Chủ nhật 11/05/2025 15:38
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Sửa Bộ luật lao động: Có nên tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm?

12/10/2020 00:00
Điều 104, Bộ Luật Lao động năm 2012 đã quy định Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

Theo chương trình, hôm nay (23/10), Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có những đề xuất mới cho Dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động 2012. Trong đó, nội dung được nhiều người quan tâm là Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất giảm thời giờ làm việc chính thức của người lao động từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/ tuần; thêm 3 ngày nghỉ trong năm. Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

sua bo luat lao dong: co nen tang ngay nghi, giam gio lam? hinh 1
Đề xuất tăng số ngày nghỉ, giảm số giờ làm đang thu hút sự quan tâm của người lao động

Trong khi nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, việc tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm là phù hợp với xu hướng chung của thế giới và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động thì một số hiệp hội lao động lại nhấn mạnh, việc tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm vào thời điểm này là chưa phù hợp, nhất là trong điều kiện năng suất lao động ở nước ta vẫn ở mức thấp.

Phỏng vấn một số ý kiến xung quanh nội dung này.

Với cường độ làm việc 6 ngày/ tuệt. Nếu được giảm thời gian làm việc từ 6 ngày/tuần xuống còn 5,5 ngày/ tuần là điều chúng tôi rất mong muốn vì sẽ cóần, thậm chí tăng ca cả chủ nhật, chị Hoàng Thị Cúc, công nhân công ty may TNG Thái Nguyên cho biết: "Bản thân tôi là một người lao động trực tiếp trong một ngành nghề đặc bi thời gian nhiều hơn cho gia đình và đảm bảo được sức khỏe hơn cho bản thân. Qua đây chúng tôi cũng rất mong muốn Quốc hội đưa nội dung này vào luật để người lao động như chúng tôi có điều kiện tái tạo sức lao động".

sua bo luat lao dong: co nen tang ngay nghi, giam gio lam? hinh 2
Hoàng Thị Cúc, công nhân công ty may TNG Thái Nguyên 

Bày tỏ quan điểm của mình về việc tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm, chị Phương Thị Thanh Hải (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, đây là điều mà tất cả người lao động đều mong muốn.

“Cá nhân tôi, tăng ngày nghỉ giúp tôi có nhiều thời gian bên gia đình hơn, chăm sóc con cái, bố mẹ, sắp xếp công việc tốt hơn. Đặc biệt, tôi rất muốn tăng thêm ngày nghỉ vào dịp lễ tết bởi vì quê tôi ở rất xa, đi từ thành phố về hết một ngày nên nếu tăng thêm ngày nghỉ thì tôi sẽ có thêm thời gian ở bên gia đình”- chị Hải chia sẻ.

Theo Thạc sĩ Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, điều 104, Bộ Luật Lao động năm 2012 đã quy định Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Sau 7 năm khuyến khích cũng đủ để doanh nghiệp điều chỉnh. Hiện nay, tuần làm việc 40 giờ nên là quy định bắt buộc. Với lộ trình hai bước, bước một là 44 giờ/tuần và bước hai là 40 giờ/tuần thì để kết thúc giai đoạn khuyến khích 40 giờ nên là quy định bắt buộc.

Thạc sĩ Phạm Thu Lan cho rằng, việc giảm giờ làm không chỉ đảm bảo quyền lợi của người lao động mà còn tạo ra sự kích thích để giúp doanh nghiệp có động lực thúc đẩy đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp thường muốn thu lợi ngay, khi lợi thế so sánh đang có vẫn là sức lao động. Do đó, họ không muốn mất tiền để đầu tư vào đổi mới công nghệ và quy trình quản lý. Điều này có lợi trước mắt cho doanh nghiệp nhưng sẽ là bất lợi về lâu dài cho nguồn lao động khi mà người lao động mất sức lao động, về già thì bệnh tật sẽ là gánh nặng cho hệ thống y tế khi Việt Nam qua thời kỳ dân số vàng.

“Tôi nghĩ chắc chắn Nhà nước sẽ không mong là chỉ vì mục đích thu thuế của doanh nghiệp mà chấp nhận vắt sức của người lao động bởi vì thu thuế không đủ để giải quyết bài toán về xã hội, về sức khỏe tuổi già của người lao động và những hệ lụy khác”- Thạc sĩ Thu Lan bày tỏ.

Về việc tăng ngày nghỉ trong năm, bà Lan cho biết: Ở Việt Nam, lao động chủ yếu là lao động di cư, nên tăng ngày nghỉ thì họ sẽ có thời gian thăm thân, tái tạo sức lao động. So với số ngày nghỉ lễ của các nước trên thế giới, số ngày nghỉ của người lao động Việt Nam thuộc loại thấp. Trung Quốc có số ngày nghỉ là 21 ngày, trong khi đó Việt Nam chỉ có 10 ngày. Tiêu chuẩn quốc tế, công ước ILO khuyến cáo là nghỉ không dưới 3 tuần. Đây là một điểm rất đáng lưu tâm vì kinh tế Việt Nam đang phát triển rất tốt.

P.V

Tin bài khác
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.