Quỹ KKR đặt cược vào các công ty khởi nghiệp phần mềm đám mây của Nhật Bản

11:23 07/06/2021

Công ty cổ phần tư nhân khổng lồ KKR của Mỹ có kế hoạch tăng cường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp phần mềm dựa trên đám mây của Nhật Bản, động thái này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đặt vào lĩnh vực kỹ thuật số để giải quyết tình trạng thiếu lao động.

KKR đã tăng cường đội ngũ công nghệ của mình ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đông Nam Á. (Ảnh của Yasunori Okamura)

KKR đã tăng cường đội ngũ công nghệ của mình ở Trung Quốc Hồng Kông và nhiều nước Đông Nam Á. (Ảnh của Yasunori Okamura).

KKR, có danh mục đầu tư công nghệ bao gồm ByteDance của Trung Quốc, Gojek của Indonesia và Jio Platforms của Ấn Độ, gần đây đã hoàn thành việc huy động 15 tỷ đô la cho quỹ đầu tư châu Á. Ngoài chiến lược mua lại các doanh nghiệp không có vốn từ các tập đoàn, họ có kế hoạch đầu tư khoảng hai khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp "ở giai đoạn tăng trưởng" của Nhật Bản mỗi năm, Eiji Yatagawa - đối tác của KKR có trụ sở tại Tokyo cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Ông nói: “Rõ ràng là số lượng lao động sẽ có xu hướng giảm. Sử dụng công nghệ để tăng năng suất là điều đã được nói từ lâu, nhưng hiện nay các công ty mới thực hiện một cách nghiêm túc hơn". 

Ông cho biết thêm, mỗi khoản đầu tư cho startup có thể sẽ từ 3 tỷ yên đến 5 tỷ yên (tương đương 27 triệu đến 45 triệu đô la) cho mỗi thương vụ.

KKR đang củng cố đội ngũ các nhà đầu tư công nghệ châu Á và đã thuê các chuyên gia ở Trung Quốc, Hồng Kông và một số quốc giaĐông Nam Á. Trong tháng này, công ty đã bổ nhiệm Akira Kurabayashi, đối tác quản lý tại công ty đầu tư mạo hiểm DNX của Nhật Bản, làm cố vấn ngành.

Kurabayashi là một trong những chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về phần mềm, một lĩnh vực trọng tâm của KKR, Yatagawa nói. Đã có sự gia tăng của các công ty khởi nghiệp phần mềm dựa trên đám mây tập trung vào các chức năng cụ thể, chẳng hạn như nguồn nhân lực và tiếp thị. “Do tập quán kinh doanh riêng ở mỗi quốc gia, sẽ có nhiều trường hợp việc đưa các công cụ toàn cầu vào sẽ không phù hợp,” Yatagawa nói.

Khởi đầu trong lĩnh vực này, KKR đã đặt cược bằng cách hỗ trợ công ty phần mềm tiếp thị From Scratch vào năm 2019. Vào tháng 4 vừa rồi, công ty cũng đầu tư vào Netstars, công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cho các cửa hàng ngoại tuyến. Yatagawa cho biết công nghệ tài chính sẽ tiếp tục là một lĩnh vực hấp dẫn khi đại dịch ngày một thúc đẩy việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhật Bản đã tụt hậu so với các nước ở châu Á trong việc cho ra đời kỳ lân ( chỉ các công ty tư nhân có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên). Một vấn đề thường được trích dẫn là xu hướng các công ty khởi nghiệp sớm niêm yết cổ phiếu, điều này buộc họ phải hy sinh tăng trưởng chỉ vì kiếm lợi nhuận. Số lượng ngày càng tăng của các nhà đầu tư tiềm năng như KKR đang tạo điều kiện cho các công ty thua lỗ ở tư nhân mở rộng hoạt động của họ trước khi ra công chúng.

Xu hướng đó đã dẫn đến một loạt các đợt IPO lớn, chẳng hạn như công ty khởi nghiệp phần mềm kế toán Freee, đã lên sàn vào năm 2019 và hiện có giá trị vốn hóa thị trường gần 4 tỷ USD. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động có sự trái chiều - chỉ số sử dụng phần mềm đã giảm khoảng 6% kể từ đầu năm.

KKR đã tham gia làn sóng các nhà quản lý tài sản lớn đặt cược vào các công ty khởi nghiệp của Nhật Bản. Đối thủ của họ là Bain Capital đã đầu tư khoảng 64 triệu đô la vào Hey, một công ty khởi nghiệp dịch vụ tài chính và thương mại điện tử, vào năm ngoái. Vào tháng 4, Công ty quản lý vốn Soros của George Soros đã mua 120 triệu USD cổ phần của công ty khởi nghiệp fintech Paidy.

Yatagawa cho biết định giá cao là "một thách thức" lớn và lưu ý rằng các công ty tư nhân với các mô hình kinh doanh uy tín có thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường đại chúng.

Lyly