Thứ hai 21/04/2025 15:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tăng tuổi nghỉ hưu: Cụ thể hóa tới từng công việc

12/10/2020 00:00
Công chức, viên chức thực hiện tuổi nghỉ hưu theo lộ trình tăng nhanh, trong khi người lao động (NLĐ) sản xuất trực tiếp ở khu vực DN lại chậm hơn để không gây sốc.

Hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu mới

Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi đã qua 3 lần chỉnh sửa và góp ý kiến. Dự kiến, trong kỳ họp Quốc hội tháng 10/2019, các đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu thông qua dự thảo sửa đổi này. Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án BLLĐ sửa đổi cho biết, về cơ bản Ủy ban thống nhất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu để đáp ứng yêu cầu già hóa dân số cũng như đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết số 28/NĐ-TW về cải cách chính sách BHXH.

Hiện nay, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đang nghiên cứu 2 phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua đó chọn 1 phương án hài hòa và hợp lý nhất.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Cụ thể hóa tới từng công việc
  Công nhân nữ ngành dệt may kiến nghị tuổi nghỉ hưu là 55. Ảnh: Thủy Trúc

Phương án 1 theo như đề xuất do Chính phủ trình: Tuổi nghỉ hưu tăng từ năm 2021, mỗi năm nam tăng 3 tháng, nữ 4 tháng tới khi tuổi nghỉ hưu của nam đủ 62, nữ đủ 60. Phương án 2, Quốc hội sẽ chỉ quy định nguyên tắc về tuổi nghỉ hưu; Chính phủ cụ thể hóa bằng cách đặt ra lộ trình cho các nhóm lao động khác nhau. Theo ông Lợi, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu khác nhau cho từng đối tượng lao động.

Có thể, khu vực công chức, viên chức, từ năm 2021, nam tăng 3 tháng/năm, nữ tăng 4 tháng/năm. Khu vực sản xuất kinh doanh, tuổi nghỉ hưu của NLĐ có thể chậm hơn, 1 hoặc 2 tháng/năm. Nhiều chuyên gia lao động đồng tình với phương án 2 bởi đây là giải pháp lâu dài 5 – 10 năm nữa khi kinh tế phát triển, sức khỏe của người dân được tăng lên. Trong khi số NLĐ giảm đi thì tăng tuổi nghỉ hưu càng hợp lý.

Từ quan điểm này, PGS.TS Dương Văn Sao – nguyên Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị: Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình, tính từ năm 2021. Cụ thể, đối với công chức, viên chức, nam tăng 3 tháng/năm, nữ tăng 4 tháng/năm. Lao động ở khu vực sản xuất, kinh doanh tăng chậm hơn có thể 1 năm tăng 1 tháng với nam, 2 hoặc 3 tháng với nữ. Sở dĩ nên mức tăng chậm để NLĐ ở khu vực có quan hệ lao động không bị sốc.

Không có chuyện ở lại "giữ ghế"

Cùng với đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu cho công chức, viên chức 3 - 4 tháng/năm đối với nam và nữ, nhiều ý kiến đề nghị đưa quy định này vào Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức. Theo ông Bùi Sỹ Lợi, đây là vấn đề mới cần có sự nghiên cứu và đánh giá tác động. “Cũng có thể BLLĐ chỉ quy định tuổi nghỉ hưu của lao động sản xuất còn công chức, viên chức được thể hiện rõ trong Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Tuy nhiên, viên chức ở một số nghề cũng không thể kéo dài tuổi làm việc như công chức, vì tính chất lao động khá nặng nhọc như giáo viên, y tá, hộ lý...” – ông Nguyễn Hữu Dũng lưu ý. Nếu BLLĐ chỉ quy định tuổi nghỉ hưu cho lao động sản xuất, phải tách ra: Lao động quản lý và chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ có thể kéo dài hơn tuổi làm việc so với NLĐ trực tiếp sản xuất.

Trước những ý kiến băn khoăn về việc những người có trình độ cao làm quản lý được nghỉ hưu muộn hơn sẽ "chiếm ghế" của lao động trẻ, Trưởng ban soạn thảo BLLĐ sửa đổi Đào Ngọc Dung phản hồi: Các nhà khoa học, GS, TS, bác sĩ cần được kéo dài tuổi làm việc để tận dụng chất xám, tài năng.

Tuy nhiên, phải hội tụ đủ 3 điều kiện: Cơ quan, DN ấy có muốn những người này ở lại; bản thân họ phải có sức khỏe, đủ tiêu chuẩn để đảm bảo làm việc tốt; NLĐ này phải có nhu cầu. Cùng với đó là nguyên tắc: Chỉ được làm chuyên môn, không giữ chức danh quản lý. Như vậy, sẽ không có chuyện kéo dài tuổi nghỉ hưu để "giữ ghế".

Về lao động các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, qua khảo sát NLĐ cho thấy đa số đều muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện nay. “Lao động dưới xưởng, nhất là làm việc trong các ngành độc hại, khi quá tuổi 35 đều không đảm bảo năng suất lao động. Vì thế, nên nâng tuổi nghỉ hưu đối với khối hành chính sự nghiệp, còn lao động trực tiếp sản xuất không nên tăng” – bà Đào Thị Thu Huyền – đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản đề nghị.

Về việc này, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, NLĐ ở ngành nghề thuộc 1.748 lĩnh vực, công việc nặng nhọc, độc hại được điều chỉnh tăng tuổi làm việc chậm hơn và tuổi nghỉ hưu thấp hơn. Trong quá trình thiết kế chính sách sẽ cụ thể hóa tới từng danh mục, công việc, vị trí để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho phù hợp.

"Tuổi nghỉ hưu là quyền của NLĐ, phải được điều chỉnh bằng luật. Vì thế Quốc hội không nên giao cho Chính phủ quy định cụ thể tuổi làm việc của NLĐ đối với từng ngành nghề." - TS Nguyễn Hữu Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động xã hội, Bộ LĐTB&XH

Thủy Trúc

Tin bài khác
Thu ngân sách trung ương ước đạt 39,9% dự toán

Thu ngân sách trung ương ước đạt 39,9% dự toán

Tính tới giữa tháng 4/2025, thu ngân sách trung ương đạt 407,2 nghìn tỷ đồng (đạt 39,9% dự toán), còn ngân sách địa phương đóng góp 394,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 41,7% dự toán).
Kịch bản và giải pháp cho ngành nông nghiệp trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Kịch bản và giải pháp cho ngành nông nghiệp trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Với kịch bản chính sách thuế quan của Hoa Kỳ áp mức thuế 10% duy trì ổn định trong cả năm 2025 và áp dụng đồng đều cho tất cả các quốc gia, tác động đến xuất khẩu của Việt Nam là không đáng kể và mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp vẫn có thể đảm bảo thực hiện.
Thông xe cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, đẩy nhanh kết nối vùng

Thông xe cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, đẩy nhanh kết nối vùng

Ngày 19/4/2025, hai dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt – Vũng Áng chính thức thông xe kỹ thuật, góp phần thúc đẩy liên kết vùng và tạo đà phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung.
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
Vì sao xuất nhập khẩu

Vì sao xuất nhập khẩu 'đột ngột' giảm hai con số trong nửa đầu tháng 4?

Dù tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng 13,89% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đợt giảm “đột ngột” trong nửa đầu tháng 4 đang khiến nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế không khỏi lo ngại.
Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam – vừa ký ban hành Công văn số 4860/BTC-BHXH gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung công văn đề nghị tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng đề án, rà soát ranh giới hành chính chồng lấn, và thống nhất phương án sử dụng tài sản công, bố trí trụ sở chính trị - hành chính.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, sáp nhập bộ ngành và tiến độ chậm khiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Hàng không Dân dụng (sửa đổi) là mở rộng cơ chế thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước vào lĩnh vực hàng không.
Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Việt Nam đã đưa ra ba định hướng trọng tâm – hay còn gọi là “ba kiến tạo” – để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu (P4G) lần thứ 4.
Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chiều 17/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Xây dựng yêu cầu 4 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đẩy nhanh bàn giao mặt bằng trong tháng 4 để xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam.
Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Trong năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ngay các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, trong đó yêu cầu bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

WB và ADB từ lâu đã là hai đối tác phát triển chiến lược của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, phát triển hạ tầng và nâng cao năng lực quản trị quốc gia.