Thứ hai 12/05/2025 00:14
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Tác động tiêu cực của đại dịch COVID 19- Bài 1: Đời sống, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng

27/08/2021 10:22
Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đến tháng 6/2020, có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc. Cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19, bao gồm những người bị mất

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại 9 tỉnh, thành phố và qua khảo sát Onile cho thấy, gần 70% người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng việc làm. Cụ thể, 38,9% bị giãn việc/nghỉ việc luân phiên; 26,4% bị ngừng việc tạm thời; 2,3% bị cách ly y tế. Theo Tổng cục Thống kê, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành Dịch vụ - ăn uống có tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc rất cao, chiếm gần 20% tại mỗi ngành. Còn Bộ LĐTB&XH ước tính, trong quý II/2020, sẽ có trên 250 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm. Mức độ ảnh hưởng lớn nhất là ở các tỉnh, thành phố tập trung nhiều công nhân lao động như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Đến tháng 6 năm 2020, cả nước có 478.942 NLĐ nộp đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (bằng 111,7% so với cùng kỳ năm 2019). Tổng số người có quyết định hưởng trợ cấp là 343.376 người (tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2019).

Đại dịch COVID khiến đời sống, việc làm của NLĐ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh minh họa

NLĐ bị ảnh hưởng nặng nề nhất thuộc 2 nhóm ngành Giao thông - vận tải và Du lịch dịch vụ. Tỉ lệ bị giãn, ngừng việc/nghỉ việc luân phiên hoặc bị điều chuyển sang công việc khác lần lượt là 88,8% và 84,2%. Nhóm NLĐ bị ảnh hưởng nhiều thứ hai bao gồm Giáo dục, Thương mại tài chính, Nông - lâm - thủy sản và Dệt may- da giầy. Tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trực tiếp chiếm trong khoảng từ 50% đến 65 %. Mặc dù tình hình dịch bệnh nguy cơ cao, nhưng Y tế lại là ngành bị ảnh hưởng thấp nhất, chỉ 40,8% NLĐ bị tác động.

Cụ thể, dưới các lệnh cấm và hạn chế đi lại, người lao động của ngành Giao thông - vận tải này bị ảnh hưởng sớm nhất, rõ rệt nhất. Đặc biệt, với những lao động phải vay mượn để đầu tư phương tiện vận tải phục vụ việc vận chuyển hành khách... thực sự lâm vào khó khăn lớn do công việc bị ngưng trệ, trong khi vẫn phải trả các khoản vay. Đặc biệt là vận tải hàng không, 10.000 nhân viên phải nghỉ việc. Ngành đường sắt, đường bộ, hàng hải cũng rơi vào tình trạng cũng tương tự.

Với ngành du lịch- dịch vụ, ngay từ tháng 1/2020, với các thông tin về dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc và sự xuất hiện các ca bệnh ở Việt Nam, lượng khách du lịch đã sụt giảm nghiêm trọng đến 80% - 90%. Không có khách kéo theo hệ lụy 84,2% người lao động của ngành này bị giãn, ngừng việc tạm thời hoặc luân phiên làm việc. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành nghề, trong quá trình làm việc phải tiếp xúc với đa dạng đối tượng, nên tỉ lệ NLĐ bị ảnh hưởng và phải cách ly chiếm 2,8% (chỉ sau ngành y tế: 3,2%). Theo thống kê, hàng trăm nghìn lao động trong ngành dịch vụ - lưu trú và ăn uống bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc trong ngành chiếm tỉ lệ khoảng hơn 20%.

Do ảnh hưởng của dịch, một số DN cho NLĐ bắt đầu nghỉ việc từ ngày 28/3 không có lương. Không có tiền, NLĐ phải xin việc đi làm thêm để xoay sở, làm thêm kiếm sống. Một số NLĐ chia sẻ thêm, khi quá khó khăn, họ đã phải huy động, vay mượn, nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè. Thậm chí một số người phải tìm đến nguồn vay “tín dụng đen” để trang trải cuộc sống.

Với ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, có khoảng 1,2 triệu lao động bị ảnh hưởng. Tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc cũng giống như ngành dịch vụ, chiếm tỉ lệ khoảng 20%

Mặc dù tỷ lệ bị ảnh hưởng chung của khối giáo dục là 65,1% nhưng với riêng giáo dục ngoài công lập, đặc biệt là giá dục mầm non, gần như 100% NLĐ nghỉ việc, giảm thu nhập từ 90 - 100%. Riêng khối mầm non là hơn 30.000 lao động đang bị ngừng việc. Đáng nói, hình thức, điều kiện làm việc ngành Giáo dục thay đổi căn bản đến trên 90%, từ việc giảng dạy trực tiếp sang giảng dạy online. Giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Nếu như trước đây, giảng dạy trực tiếp, soạn bài giảng mang tính tổng quát, kết hợp trao đổi làm rõ vấn đề với người học trong quá trình giảng dạy. Thì nay, phải dành nhiều thời gian soạn bài giảng kỹ hơn, chi tiết, cụ thể hơn. Cùng với đó là gặp khó khăn về tâm lý giảng dạy. Khó kiểm soát và theo dõi được chất lượng học tập.

Lao động ngành Y tế bị ảnh hưởng ít nhất là do số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh giảm đi rất nhiều. Thêm vào đó, tại cao điểm dịch Covid-19, hầu hết các bệnh viện (trung ương) đều hạn chế tiếp đón và khám bệnh đối với những ca bệnh nhẹ nhằm phòng tránh lây nhiễm chéo; đồng thời tiến hành phân tuyến điều trị ở địa phương, cấp phát thuốc để bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại đến bệnh viện cũng khiến lượng bệnh nhân sụt giảm đáng kể. Chỉ những lao động ngành y tại các cơ sở khám chữa bệnh được chỉ định là nơi cách ly, sàng lọc, khám chữa cho bệnh nhân Covid-19 mới bị ảnh hưởng theo hướng gia tăng khối lượng công việc.

Trong tổng số người bị ảnh hưởng (17,6 triệu người), có 57,3% bị giảm thu nhập. Lao động khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất với 72%; tiếp đến là 67,% khu vực công nghiệp; 25,1% khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Số lao động bị mất việc làm trong 6 tháng đầu năm khoảng 1,4 triệu người, trong đó lao động mất việc làm do các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh phá sản, giải thể hoặc thu hẹp sản xuất là gần 900.000 người.

Về số lượng, gần 50% NLĐ bị giảm lương cơ bản, tập trung ở khối DN ngoài nhà nước. Cụ thể, 80,4 % NLĐ trong ngành Giao thông - vận tải bị giảm lương. Tỷ lệ giảm nhiều thứ hai là ngành Du lịch- Dịch vụ, với 77,6% lực lượng lao động. Các nhóm ngành Thương mại- tài chính, Nông - lâm - thủy sản và Dệt may - da giày có tỷ lệ bị giảm lương trên dưới 50%. Một ngành có tỷ lệ thâm dụng lao động lớn là Điện - điện tử, chỉ 36,6% NLĐ bị giảm lương. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với ngành Giáo dục.

Thông thường, tỷ lệ giảm đóng BHXH tỷ lệ thuận với tỷ lệ giảm tiền lương và thu nhập. Mục 1.1.2 cho thấy có gần 50% NLĐ bị giảm lương với mức giảm từ 20 – 70%, trong khi tỷ lệ giảm đóng BHXH chỉ ghi nhận là 15,3%. Điều này cho thấy sự thiếu thông tin, hoặc hiểu biết chưa đầy đủ của NLĐ về chế độ bảo hiểm liên quan đến các biện pháp can thiệp về quan hệ lao động trong dịch Covid-19. Nhóm nghiên cứu cho rằng đối với những trường hợp phải nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng chắc chắn sẽ không được đóng BHXH (thậm chí cả BHYT) theo đối tượng có quan hệ lao động. Như vậy, tỷ lệ sụt giảm thực tế sẽ cao hơn con số 15,3% do NLĐ tự cung cấp.

Long Hiển Lê

Tin bài khác
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.