêng mình, bắt đầu với các tế bào ion lithium bởi nó sẽ giảm chi phí khi sản xuất trong nước.

Chiếc xe của Ola có vẻ ngoài tương lai, với phần mái được làm hoàn toàn bằng kính
Chiếc xe của Ola có vẻ ngoài tương lai, với phần mái được làm hoàn toàn bằng kính.

Ông Bhavish Aggarwal đã làm việc nhiều năm làm việc trong lĩnh vực gọi xe. Trước đó, công ty gọi xe của ông đã đánh bại đối thủ giàu có Uber để khẳng định vị trí hàng đầu tại Ấn Độ. Năm 2017, ông quyết định lấn sân vào lĩnh vực xe điện với việc thành lập Ola Electric. Tuy nhiên, phải đến năm 2020, ông mới dành toàn tâm toàn ý vào việc phát triển Ola.

Ola Electric hiện chỉ bán lẻ một sản phẩm tại thị trường Ấn Độ - xe máy điện S1, được cung cấp với 3 phiên bản khác nhau là S1 Air, S1 và S1 Pro. Tuy nhiên, Ola cho biết công ty đang phát triển nhiều loại sản phẩm khác nhau cho thị trường, bao gồm cả xe máy điện và ô tô điện.

Mục tiêu là tạo ra một con đường hướng tới sự tự lực trong các công nghệ có liên quan và sau đó sản xuất một chiếc xe điện sản xuất tại Ấn Độ.

Vẫn chưa biết liệu Ola Electric có thành công hay không, nhưng phải nói rằng ông Aggarwal đã thúc đẩy thị trường xe điện Ấn Độ, thu về hàng triệu USD vốn đầu tư.

“Ngày còn nhỏ, tôi được dạy rằng Ấn Độ là một quốc gia đang phát triển. Trách nhiệm của thế hệ chúng tôi là thay đổi điều này và bây giờ chính là thời điểm thích hợp”, Aggarwal nói.

Bất chấp những rủi ro, ông Aggarwal cho biết, tầm nhìn và mục tiêu Ola là chế tạo hàng triệu phương tiện giá cả phải chăng cho Ấn Độ, cuối cùng là cho thế giới.

“Chiếc Tesla rẻ nhất có giá 50.000 USD, điều mà hầu hết thế giới không thể mua được. Chúng tôi có cơ hội dẫn đầu cuộc cách mạng xe điện với một loạt tùy chọn khác nhau có giá từ 1.000 đến 50.000 USD”, ông Aggarwal lạc quan nói.

Kỳ vọng của ông Aggarwal không phải điều gì đó hão huyền. Ấn Độ hiện là nhà sản xuất và cũng là thị trường xe hai bánh lớn nhất thế giới. Quốc gia này cũng là thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ).

Gánh nặng nhập khẩu dầu mỏ, ô nhiễm gia tăng, lạm phát giá cả leo thang do cuộc xung đột Nga-Ukraine, cũng như các cam kết quốc tế nhằm chống biến đổi khí hậu toàn cầu là các yếu tố chính khiến Ấn Độ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang phương tiện di chuyển điện tử, đồng thời gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng.

Ấn Độ đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng là đạt được 100% điện khí hóa vào năm 2030. Bằng cách chuyển hướng sang xe điện, quốc gia này sẽ được hưởng lợi trên nhiều mặt với nguồn năng lượng tái tạo tương đối dồi dào và nguồn nhân lực lành nghề trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất.

Ngoài ra, đây cũng là thị trường chưa được khai thác lớn nhất thế giới, đặc biệt là trong phân khúc xe hai bánh. 100% đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép tham gia vào lĩnh vực này.

Thị trường xe điện ở Ấn Độ sẽ là có giá trị 206 tỷ USD vào năm 2030 nếu Ấn Độ duy trì tiến độ ổn định để đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng vào năm 2030, theo một nghiên cứu độc lập của Trung tâm Tài chính Năng lượng thuộc Hội đồng Năng lượng, Môi trường và Nước (CEEW-CEF), một trong những tổ chức tư vấn hàng đầu Nam Á. Đến năm 2030, ngành công nghiệp xe điện dự kiến sẽ tạo ra 10 triệu việc làm trực tiếp và 50 triệu việc làm gián tiếp.

Trong 3 năm từ 2019-2022, doanh số bán xe điện Ấn Độ đã tăng hơn 2,218%. Trong năm tài chính 2023 (tính đến ngày 9/12), hơn 442.901 ô tô điện đã được bán ra, cao gấp nhiều lần so với con số 19.100 trong năm tài chính 2020.

Hồng Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Huawei và hành trình 5 năm vượt khó cấm vận của Mỹ

Sau lệnh cấm vận của Mỹ vào năm 2019, Huawei buộc phải tìm cách khôi phục vị thế bằng cách tự phát triển chuỗi cung ứng chip trong nước.
Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Gần 1.100 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tính đến 17 giờ ngày 15/9, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương với tổng số tiền là 1.094 tỷ đồng.
OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

OpenAI vừa ra mắt mô hình AI đầu tiên có khả năng lập luận

Phiên bản xem trước của mô hình AI mới này sẽ có sẵn thông qua chatbot phổ biến của OpenAI là ChatGPT, dành cho người dùng Plus và team trả phí.
Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Mobifone: Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0

Nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân

Cộng đồng người Việt tại Phần Lan luôn được Chính phủ Phần Lan đánh giá cao và là một trong 4 nước của chương trình Thu hút nhân tài của chính phủ Phần Lan.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son