Thứ sáu 11/10/2024 07:25
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tham nhũng tàn phá môi trường kinh doanh thế nào?

12/10/2020 00:00
Có 11 hiệp hội doanh nghiệp ký bản cam kết kinh doanh liêm chính nhằm đề cao giá trị cốt lõi của tính chính trực, trách nhiệm và hành vi đạo đức của doanh nghiệp.
aa

Đại diện các Hiệp hội Doanh nghiệp ký cam kết kinh doanh liêm chính

Sáng 13/11, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp thông qua thúc đẩy cam kết kinh doanh liêm chính”.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, liêm chính là vấn đề rất quan trọng với doanh nghiệp. “Sự chuyên nghiệp, hành vi đạo đức đúng đắn và tính chính trực được đề cao đối với nhân viên, khách hàng và chuỗi cung ứng là phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh”,ông Lộc nói.

Ông Lộc cho biết, theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mỗi năm mức chi cho tham nhũng tương đương 50% GDP toàn cầu, khoảng 2.600 tỷ USD. Trong đó, số tiền dùng hối hộ được Ngân hàng Thế giới ước tính lên tới 1.000 tỷ USD.

Tham nhũng đã trực tiếp tàn phá môi trường kinh doanh, khiến việc sử dụng nguồn lực, ngân sách công kém hiệu quả, ảnh hưởng đến niềm tin cuả các đối tác liên quan. Đặc biệt, với các nước đang phát triển như Việt Nam, tham nhũng để lại hậu quả lớn hơn nhiều so với các nước phát triển, do các quốc gia này đang trong quá trình chuyển dịch kinh tế thị trường.

Chủ tịch VCCI cũng chi ra, tới 98% số doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ. Đây cũng là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi chi phí tham nhũng.

Các doanh nghiệp lớn thường có những công cụ, hệ thống quản trị hay những chuẩn mực tốt để phòng ngừa tham nhũng. Trong khi đó, nền tảng quản trị của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ lại rất mỏng manh và yếu nên nguy cơ tổn hại rất lớn. “Vì thế, họ phải nâng cấp trình độ và khả năng quản trị, giúp tạo dựng được chỗ đứng và khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường”, ông Lộc nói.

Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, hiệp hội doanh nghiệp sẽ là đơn vị cộng tác tích cực, triển khai mạnh mẽ phong trào, thúc đẩy kinh doanh liêm chính trong các đơn vị do mình đại diện, cùng hành động tạo nên lá chắn vững chắc, giảm thiểu, ngăn chặn rủi ro liên quan tới hối lộ, tham nhũng trong các giao dịch kinh tế.

Đánh giá cao nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam qua việc thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, bà Caitlin Wiesen, Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng: “Thay đổi cần thời gian, vì vậy, chúng ta cần có những mục tiêu rõ ràng cho từng thời điểm để theo dõi tiến độ thực hiện cam kết, đảm bảo cam kết không chỉ là một lời hứa mà còn là một công cụ hiệu quả thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch tại Việt Nam”.

11 Hiệp hội doanh nghiệp ký cam kết kinh doanh liêm chính bao gồm: Hiệp hội doanh nghiệp Dệt may Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội; Hiệp hội doanh nghiệp da giày túi xách Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp TP Hà Nội; Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM; Hiệp hội Cao su – Nhựa TPHCM; Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TPHCM; Hiệp hội Dệt may, thêu đan TPHCM, Hiệp hội Nhựa TPHCM.

Việt Linh

Tin bài khác
Kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa: Tăng trưởng đều để "về đích" năm 2024

Kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa: Tăng trưởng đều để "về đích" năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm, GRDP tỉnh Khánh Hoà tăng 10,45% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 6 so với cả nước và xếp thứ 2 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Trump Organization đầu tư dự án sân golf trị giá 1,5 tỷ USD tại Việt Nam: Cú hích cho ngành dịch vụ du lịch

Trump Organization đầu tư dự án sân golf trị giá 1,5 tỷ USD tại Việt Nam: Cú hích cho ngành dịch vụ du lịch

Ngày 8/10 vừa qua, Tập đoàn Kinh Bắc City đã công bố hợp tác với Trump Organization để phát triển một dự án sân golf và khách sạn với tổng vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD tại tỉnh Hưng Yên.
Bình Dương ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Bình Dương ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, phát triển mô hình OCOP tại nhiều địa phương, sản phẩm nông nghiệp của Bình Dương ngày càng được nâng tầm.
Năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành cường quốc biển vì lí do này

Năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành cường quốc biển vì lí do này

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển như chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều giải pháp đồng bộ và táo bạo đang được đặt ra.
Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD. Với kết quả khả quan trong 9 tháng đầu năm và triển vọng tích cực trong các tháng cuối năm, mục tiêu này không chỉ khả thi mà thậm chí có thể vượt qua.
Điện lực miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Điện lực miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Sáng 9/10, tại trụ sở Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị góp ý kiến các dự án luật.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục nắm bắt cơ hội, tiên phong đổi mới mô hình quản trị, đẩy mạnh chuyển đổi số để tăng sức cạnh tranh.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân: Đẩy mạnh tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân: Đẩy mạnh tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết ,đã phản ánh những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cận đất đai, đặc biệt trong các dự án y tế và giáo dục.
Bình Dương: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa xứng tiềm năng

Bình Dương: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa xứng tiềm năng

Bình Dương đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và đang xây dựng một khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ, dự kiến sẽ sớm đi vào hoạt động.
Nghệ An: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng hơn 32%

Nghệ An: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng hơn 32%

Theo Sở Công Thương Nghệ An, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng 32,01% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 84,58% kế hoạch năm.
Lào Cai: Kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

Lào Cai: Kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

Quyết định chấm dứt tình huống khẩn cấp là một bước quan trọng trong quá trình phục hồi sau thiên tai, giúp Lào Cai tập trung khắc phục hậu quả.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Động lực để doanh nghiệp Việt phủ sóng toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Động lực để doanh nghiệp Việt phủ sóng toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp Việt và khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Bình Dương: Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng

Bình Dương: Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng

Chiều ngày 08/10/2024, đã diễn ra kiện xúc tiến đầu tư “Bình Dương - Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng” do Tổng Công ty Becamex IDC chủ trì tổ chức.
Nông nghiệp chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế

Nông nghiệp chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế

Bám sát các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Ngân hàng đã xác định Tam nông là một trong những lĩnh vực ưu tiên về vốn tín dụng của nền kinh tế.
Xây dựng quy định riêng với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử

Xây dựng quy định riêng với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan đã được giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.