Starbucks đã vượt qua đại dịch như thế nào

15:40 30/03/2021

Giống như nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm và đồ uống, hoạt động kinh doanh của Starbucks bị gián đoạn nghiêm trọng do đại dịch.

Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng - mùa xuân và đầu mùa hè năm ngoái, các cửa hàng Starbucks ở Mỹ đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng cùng cửa hàng giảm 40% do lượng mua hàng trực tiếp giảm, mọi người đa số dành thời gian ở nhà để tránh lây lan dịch bệnh. 

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet.

Trong quý gần đây nhất, doanh số bán hàng tại các cửa hàng ở Mỹ đã giảm 5%. Starbucks cũng là một trong những chuỗi của hàng lớn đầu tiên chuyển sang mô hình mang đi vào giữa tháng 3 năm 2020, mặc dù giao hàng vẫn thực hiện và hãng vẫn duy trì drive – thru  (một hình thức dịch vụ mua hàng mà khách hàng có thể mua hàng trực tiếp ngay trên xe của mình). Động thái này trái ngược với lợi thế vốn là có của công ty: Starbucks từ lâu đã tự hào là nơi để khách hàng thư giãn một mình, rời xa không gian văn phòng hoặc tụ tập theo nhóm.

"Chúng tôi ưu tiên đặt sức khỏe và niềm vui của khách hàng lên hàng đầu, đó là lý do tại sao chúng tôi luôn cảm thấy tích cực, kể cả khi phải đóng cửa các cửa hàng", CEO Kevin Johnson nói với các nhà đầu tư trong một cuộc gọi vào tháng 4 năm ngoái.

Nhân viên Starbucks tại một cửa hàng ở Ferguson, Missouri
Nhân viên Starbucks tại một cửa hàng ở Ferguson, Missouri.

"Nếu bạn nhìn vào những gì chúng tôi đã làm trong suốt đại dịch này, chúng tôi ưu tiên ba nguyên tắc đơn giản. Số 1 là chăm sóc hoặc tập trung vào sức khỏe, thứ hai là niềm vui của các đối tác Starbucks và thứ 3 là nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi phục vụ", CEO Kevin Johnson nói với Insider trong một cuộc phỏng vấn gần đây .

Starbucks còn tung ra ưu đãi đặc biệt cho khách hàng ở các quán cà phê trong hoặc xung quanh bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe, sáng kiến này cũng sẽ được áp dụng ở tất cả cửa hàng do công ty điều hành ở Hoa Kỳ và Canada. Hiện các cơ sở đang cân đối lại chi phí để áp dụng ưu đãi này.

Hơn nữa, Starbucks còn mở rộng chương trình Care Work (trong vòng từ 10 ngày chăm sóc lên đến 20 ngày) để hỗ trợ cho nhân viên có con nhỏ cần chăm sóc do trường học đóng cửa. Nhân viên được thanh toán tối đa 125 đô la mỗi ngày để sử dụng mạng lưới chăm sóc.

Bên cạnh đó, Starbucks còn nhấn mạnh đến lợi ích của nhân viên trong cuộc khủng hoảng vi rút corona. Ông Rossann Williams, đồng giám sát hoạt động kinh doanh Starbucks ở Canada, và Mỹ cho biết, họ sẽ trả lương cho tất cả nhân viên trong tháng Covid, cho dù họ có đi làm hay không. “Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà tuyển dụng lớn khác làm điều tương tự để hỗ trợ nhân viên tại thời điểm này”.

Starbucks còn thông báo thêm một phúc lợi bổ sung, các nhân viên chọn tiếp tục đi làm sẽ nhận thêm 3 đô la mỗi giờ cho các ca làm việc theo lịch trình từ ngày 21 tháng 3 đến 19 tháng 4.
Nếu nhân viên quyết định không đến làm việc, họ có thể sử dụng quỹ “Thanh toán cho thảm họa” của Starbucks, dành cho bất kỳ ai được chẩn đoán hoặc tiếp xúc với người đã nhiễm COVID-19 hoặc những người cần phải theo dõi thêm, như những người 60 tuổi trở lên, đủ điều kiện nhận tới 14 ngày lương để họ có thể tự cách ly, dù họ có triệu chứng hay không.

Cuối cùng, Starbucks còn cung cấp các khoản trợ cấp cho trường hợp khó khăn thông qua Quỹ CUP, hỗ trợ khẩn cấp cho nhân viên gặp khó khăn về tài chính. họ sẽ chi tới 10 triệu đô la cho gói tài trợ này (Quỹ CUP là một chương trình hỗ trợ tài chính bắt đầu vào năm 1998, nơi các nhân viên có thể quyên góp để giúp đỡ lẫn nhau) và các nguồn lực khác trên toàn hệ thống để hỗ trợ nhân viên.

LyLy (Theo Business Insider)