Chủ nhật 06/07/2025 01:49
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Rộng “cửa” dành cho người tự ứng cử ĐBQH khóa XV

01/03/2021 07:12
Chia sẻ với báo chí về một số nội dung liên quan công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sau Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, ông Hầu A Lềnh, Phó CT, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết

Hiện 63 tỉnh thành đã có báo cáo, trong đó, 48 tỉnh thành đều đồng ý về cơ cấu, số lượng đại biểu, 15 tỉnh có kiến nghị về nhiều vấn đề, trong đó có một số tỉnh kiến nghị về cơ cấu, một số tỉnh kiến nghị tăng số lượng đại biểu.

Ông Hầu A Lềnh, Phó CT, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Ông Hầu A Lềnh, Phó CT, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về việc một số địa phương kiến nghị phải giảm số đại biểu ở Trung ương gửi về? Có phải là đại biểu hoạt động không thực chất với tình hình địa phương không?

Ông Hầu A Lềnh: Tôi không nghĩ thế. Đây là ý kiến của địa phương mong muốn đại biểu ở địa phương tăng lên, giảm số ở Trung ương gửi về để tổng số lượng không thay đổi. Mục đích là như thế chứ không phải vì hiệu quả hay không. Đại biểu Quốc hội ở đâu cũng hoạt động được.

Việc phân bổ đại biểu ở Trung ương về địa phương có thể sẽ khiến đại biểu thiệt thòi vì họ phải qua một nơi khác bầu, dễ bị mất phiếu?

Ông Hầu A Lềnh: Đấy là tâm tư chung. Còn việc gửi từ Trung ương về địa phương là đương nhiên bởi anh được thiết kế theo các đoàn địa phương chứ không có đơn vị bầu cử riêng ở Trung ương. Việc anh được đưa về địa phương là để anh khẳng định vị trí, uy tín của mình.

Trước khi được đưa vào danh sách chính thức để đưa ra bầu cử anh còn có cơ hội để tiếp xúc với cử tri nơi đó. Rồi tùy thuộc vào chương trình hành động của anh và những hoạt động hiện nay trên cương vị công tác, anh có được người dân tín nhiệm hay không. Như thế theo tôi mới là dân chủ, người dân lựa chọn anh nếu họ thấy anh xứng đáng.

Một điểm mới ở kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội lần này là cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội. Theo đó, tổng số đại biểu Quốc hội không thay đổi so với nhiệm kỳ trước, nhưng cơ cấu có những bước tiến triển, đặc biệt là việc tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách. Ông có thể cho biết rõ hơn?

Ông Hầu A Lềnh: Đây là cơ sở quan trọng để tăng vai trò của các cơ quan lập pháp trong nhiệm kỳ tới. Để tăng được số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã có sự tính toán để giảm cơ cấu ở một số khối khác như khối hành pháp, chính phủ, các cơ quan tư pháp, khối Mặt trận Tổ quốc cũng giảm 2 đại biểu so với khóa XIV để dành số đại biểu này tăng cho đại biểu chuyên trách. Đây là việc cần thiết trong thời điểm này, trong nhiệm kỳ này và cũng rất phù hợp bởi các cơ quan hành pháp, các cơ quan chấp hành, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội không nhất thiết phải tham gia, có đại diện đầy đủ.

Sau Hội nghị hiệp thương lần hai, tùy theo tình hình cụ thể, cơ quan đơn vị không thể giới thiệu được đại biểu thì có thể điều chỉnh tiếp từ cơ quan này sang cơ quan khác. Hoặc ở địa phương, cơ cấu kết hợp là đại biểu nữ hay dân tộc thiểu số, đại diện tôn giáo… không thể giới thiệu được người hay tìm không ra, người giới thiệu không đủ tiêu chuẩn thì sẽ điều chỉnh cơ cấu đó sang một cơ quan khác.

Vậy cán bộ, công chức muốn tự ứng cử phải làm thế nào?

Ông Hầu A Lềnh: Quy trình dành cho người tự ứng cử dựa trên các quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: tất cả mọi công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử và đủ điều kiện ứng cử. Các đại biểu tự ứng cử gửi đơn tới Ủy ban bầu cử các cấp, trên cơ sở đó các Ủy ban bầu cử sẽ xem xét, thống nhất với Mặt trận Tổ quốc đưa ra các Hội nghị hiệp thương để thỏa thuận, thống nhất. Bắt đầu từ Hội nghị hiệp thương lần 2 trở đi, danh sách gồm những người được các cơ quan đơn vị giới thiệu và những người tự ứng cử. Cán bộ công nhân viên chức tự ứng cử phải được cơ quan đơn vị quản lý xác nhận đồng ý cho tự ứng cử thì mới nộp hồ sơ.

Việc thẩm định hồ sơ của người tự ứng cử được thực hiện đồng thời với những đại biểu được cơ quan đơn vị giới thiệu ứng cử. Quy trình thẩm định như nhau: tiêu chuẩn có đủ không, lịch sử chính trị hiện nay, những vấn đề liên quan pháp luật, hay ý kiến phản ánh của nhân dân phải làm rõ, xác minh.

Việc kê khai tài sản đối với người tự ứng cử do người tự ứng cử kê khai và người dân sẽ giám sát qua Hội nghị tiếp xúc cử tri nơi cư trú. Bởi tại hội nghị này, anh phải báo cáo lý lịch, hồ sơ, của đại biểu. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì Hội nghị hiệp thương, báo cáo kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, cơ cấu thành phần số lượng, danh sách những người ứng cử, tự ứng cử, hồ sơ của họ…phải báo cáo để cử tri biết, sau đó cho ý kiến đối với từng đại biểu. Sau Hội nghị hiệp thương lần 2, những vấn đề cử tri phát biểu yêu cầu phải làm rõ thì đại biểu đó có trách nhiệm phải làm rõ những vấn đề cử tri yêu cầu.

So với khóa trước, lần này những người tự ứng cử có được tạo điều kiện hơn không?

Ông Hầu A Lềnh: Tất cả các khóa bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ trước đến nay không có sự cản trở gì vì ứng cử là quyền của công dân. Thủ tục hồ sơ của người tự ứng cử với người được giới thiệu là như nhau, quy trình thẩm định như nhau; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho người tự ứng cử. Khi cử tri có ý kiến, các cơ quan nhà nước nếu có liên quan, cũng phải nhận xét đầy đủ. Như vậy có thể nói, quyền tự ứng cử của công dân không bị hạn chế, bao kỳ nay vẫn thế.

Với cơ cấu như hiện nay “ghế” dành cho người tự ứng cử có nhiều không?

Ông Hầu A Lềnh: Trong quy định là người ngoài Đảng, hay người tự ứng cử tỷ lệ là từ 5-10%, ngoài ra còn có các cơ cấu khác. Tính trên tổng số đại biểu được bầu là khoảng 25-50 người. Như vậy tối đa là 50 đại biểu. Hiện nay, sau Hiệp thương lần thứ nhất, vẫn chưa đạt được tỷ lệ 10%, mới hơn 7%. Tuy nhiên kết quả này mới là điều chỉnh lần 1. Sau Hiệp thương lần 2 có thể còn bổ sung, điều chỉnh tiếp, nhưng tỷ lệ phấn đấu là 5-10%. Như vậy “cửa” dành cho người tự ứng cử là thoải mái.

Hiện tại vẫn đang ở bước các cơ quan đơn vị giới thiệu, các đại biểu tự ứng cử cũng mới chỉ dự kiến làm hồ sơ, khi họ nộp mới chính xác là con số bao nhiêu. Hiện tại mới có dự kiến ở một số địa phương đã có đại biểu đến xin hồ sơ để khai chứ chưa nộp.

Xin cảm ơn ông!

Lâm Anh (t/h)

TAGS:

Tin bài khác
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.