Thứ ba 19/11/2024 09:34
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Sự chuyển mình của thị trường ví điện tử Việt Nam

26/04/2022 21:16
Từ phát triển các siêu ứng dụng đến triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho công nghệ tài chính, giảng viên Tài chính Đại học RMIT Tiến sĩ Seng Kiong Kok đã chia sẻ về những bước chuyển mình đầy hứa hẹn của thị trường ví điện tử Việt Nam.

Tiến sĩ Seng Kiong Kok, Giảng viên Tài chính, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học  RMIT

Tiến sĩ Seng Kiong Kok, Giảng viên Tài chính, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT.

Thị trường ví điện tử tại Vĩệt Nam đã phát triển như thế nào trong vài năm qua? Bối cảnh cạnh tranh hiện tại ra sao?

Tiến sĩ Seng Kiong Kok: Thị trường ví điện tử Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 5 năm từ 2015-2020 như đồng nghiệp của tôi tại RMIT Việt Nam từng chia sẻ chuyên sâu trong một bài viết trước kia. Kể từ đó, lĩnh vực này vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn, một phần có thể do những bất ổn từ COVID-19 hoặc do thị trường đang bão hòa, trong khi các ví điện tử hàng đầu như MoMo, ZaloPay hay ShopeePay cũng tiến hành tái cấu trúc trong nội bộ.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường ví điện tử, chúng ta cũng đang chứng kiến ​ảnh hưởng từ sự ganh đua giữa các ví đương nhiệm và tân binh, điển hình là việc các “ông lớn” đang ra sức củng cố vị thế của mình trên thị trường. Một xu thế đang hình thành là nhà đầu tư rót vốn thẳng vào hệ sinh thái của các doanh nghiệp chủ chốt hiện đang có mặt trên thị trường thay vì đầu tư vào doanh nghiệp mới. Trong đó phải kể đến việc MoMo gọi vốn thành công 200 triệu đô la Mỹ giữa đại dịch COVID-19.

Có ý kiến cho rằng ví điện tử có thể tiến tới trở thành siêu ứng dụng. Ông nghĩ gì về xu hướng mới nổi này?

Tiến sĩ Seng Kiong Kok: Nếu nhìn vào tổng quan cạnh tranh hiện nay trong lĩnh vực thương mại điện tử (bao gồm thị trường ví điện tử bởi vì tính chất bổ trợ của nó), bước tiến tiếp theo rất có thể là sự ra đời của một siêu ứng dụng. Một số doanh nghiệp thương mại điện tử lớn như Lazada đang kêu gọi tăng cường tính tích hợp trên thị trường, đồng nghĩa với việc giảm rào cản giữa các nền tảng.

Động lực phát triển siêu ứng dụng cũng xuất phát từ thực tế rằng các nền tảng thương mại điện tử (và ví điện tử) về cơ bản có thể thay thế hoàn hảo cho nhau, cho phép người dùng thay đổi hành vi tiêu dùng mà không gây ra hậu quả đáng kể.

Tuy nhiên, cũng vì tính đồng nhất như vậy mà các ví điện tử đang phải "giữ chân" khách hàng bằng cách thiếu rạch ròi hơn , tức là khiến việc rời bỏ ứng dụng trở nên khó khăn hơn thay vì thu hút khách hàng ở lại vì tính hấp dẫn. Chẳng hạn, khách hàng không thể chuyển phần thưởng độc quyền từ ví điện tử này sang ví điện tử khác.

Động lực tạo nên siêu ứng dụng cũng thể hiện ở việc hình thành các quan hệ đối tác chiến lược, đơn cử như “cú bắt tay” giữa MoMo và Gojek gần đây. Tương tự, đây cũng là kết quả từ mặt bằng cạnh tranh ngày càng gia tăng. Nhiều khả năng sẽ có thêm các thỏa thuận đối tác chiến lược giữa các nhà cung cấp ví điện tử và nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu.

Những chiến lược hoạt động như trên không mới và không chỉ diễn ra trong môi trường Internet vạn vật (IoT). Thế giới từng chứng kiến ​​các quan hệ đối tác hợp nhất trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở châu Âu trong giai đoạn hậu giảm điều tiết thị trường vào những năm 1980.

Các quan hệ đối tác chiến lược thật sự tạo ra lợi thế cạnh tranh, đặc biệt liên quan đến quy mô hoạt động, công nghệ và năng lực thể chế. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở đây là làm thế nào để quản lý các hoạt động này vì chúng có thể tạo ra các tổ chức lớn, khiến cho việc quản trị và điều hành trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Ví điện tử có tiềm năng phát triển thành siêu ứng dụng.
Ví điện tử có tiềm năng phát triển thành siêu ứng dụng.

Nhìn vào bài học thành công của các ví điện tử trong hoặc ngoài nước, đâu là những chiến lược hiệu quả và chưa hiệu quả?

Tiến sĩ Seng Kiong Kok: Đối với các nhà cung cấp ví điện tử, đại dịch COVID-19 là một “cú hích” rất đúng thời điểm giúp đẩy mạnh phát triển và thu hút khách hàng. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng sang trực tuyến do giãn cách xã hội cũng như việc khuyến khích các giao dịch không tiếp xúc nhằm đảm bảo sức khỏe và vệ sinh đều là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các ví điện tử.

Ngoài ra, nếu nhìn vào hiện trạng của một số nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử trên thị trường, chúng ta có thể nhận ra vô số yếu tố dẫn đến thành công khác bên cạnh các yếu tố từ đại dịch. Xét về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng chẳng hạn, chúng ta có thể thấy Apple Pay đang cho phép người dùng tích hợp và truy cập nhiều hơn vào hệ sinh thái Apple, và hầu hết các nhà cung cấp ví điện tử đều ủng hộ ý tưởng cần phải mở rộng hệ sinh thái cả vật lý và kỹ thuật số.

Trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến sự tích hợp nhiều hơn nữa trên các nền tảng thương mại khác nhau, khai mở thêm nhiều tiềm năng hoàn toàn mới trên nền Internet vạn vật mà hiện nay chúng ta chưa hình dung ra được. Một xu hướng gần đây là tích hợp các địa điểm kinh doanh truyền thống và định vị địa lý (geocaching) vào ví điện tử. Ví dụ: khách hàng có thể nhận giảm giá hoặc phiếu quà tặng nếu sử dụng ví điện tử trên một ứng dụng đa dịch vụ để đi du lịch (và tiêu dùng) tại một địa điểm thực tế.

Điều mà các ví điện tử vẫn chưa làm tốt chính là quốc tế hóa hoạt động. Các phương thức thanh toán kỹ thuật số này vẫn còn mang nặng tính địa phương hoặc khu vực, đặc biệt là tại Việt Nam. Một cách “gỡ khó” là hỗ trợ các tài khoản ngân hàng quốc tế kết nối với ví điện tử Việt Nam và mở quyền truy cập ứng dụng cho người dùng nước ngoài. Nhóm khách hàng này bao gồm những người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam nhưng ưa chuộng sử dùng ngân hàng nước ngoài hơn, và quan trọng hơn là khách du lịch đến Việt Nam bởi đối tượng này có thể chi tiêu rất nhiều. Tuy nhiên, việc quốc tế hóa có thể gặp trở ngại do các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế khác nhau, đặc biệt là liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Dẫu vậy, những nỗ lực dung hòa lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu vào đầu những năm 1980 có thể cho chúng ta bài học kinh nghiệm để giải quyết những rào cản quốc tế này.

Đâu là những thay đổi đáng chú ý trong hành lang pháp lý dành cho thị trường ví điện tử Việt Nam cũng như trong tương quan với các dịch vụ tài chính khác?

Tiến sĩ Seng Kiong Kok: Gần đây đã có một số bước tiến liên quan đến hành lang pháp lý cho thị trường ví điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nỗ lực để hoàn thiện các quy định pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và bảo vệ người tiêu dùng. Một số dự thảo nghị định có thể sẽ được viết thành luật và giúp mức độ bảo vệ dữ liệu tại Việt Nam trở nên phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Đây có thể là một bước tiến lớn trong khía cạnh quốc tế hóa các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử Việt Nam.

Một diễn biến đáng chú ý khác là dự thảo nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (fintech). Cơ chế này sẽ đem đến cho các công ty khởi nghiệp công nghệ một môi trường để tiến hành các cuộc thử nghiệm dịch vụ trực tiếp. Khu vực tư nhân sẽ có môi trường để phát triển và đổi mới các giải pháp cho cả các vấn đề bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đồng thời các cơ quan quản lý sẽ có môi trường để quan sát tác động của đổi mới và đưa ra điều chỉnh quy định cho phù hợp.

Dự thảo nghị định đã được trình vào Quý 4/2021, nên rất có thể chúng ta sẽ sớm có một nền tảng cho các công ty fintech trong và ngoài nước thử nghiệm sản phẩm dịch vụ. Từ góc độ học thuật, tôi kỳ vọng khám phá thêm về mức độ đổi mới của các sản phẩm dịch vụ fintech và Công nghiệp 4.0, cũng như cách các cơ quan quản lý bắt kịp với sự tiến bộ này.

Ngoài ra, mỗi khi nói đến các dịch vụ tài chính kỹ thuật số tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến bộ phận dân số lớn chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Mặc dù tình hình đang thay đổi nhanh chóng, bộ phận dân số chưa có tài khoản ngân hàng vẫn là một cơ hội lớn cho các ví điện tử. Đáng chú ý là các tiêu chuẩn quy định giờ đây cho phép người dân bỏ qua các trung gian tài chính, có thể dùng thẻ trả trước kỹ thuật số để nạp tiền trực tiếp vào ví điện tử.

Tuy nhiên, vẫn có dư địa để các ví điện tử xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các trung gian tài chính. Các tổ chức kinh tế như ngân hàng sẽ tiếp cận được phân khúc thị trường mà trước kia họ khó tiếp cận vì nhiều lý do khác nhau, còn các ví điện tử sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng của ngân hàng như mạng lưới chi nhánh, từ đó có thể mở rộng các dịch vụ bổ sung.

Tiến sĩ Seng Kiong Kok là giảng viên ngành Tài chính tại Đại học RMIT. Lĩnh vực giảng dạy của ông tập trung vào các chủ đề tài chính cốt lõi như tài chính doanh nghiệp và tài chính quốc tế, quản lý rủi ro tài chính và công cụ phái sinh, và thị trường tài chính. Các lĩnh vực nghiên cứu mà ông quan tâm bao gồm cơ chế quản trị doanh nghiệp trong các hệ thống tài chính thay thế, cấu trúc vi mô của thị trường, ứng dụng và quản trị blockchain.

Minh Ngọc - Đại học RMIT

Tin bài khác
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia: Hiện đại hoá sinh hoạt dòng họ hiệu quả và thiết thực

Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia: Hiện đại hoá sinh hoạt dòng họ hiệu quả và thiết thực

Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia được xây dựng với khát vọng trở thành nền tảng hàng đầu tại Việt Nam trong việc kết nối, bảo tồn và phát huy giá trị gia đình, dòng họ.
Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghệ số tác động mạnh mẽ đối với du lịch. Chuyển đổi số ngành du lịch thể hiện qua việc thay đổi cách vận hành truyền thống diễn ra mạnh mẽ.
An toàn thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

An toàn thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ; sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh mạng đang đặt ra những thách thức cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Trên thế giới, thị trường tiền mã hóa có những bước phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, mặc dù không được thừa nhận, nhưng một số loại tiền mã hóa trên thế giới như Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Ripple... đều đã xuất hiện và có những giao dịch.
An Giang đặt mục tiêu lọt Top 20 địa phương dẫn đầu chuyển đổi số vào năm 2025

An Giang đặt mục tiêu lọt Top 20 địa phương dẫn đầu chuyển đổi số vào năm 2025

An Giang đặt mục tiêu đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số, hướng đến trở thành một trong 20 tỉnh thành tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số vào năm 2025.
Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, trùng với dịp kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động và hướng tới 80 năm ngày thành lập QĐND.
Yên Bái: Hội thảo "Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp"

Yên Bái: Hội thảo "Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp"

Ngày 22/10/2024, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp” thu hút hơn 200 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.
Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số

Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số

Theo Sở TT&TT TP Đà Nẵng, Khung năng lực số cho công dân trên địa bàn TP Đà Nẵng được tham khảo từ khung năng lực số DigComp của Ủy ban châu Âu.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và hành trình đi ra thế giới

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và hành trình đi ra thế giới

Việt Nam là quốc gia có sự vươn lên mạnh mẽ về công nghệ, nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiên phong tiến ra thị trường thế giới và thành công rực rỡ.
An Giang: Chuyển đổi số là động lực phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

An Giang: Chuyển đổi số là động lực phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

An Giang xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, động lực phát triển, tạo ra giá trị mới và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số

Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số để chuyển đổi số góp phần quan trọng vào hoàn thành 2 mục tiêu trăm năm. Đó là đột phá về thể chế số, hạ tầng số, dữ liệu số và cán bộ số.
Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Sổ tay này tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, an ninh mạng, tài sản kỹ thuật số, công nghệ tài chính (FinTech), trò chơi và metaverse.
Tổng cục Thuế đã xử lý 10,04 tỷ hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế đã xử lý 10,04 tỷ hóa đơn điện tử

Ngành Thuế sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra và đồng bộ hóa việc kê khai, nộp thuế và sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, hộ kinh doanh, và cá nhân.
Tăng tốc phát triển kinh tế số trong chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp

Tăng tốc phát triển kinh tế số trong chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội thảo chuyên đề về phát triển kinh tế số trong quá trình chuyển đổi số.