Quế Sơn phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- 9
- Tiêu điểm
- 21:59 20/12/2021
DNHN - Những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quế Sơn (Quảng Nam) luôn đồng hành, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ. Từ đó, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay
Nhận thấy bò 3B là loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao, năm 2018, ông Ngô Văn Tâm ở thôn Tây Nam, xã Quế Mỹ vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện Quế Sơn, cộng với số tiền tích lũy của mình, ông đầu tư làm chuồng trại và mua 4 con bò 3B về nuôi. Với lợi thế đất đai sẵn có, ông Tâm trồng 10 sào cỏ voi nguyên liệu, mua thêm rơm và các loại thức ăn tinh như cám gạo, bắp, sắn… cho bò ăn. Việc tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, phun hóa chất tiêu độc khử trùng được ông thực hiện định kỳ.
Nhờ vậy, thời gian qua đàn bò phát triển nhanh, từ 4 con ban đầu đến nay tăng lên 30 con. Sau khi nuôi từ 10 - 12 tháng, mỗi con bò đạt trọng lượng khoảng 600 - 700kg hơi, ông xuất bán với mức giá 55 - 60 triệu đồng/con. Có nguồn thu nhập khá, ông Tâm tiếp tục thuê đất đầu tư chuồng trại nuôi mỗi lứa 200 con heo thịt và hơn 4.000 con vịt để nâng cao hiệu quả kinh tế.
“Mỗi năm, việc chăn nuôi đem lại lợi nhuận cho gia đình tôi hơn 300 triệu đồng. Có được kết quả như hôm nay, ngoài việc mạnh dạn đầu tư sản xuất, quyết tâm làm giàu thì sự tiếp sức từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH là rất quan trọng, tạo bước ngoặt để người nông dân như tôi vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Tâm chia sẻ.
Giữa năm 2020, ông Dương Ngọc Xinh ở Tổ dân phố Thuận An, thị trấn Đông Phú, vay 50 triệu đồng từ NHCSXH đầu tư thêm vào mua máy sấy để mở rộng quy mô sản xuất phở sắn, bánh tráng sắn. Từ khi có máy sấy, cơ sở của ông Xinh chủ động hơn trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, không còn lo ngại trời mưa hay nắng yếu. Hiện nay, cơ sở của ông có 6 lao động làm việc thường xuyên, mỗi ngày sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 200kg phở sắn, bánh tráng sắn khô. Năm 2021 này, ước tính cơ sở của ông Xinh thu về lãi ròng hơn 80 triệu đồng.
“Do dịch COVID-19, đầu ra sản phẩm gặp khó, tôi được NHCSXH hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Điều này rất kịp thời và hữu ích, giúp tôi có thêm điều kiện duy trì và mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm đặc trưng của Quế Sơn vươn xa hơn”, ông Xinh chia sẻ.
Góp phần giảm nghèo bền vững

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đông Phú Nguyễn Thị Trầm Vi cho biết: Thị trấn có 626 hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách vay vốn NHCSXH với tổng dư nợ hơn 49 tỉ đồng. Khảo sát cho thấy, nhờ phương án SXKD bài bản nên những năm qua rất nhiều hộ vay vốn làm ăn hiệu quả, trả nợ đúng hạn và vươn lên khá giả, tiêu biểu như: hộ bà Nguyễn Thị Bình Yên (kinh doanh ăn uống), ông Trần Văn Quang (làm nghề chạm - điêu khắc), bà Huỳnh Thị Kim Hạnh (làm chả)… Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn Đông Phú giảm còn 3,06% và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 3,10%.
Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quế Sơn Trần Thị Mỹ Hằng cho biết: Để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và các gia đình chính sách tiếp cận với những chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH, đơn vị đã đưa hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại Điểm giao dịch ở 13 xã, thị trấn. Bố trí thời gian giao dịch cụ thể từ ngày 6 đến ngày 25 hàng tháng. Qua đó, giúp người nghèo và đối tượng chính sách dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Hiện nay, Phòng giao dịch đang thực hiện cho vay 13 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 385 tỉ đồng, với 8.642 hộ vay vốn. Riêng trong 10 tháng đầu năm 2021, tổng doanh số cho vay đạt hơn 123 tỉ đồng, với 2.917 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn.
Nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời đáp ứng sự mong mỏi của người dân, giúp họ có điều kiện đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả và phát triển SXKD nhiều loại hình khác. Từ đó, góp phần nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững. Trong 5 năm (2016 - 2020), toàn huyện Quế Sơn có 2.700 hộ thoát nghèo.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn Nguyễn Văn Thắng cho biết: Trong những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt được kết quả khá tốt, hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao, chất lượng tín dụng được giữ vững. NHCSXH đã góp phần quan trọng thực hiện các chính sách, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội…
Nhã Phương - Duy Thái
Bài liên quan
#NHCSXH

Đảng bộ NHCSXHTW triển khai nhiệm vụ năm 2022
Ban chấp hành Đảng bộ NHCSXHTW vừa tổ chức Hội nghị lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (mở rộng) và tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối DNTW và đồng chí Dương Quyết Thắng - Ủy viên BCH Đảng bộ Khối DNTW, Bí thư Đảng ủy NHCSXHTW, Tổng Giám đốc.

Về nơi khởi đầu con đường Hồ Chí Minh lịch sử
Chúng tôi về Tân Kỳ (Nghệ An) - nơi khởi đầu con đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ hào hùng. Vẫn còn đó di tích lịch sử km số 0, song đường Hồ Chí Minh hôm nay đã trải nhựa rộng thênh thang loáng lên trong nắng vàng vắt qua núi non Trường Sơn hùng vĩ. Vết bom đạn xưa kia đã dần lành với những khu rừng cũ tái sinh, rừng trồng mới, chạy điệp điệp trùng trùng...

Vốn tín dụng chính sách tạo sinh kế cho người hồi hương
Từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tới nay, đã có hơn 15 nghìn người Đắk Nông làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố có dịch trở về quê. Trong đó, có gần 10 nghìn lao động có nhu cầu việc làm và học nghề. Không có việc làm, không có nguồn thu nhập, cuộc sống của hàng nghìn người đang gặp vô vàn khó khăn. Với phương châm, không để người dân phải đói nghèo vì COVID-19, nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên nguồn vốn vay chính sách để giải quyết việc làm cho người dân đã được tỉnh khẩn trương triển khai để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Trang trại trù phú trên vùng đất nhiễm mặn
Nhiều người cho rằng vùng đất ven sông Kiến Giang ở thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) là vùng “đất chết”, bởi đất bị nhiễm mặn và hàng năm phải đối mặt với lũ lụt. Thế nhưng, hơn 2ha đất nơi đây đã được vợ chồng chị Vũ Minh Hường mạnh dạn khai khẩn và đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp. Sau nhiều năm gây dựng, mô hình của gia đình chị Hường đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở địa phương.

Đưa vốn chính sách về vùng đồng bào DTTS Kiên Giang
Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 69.219 hộ, trong đó, đồng bào dân tộc Khmer có hơn 59.228 hộ, chiếm 13,4% dân số toàn tỉnh. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh tranh thủ tập trung nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là những xã đặc biệt khó khăn. Từ đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống bà con không ngừng được cải thiện.

Tiếp thêm nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là một hợp phần của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, nhằm tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước vào một đầu mối cho người nghèo vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Những năm qua, mạng lưới NHCSXH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã giải ngân nguồn vốn ưu đãi kịp thời, hiệu quả tới hộ nghèo.
Đọc thêm Tiêu điểm
Đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DN Nhà nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Công điện về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi): Cấm đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm
Chiều 27/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Quảng Ninh dự kiến tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối tượng tiêm chủng mũi thứ tư vaccine Covid-19 gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng và nhóm có nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19.
S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
Việt Nam là một trong hai nước ở châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức xếp hạng S&P nâng bậc tín nhiệm từ đầu năm đến nay, với việc liên tục cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia những năm qua, đây là một lợi thế lớn của Việt Nam khi hấp hẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Chủ tịch tỉnh Nghệ An: "Kỳ Sơn cần biến những bất lợi thành lợi thế để phát triển"
Phát biểu kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung mong muốn địa phương này biến những bất lợi thành lợi thế phát triển…
Bộ Y tế đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa trong bối cảnh bệnh này lan ra 19 nước trên thế giới
Cùng với yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp đi về từ quốc gia lưu hành ca bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống tạm thời căn bệnh đang diễn biến phức tạp trên thế giới.
Quảng Ninh: Chuyển đổi số là yêu cầu cấp bách để cải thiện bền vững PCI
Quảng Ninh tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá là tỉnh giữ vị trí thứ nhất về Chỉ số PCI. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh giữ vị trí quán quân PCI và 9 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Đây là kết quả nỗ lực không mệt mỏi qua nhiều năm, nhiều thế hệ lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu khẩn trương duyệt quy hoạch các khu tái định cư để phục vụ các dự án trọng điểm
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, các chủ đầu tư dự án khẩn trương lập quy hoạch chi tiết 1/500 của các khu tái định cư phục vụ dự án do đơn vị làm chủ đầu tư, gửi UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền và quy định.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập
Tại kỳ họp thứ 3, chiều 25/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
39 mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội
Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị về thực trạng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức sáng 25/5.