Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 126/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó, giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP (Nghị định 156) ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Nghị định số 156 được xây dựng đồng thời với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán 2019 có thể chưa lường hết các tình huống và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán cần quy định hành vi vi phạm và chế tài xử phạt tương ứng. Một số hành vi của người hành nghề, tổ chức kinh doanh chứng khoán được quy định biện pháp xử lý hành chính tại pháp luật chứng khoán như rút giấy phép, chứng chỉ cũng đồng thời bị xử phạt tại Nghị định số 156 tạo sự trùng lặp.
Dự thảo Nghị định lần này bổ sung 1 điều về việc công khai việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để tạo thuận lợi trong áp dụng Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cách thức công khai việc xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán trước đây đã được quy định tại Thông tư 217/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 36/2017/TT-BTC nhưng 2 Thông tư này đã hết hiệu lực thi hành.
Dự thảo cũng bổ sung về 1 điều hướng dẫn về áp dụng hình thức đình chỉ giao dịch chứng khoán. Cụ thể, người có thẩm quyền theo Điều 47 của Nghị định 156 có quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động giao dịch chứng khoán của tổ chức, cá nhân đối với mã chứng khoán mà tổ chức cá nhân đó không thực hiện báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Đồng thời, người có thẩm quyền theo Điều 47 của Nghị định 156 có quyền đình chỉ có thời hạn đối với toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch chứng khoán của tổ chức, cá nhân vi phạm.
Bên cạnh đó, dự thảo sử đổi bổ sung với một số điều như sau: Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử phạt tại Nghị định 156 theo Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: quy định xử phạt trong trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần, nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền trong trường hợp có tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ, nguyên tắc xác định thời hạn trong đình chỉ hoạt động/tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ khi có tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ; sửa đổi bổ sung hướng dẫn về xác định hành vi vi phạm hoàn thành.
Sửa đổi, bổ sung hành vi trong hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ để mô tả phù hợp hơn với quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP và Nghị định 153/2020/NĐ-CP về hoạt động chào bán, phát hành riêng lẻ như: hành vi công bố báo cáo sử dụng vốn, sử dụng tài khoản phong tỏa, xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán riêng lẻ, thay đổi mục đích/phương án sử dụng vốn, lựa chọn nhà đầu tư, thay đổi điều khoản trái phiếu...
Bổ sung hành vi không báo cáo về thay đổi phương án sử dụng vốn tại sung Đại hội đồng cổ đông gần nhất trong chào bán ra công chúng; bổ sung hành vi về tài khoản phong tỏa trong phát hành thêm chứng khoán. Bổ sung hành vi về thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng.
Sửa đổi, bổ sung một số hành trong quản trị công ty đại chúng về cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, về đảm bảo số lượng cuộc họp, về báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông, về đảm bảo cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên của Ủy ban kiểm toán, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, về giao dịch với người có liên quan… Bổ sung hành vi vi phạm về cổ phiếu quỹ theo khoản 4 Điều 310 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, theo đó các cổ phiếu quỹ đã mua trước 01/01/2021 sẽ tiếp tục được mua bán, sử dụng theo quy định pháp luật chứng khoán cũ theo Luật Chứng khoản 2006 nên cần bổ sung chế tài xử lý tương ứng; sửa đổi một vài hành vi về chào mua công khai; sửa đổi cách dùng từ tại các điều khoản về hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý tách biệt tài khoản, tài sản lưu ký, ký quỹ để bao gồm tài khoản ký quỹ bù trừ theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Sửa đổi hành vi, từ ngữ tại phần xử lý vi phạm của công ty chứng khoản, công ty quản lý quỹ để đảm bảo thống nhất với các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019. Sửa đổi Điều 33 quy định xử phạt vi phạm nghĩa vụ báo cáo về giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan theo hướng chi tiết hơn mức phạt tiền đối với vi phạm của cổ đông nội bộ và người có liên quan.
PV(TH)