Thứ sáu 09/05/2025 16:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Quy định chồng chéo, doanh nghiệp lao đao

12/10/2020 00:00
Có đến 20 ví dụ điển hình về xung đột trong quy định pháp luật và rất nhiều những chồng chéo khác đang gây ra những hệ quả lớn cho doanh nghiệp, như mất nhiều chi phí giao dịch, nguy cơ vi phạm pháp luật.

Ngày 17/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo: “Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập?”. Theo các chuyên gia, pháp luật về kinh doanh của Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có được sự thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp (DN) cũng như các nhà đầu tư.

Xung đột, chồng chéo

Mặc dù Chính phủ rất nỗ lực trong việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, song theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam vẫn chưa thực sự thông thoáng, không gian cải cách vẫn rất lớn.

Các chuyên gia cũng đánh giá hầu hết các văn bản chưa hội tụ đủ 10 tiêu chí của một văn bản pháp luật tốt, bao gồm: sự cần thiết, tính hợp lý, tính thống nhất, tính khả thi, tình minh bạch, chi phí tuân thủ thấp, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh, giảm nguy cơ nhũng nhiễu, đủ tính tiên liệu.

Theo ông Tuấn, nhiều DN phản ánh pháp luật có nhiều thay đổi nhưng vẫn phức tạp, trung bình 1 luật có tới 10,5 nghị định, 37 thông tư của các bộ, ngành, nên quy định từ luật có thể thuận lợi nhưng xuống nghị định, thông tư lại không còn được đảm bảo.

Trong đó, bất cập lớn nhất hiện nay là tình trạng chồng chéo, xung đột của rất nhiều quy định pháp luật. Cụ thể, nghiên cứu của VCCI chỉ ra có 20 điểm xung đột, chồng chéo lớn liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu…

Đơn cử như xung đột về Luật Nhà ở với Luật Đầu tư. Theo đó, tại Điều 171.2 Luật Nhà ở yêu cầu thêm các loại tài liệu khác, ngoài các tài liệu quy định tại Luật Đầu tư trong hồ sơ để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, tại Điều 33 của Luật Đầu tư quy định các tài liệu trong hồ sơ dự án đầu tư để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và không có quy định về việc các văn bản pháp luật khác được quyền yêu cầu thêm tài liệu trong hồ sơ này…

“Ngoài 20 ví dụ điển hình, tôi tin rằng có thể tìm được rất nhiều trường hợp chồng chéo khác”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Đặc biệt, đại diện VCCI còn cho rằng các DN còn bị “ám ảnh” bởi vấn đề hồi tố, khi các quy định áp dụng khác nhau, khiến DN có thể một ngày bị cơ quan nhà nước yêu cầu nộp lại một khoản tiền lớn… Ngoài ra, với những mô hình kinh doanh mới, Việt Nam còn tương đối lúng túng. Hiện nay, pháp luật có 2 xu hướng với mô hình kinh doanh mới, đó là dùng mô hình cũ áp dụng và “mặc kệ”.

Việc xung đột, chồng chéo này tác động lớn đến các dự án đầu tư, không rõ các trình tự để thực hiện các thủ tục cũng như không rõ quan hệ của các đạo luật, kiểu như con gà hay quả trứng có trước? Điều này gây ra nhiều hệ quả lớn, làm mất thời gian, lỡ cơ hội đầu tư, làm tăng chi phí và rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của DN.

Đối với cơ quan quản lý, sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định pháp luật khiến các cơ quan thực thi chính sách trở nên lúng túng, bị động, dẫn tới tâm lý sợ rủi ro, đùn đẩy trách nhiệm.

Nỗ lực từ nhiều phía

Trước thực trạng trên, Ts. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM), cũng bày tỏ sự quan ngại khi DN đang bị “trói buộc” bởi các quy định pháp luật, trong khi Việt Nam mở cửa thị trường rất mạnh nên DN không thể tận dụng được cơ hội.

“Các DN bị trói buộc ở chỗ không tiếp cận được cơ hội kinh doanh, nguồn lợi kinh doanh, khiến không thể tiên đoán được pháp luật. Vì vậy, quyền tự do kinh doanh có cải thiện, nhưng an toàn trong hoạt động kinh doanh chưa được cải thiện. Chính sự không an toàn này khiến hoạt động đầu tư thiên về ngắn hạn, nhỏ lẻ, không dài hạn, không chiến lược”, ông Cung chia sẻ.

Nguyên Viện trưởng CIEM chỉ ra nguyên nhân là do lâu nay, điều kiện kinh doanh rườm rà, gây khó khăn cho DN mới chỉ cắt đi phần ngọn, chưa sửa được gốc rễ vấn đề. Vì vậy, sẽ có ngọn mới mọc, tức là cốt lõi vướng mắc của pháp luật lại chưa được giải quyết. Do đó, phải thay đổi tư duy, thay đổi cách thức làm luật hiện nay, các cơ quan nhà nước phải thật sự quyết tâm để có hệ thống pháp luật kinh doanh thực sự thuận lợi cho DN.

Giải pháp được các chuyên gia đưa ra là tập trung tiến hành rà soát, đánh giá thực tế quy mô và toàn diện về thực trạng và thực tế xung đột pháp luật, đưa ra các giải pháp cụ thể. Đồng thời, phối hợp làm việc và chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, Chính phủ trình Quốc hội triển khai theo cách thức dùng một luật sửa nhiều luật liên quan đến đầu tư kinh doanh và hoạt động của DN.

Đặc biệt cần phải có một tổ chức độc lập, hạn chế tình trạng “quyền anh, quyền tôi”. Ở các bộ ngành, việc xây dựng pháp luật nên giao cho tổ chức độc lập chứ không nên giao các cục vụ thực thi pháp luật…

Ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị các cơ quan soạn thảo pháp luật cần cơ chế nhận biết loại bỏ quy định không cần thiết, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, chống cài cắm lợi ích, chống chồng chéo pháp luật…

Đồng quan điểm, Ts. Nguyễn Đình Cung cho rằng các luật còn chồng chéo nhưng cải cách không nhiều vì đấy là những chỗ có rất nhiều quyền lợi. Vì thế, muốn sửa luật thì không nên để từng bộ sửa mà phải có một nhóm chuyên gia độc lập, phải có sự chỉ đạo của một Phó Thủ tướng thì mới có thể tạo được sự thông thoáng cho hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, các chuyên gia và DN đều kiến nghị các cơ quan làm luật cần tăng cường công khai lấy ý kiến đóng góp của DN và người dân, không thể làm theo quy trình tắt.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nhấn mạnh đến vai trò của hiệp hội DN, các bên cần song hành để giúp môi trường kinh doanh tốt hơn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE), kiến nghị các nhà làm luật phải nhìn rộng hơn, đừng làm cái trước mắt mà cần xây dựng trên tinh thần phát triển lâu dài, giúp DN chủ động cho các hoạt động đầu tư.

Thanh Hoa

Tin bài khác
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.