Tác động của Covid - 19 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vấn đề
- 15:30 26/11/2020
DNHN - Nhằm đánh giá tác động do dịch bệnh Covid - 19 gây ra đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chủ trì Hội thảo khoa học: “Tác động của Covid - 19 đối với DNNVV” vào ngày 26/11 tại Hà Nội.
Tham gia Hội thảo có lãnh đạo VINASME, lãnh đạo ADB, đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa), Bộ Tư pháp, một số ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhóm tư vấn khảo sát – phân tích kết quả khảo sát và một số chuyên gia kinh tế, tài chính ngân hàng.
Mở đầu Hội thảo, TS. Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết: " Hiện nay, việc đánh giá tác động của Covid-19 đến cộng đồng DNVVV được nói tới rất nhiều. Bộ, ngành cũng có nhiều quan điểm khác với cộng đồng doanh nghiệp. Đây chính là nội dung mà khoa học phải trả lời rằng cái gì là đúng. Mục đích Hội thảo ngày hôm nay, chúng tôi mô tả lại những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua từ tác động của dịch bệnh cho đến những chính sách liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xin ý kiến các nhà khoa học, các đại diện Bộ, ngành, đây chính là mục tiêu gần của Hội thảo để chúng tôi, ngân hàng ADB cũng với nhóm nghiên cứu có được một tổng hợp tốt nhất để hoàn thiện nghiên cứu”.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á tại Việt Nam cũng cho rằng: "Dịch covid-19 tác động rất nghiêm trọng đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 42.000 doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động trong vòng 10 tháng qua và như vậy là tăng gần 59% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tác động nghiêm trọng của đại dịch đối với sức khỏe của các doanh nghiệp. Thay mặt cho đại diện Ngân hàng phát triển châu Á(ADB), tôi tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc đưa ra những hỗ trợ tài chính và tư vấn Chính sách cho Việt Nam trong việc chống lại đại dịch covid và khôi phục nền kinh tế. Khi đại dịch bắt đầu vào tháng Tư, ADB đã đưa ra một gói hỗ trợ ứng phó với đại dịch covid-19 với tổng ngân sách là 6,5 tỷ đô la Mỹ cho các quốc gia thành viên đang phát triển trong châu Á.

ADB đã tăng gói này từ 6,5 tỷ đô la mỹ lên tới 20 tỷ để giúp cho các quốc gia thành viên của ADB có thể ứng phó với được những tác động về mặt kinh tế vĩ mô do covid-19 gây ra. Gói này đưa ra hỗ trợ ngân sách trong việc thúc đẩy các biện pháp ứng phó về mặt y tế, tăng cường an sinh xã hội cũng như là bảo vệ cho các doanh nghiệp và nền kinh tế trước những tác động của covid-19 gây ra. ADB và Vinasme đã thực hiện một cuộc khảo sát về tác động của covid-19 gây ra đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. "Cuộc khảo sát này đã được thực hiện từ giữa tháng 7 tới giữa tháng 9 năm 2020, trên cơ sở hợp tác với Vinasme và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội", ông Andrew cho biết.
"Chúng ta hôm nay có mặt tại đây để cùng lắng nghe về kết quả của cuộc khảo sát này cũng như thảo luận những biện pháp có thể thực hiện được để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời gian tới, rất mong muốn được phối hợp chặt chẽ với VINASME và các bộ ngành Trung ương để có thể tìm ra những giải pháp cụ thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy quá trình khôi phục kinh tế nhanh chóng tại Việt Nam. Nhân cơ hội này, chúng tôi cũng muốn khẳng định với các quý vị rằng ADB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế đầy biến động hiện nay, đại diện ADB", ông Andrew cho biết thêm
Cũng tại Hội thảo, Tiến sĩ Võ Cường – Trưởng nhóm nghiên cứu báo cáo – trình bày sơ lược những kết quả thu được sau hai tháng thực hiện chương trình khảo sát (từ 29/7 đến 27/9).

Ông Cường cho biết, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến doanh thu của các doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vận tải, du lịch và tiểu thương Việt Nam. Đồng thời, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp đối với các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ cũng được khảo sát, thu thập. Trên cơ sở các dữ kiện khảo sát được, báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị, trong đó đáng chú ý là nhấn mạnh gói hỗ trợ kinh tế tiếp theo là cần thiết để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Nhiều đại biểu tham gia hội thảo đánh giá cao các nội dung và kết quả ban đầu của báo cáo nói trên, trong đó có những điểm khác biệt, độc đáo so với các báo cáo khác về cùng chủ để này như: Tập trung vào nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa – những đối tượng gặp khó khăn nhất và dễ bị tổn thương nhất do tác động của dịch Covid-19, hay đề cập đến yếu tố giới (nữ lao động, nữ cán bộ) trong các doanh nghiệp được khảo sát…
Tại Hội thảo, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Chuyên gia kinh tế đã chỉ ra một vài thiếu sót, hạn chế cần khắc phục của báo cáo. Ông Thành cho rằng, thiếu sót của báo cáo nói trên là chưa đề cập đến cách phản ứng của doanh nghiệp đối với các tác động do đại dịch Covid-19 gây ra.

Một số ý kiến khác cho rằng, báo cáo cần toàn diện hơn khi nên nghiên cứu thêm về các tác động tích cực của Covid-19 đến các doanh nghiệp như: Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tái cấu trúc sản xuất, kinh doanh, thay đổi cách quản trị chi phí cho hiệu quả hơn…
Trong phần khuyến nghị của báo cáo và phần tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính – ngân hàng tại hội thảo, ông đã đưa ra sáng kiến về đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia đối với DNNVV và nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu. Đa số các ý kiến cho rằng, đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng là có cơ sở, có thể có tác động tích cực giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, song việc có thể hiện thực hóa điều này không đơn giản khi còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố, điều kiện có liên quan.

Ông Vũ Tuấn Anh – Đại diện Ngân hàng SHB

Tôi hoàn toàn ủng hộ ư về cuộc khảo sát này. Khi dịch bắt đầu bùng phát, chúng tôi cũng đã tham gia cuộc khảo sát rà soát khách hàng, đặc biệt với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc tác động ảnh hưởng của dịch bệnh. Việc khảo sát này tập trung vào tác động của covid-19 tới việc thay đổi phương án kinh doanh. Kết quả chúng tôi nhận được là những ảnh hưởng lớn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt bao gồm: nguồn nguyên liệu thị trường đầu vào, sản xuất, thương mại gia công, nguồn nhân lực, công nghệ và đầu ra của sản phẩm. Trên cơ sở về việc đánh giá kết quả của những tác động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi cũng đưa ra các giải pháp bao gồm các nhóm giải pháp về tài chính và phi tài chính.
Ông Đỗ Văn Hải - Đại diện ngân hàng BIDV

Chúng tôi có thể thấy rằng buổi thảo luận hôm nay đã mang đến rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là các vấn đề về thủ tục trình tự triển khai gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và làm thế nào để giải quyết được những rào cản. Chúng ta sẽ không có câu trả lời đúng hay sai cho cách tiếp cận của các cơ quan ban ngành vì có lẽ chúng ta nên để cho toàn xã hội, những người thụ hưởng - họ sẽ trả lời câu hỏi này. Điều chúng tôi ghi nhận là đối với những công ty lớn, những tổ chức lớn thì họ rất dễ có thể tiếp cận được nguồn hỗ trợ vì họ có uy tín, có quy mô, có những đội ngũ rất hùng hậu, và họ cũng sẽ là đối tượng có được ưu thế trong thời điểm khó khăn.
Nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một cấu phần rất quan trọng của nền kinh tế, đóng góp rất nhiều trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Họ cũng dễ bị tổn thương trong bối cảnh khó khăn của đại dịch. Có thể nói họ vừa là đối tượng dễ bị tổn thương, vừa là đối tượng khó khăn nhất mà chúng ta có thể gửi gắm gói hỗ trợ cần thiết đến đúng nhu cầu. Vậy thì làm thế nào để các cơ chế ngân hàng, các định chế về hỗ trợ tài chính có thể tiếp cận được nhanh chóng hơn, hỗ trợ được đúng hơn đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là bài toán vô cùng cần thiết.
Bảo Trinh
Tin liên quan
#VINASME

Đại hội Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chiều ngày 7/1, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội khóa IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tham dự đại hội có Tiến sĩ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gặp mặt đoàn đại biểu doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu thuộc VINASME
Chiều 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã gặp mặt đoàn đại biểu doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)

Ra mắt cổng thông tin chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chiều 23/12/2020, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Hành trình chuyển đổi số - Xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp”, đồng thời ra mắt Cổng thông tin chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (smespeed.vn).

VINASME cùng UNDP tổ chức Khóa học “Quản trị rủi ro và Hoạt động kinh doanh liên tục” cho các DNNVV
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thống nhất, ký kết thực hiện Dự án “Thúc đẩy an sinh cho người dân - Không để ai lại phía sau trong bối cảnh Covid - 19 tại Việt Nam”. Dự án thực hiện chương trình đào tạo tại 03 thành phố (27 - 28/11/2020 tại TP. Hồ Chí Minh, 04 - 05/12/2020 tại Hà Nội và 11 - 12/12/2020 tại Đà Nẵng).

VINASME và UNDP tổ chức các Khóa học “Quản trị rủi ro và Hoạt động kinh doanh liên tục” cho các DNNV
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức khóa đào tạo Quản trị rủi ro và Hoạt động kinh doanh liên tục.

VINASME với những nghĩa cử cao đẹp hướng về miền Trung
Thời gian qua, khi 'khúc ruột miền Trung' đang bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ, người dân sống trong muôn vàn khó khăn, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã hòa trong hàng triệu triệu trái tim hướng về miền Trung thân yêu với tinh thần 'tương thân tương ái', 'lá lành đùm lá rách' với nghĩa đồng bào thiêng liêng.
Đọc thêm Vấn đề
Phát triển sản xuất, chế biến cà phê Việt Nam theo chuỗi giá trị
Để nâng cao giá trị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, cần phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu,...
Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để tạo đà tăng trưởng bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển nhanh tại Việt Nam bởi vậy cần hoàn thiện pháp luật TMĐT nhanh chóng, để các cá nhân, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài và an toàn.
Kịch bản và triển vọng kinh tế năm 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã dự báo năm 2021 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng theo 2 kịch bản. Kịch bản 1 tăng trưởng đạt mức 5,98%. Kịch bản 2 tăng trưởng đạt 6,46%.
Việt Nam tiếp tục là "ngôi sao đang lên", trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
Đó là nhận định của Bộ phận phân tích thông tin EIU (Economist Intelligence Unit) trong báo cáo đánh giá về Việt Nam mới đây.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt: Người dân phải "sống chung với rác" đến bao giờ?
Những năm gần đây, bãi rác tổ dân phố 17, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều hộ dân sinh sống gần đó.
Không mua điện Trung Quốc trong năm 2021 để giải tỏa công suất điện mặt trời
Đây là thông tin này được ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết tại Hội nghị tổng kết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.
Xúc tiến thương mại trên môi trường mạng cần hỗ trợ khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa
Bộ Công Thương mới ban hành Thông tư 40/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2019/TT-BCT, hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) phát triển ngoại thương, thuộc Chương trình cấp quốc gia về XTTM.
Phá bỏ nhiều “rào cản” trong lĩnh vực dược – mỹ phẩm và an toàn thực phẩm
Bộ Y tế đã bãi bỏ số lượng kỷ lục các văn bản quy phạm pháp luật, làm lợi cho các doanh nghiệp 2,4 triệu ngày công và 625 tỷ đồng mỗi năm.
Các hãng tàu cần thực hiện nghiêm túc quy định về giá cước vận chuyển container
Dù Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản đề nghị các hãng tàu phải minh bạch thông tin về giá cũng như có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên song tới nay tình trạng tăng giá container vẫn diễn ra.
Định hình chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới
Trong bối cảnh dịch covid hiện hữu, xây dựng chiến lược và đầu tư kinh doanh là một trong những nhiệm vụ then chốt và được xác định là động lực tăng trưởng mới để phát triển phù hợp với điều kiện hiện nay...