Theo thông tin từ chính phủ Úc, nước này là một trong những nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới và khai thác mỏ đạt hơn 910 triệu tấn trong năm tài chính 2019 – 2020, gần gấp đôi sản lượng của quốc gia đối thủ là Brazil. Quặng sắt là một thành phần tối quan tọng trong quy trình sản xuất thép và trong bối cảnh Trung Quốc đầu tư 500 tỷ cho cơ sở hạ tầng nhằm mục đích vực dậy nền kinh tế từ trong đại dịch, phía Bắc Kinh cần số lượng quặng lớn hơn bao giờ hết.
Mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã trở nên trầm trọng hơn kể từ một năm về trước sau khi phó thủ tướng Úc, Scott Morrison kêy gọi điều tra độc lập nguồn gốc của đại dịch Covid-19 được cho là động thái đe dọa và thách thức Bắc Kinh về sự bùng phát của vi rút. Chính phủ Trung Quốc cho rằng yêu sách của ông Morrison là thao túng chính trị và kể từ đó nước Úc phải đối mặt với hàng rào xuất nhập khẩu của đất nước tỉ dân. Bên cạnh đó, đầu tư vốn Trung Quốc vào Úc đã lao dốc giảm 62% trong năm 2020.
Căng thẳng ngày càng gia tăng vào hôm thứ năm, Bắc Kinh ra thông báo đình chỉ vô thời hạn Đối thoại chiến lược kinh tế Trung Quốc – Úc. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng tình hình hiện nay không giống như vụ rượu vang và than đá bởi hiện nay Trung Quốc khó mà tìm kiếm được nguồn cung mới đáp ứng nhu cầu cao về quặng sắt trong thời gian ngắn. Điều này có nghĩa là nguồn cung thương mại lớn nhất của nước Úc vẫn được đảm bảo. Heiwai Tang, giáo sư kinh tế học tại khoa kinh tế trường đại học Hồng Kông cho hay: “Úc là quốc gia sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới và ngược lại, Trung Quốc là nhà sản xuất sắt lớn nhất. Do vậy hai nước không dễ dàng bước vào cuộc chiến thương mại mới đối với hai mặt hàng đặc thù này”.
Hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc và Úc đã có những bước đầu hỗ trợ phát triển kinh tế lẫn nhau thông qua giao dịch tài nguyên thô tăng vọt, đặc biệt là quặng sắt và than đá. Năm 2000 hợp tác kinh tế đầu tiên giữa hai nước, vào thời điểm đó, trị giá hàng hóa mà nước Úc xuất khẩu sang nước bạn lên đến hơn 6 tỷ đô la Úc tương đương 3,6 tỷ đô la Mỹ. 15 năm sau, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản, Mỹ, Hàn QUốc và New Zealand trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Úc tính trên cả ngành hàng xuất khẩu và tổng giá trị thương mại đạt gần 92 tỷ đô la Úc (74 tỷ đô la Mỹ). Một số nhà kinh tế khẳng định khai thác mỏ tại Úc đã giúp đất nước tránh khỏi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008.
Thương mại song phương đã duy trì mức độ tăng trưởng và hợp tác lớn mạnh trong những năm qua bất chấp sự gia tăng căng thẳng chính trị giữa Bắc Kinh và Canberra bao gồm cả những điều luật mới quy định hạn chế can thiệp từ nước ngoài được đưa ra bởi Úc năm 2017. Theo dữ liệu từ Đài quan sát phức tạp kinh tế, năm 2019 ghi nhận gần hai phần ba số lượng sắt tại Trung Quốc có nguồn gốc từ Úc, nhiều hơn tổng số nhập khẩu của nước này từ các quốc gia bao gồm Brazil, Nam Phi và Ấn Độ cộng lại. Đồng thời, quặng sắt chiếm gần một phần tư sản lượng xuất khẩu của toàn nước Úc cùng năm trong đó có 81,7% được đưa tới Trung Quốc.
Theo giới chuyên gia nhận định, tình trạng thiếu đa dạng trong xuất khẩu đã khiến Úc dễ bị ảnh hưởng từ những nguồn thu chính. Ngoài ra, như ông Sean Langcake, nhà kinh tế trưởng tại BIS Oxford Economics ở Sydney chỉ ra rằng “Trung Quốc là nơi thu nhận về bốn phần năm xuất khẩu quặng sắt của nước Úc vì thế chúng tôi không có quá nhiều các điểm đến khác để có thể xúc tiến những thỏa thuận lớn như vậy”. Nhưng một vài nhà kinh tế lạc quan hơn bởi trong khi Úc có khả năng tìm kiếm người mua mới thì tình thế hiện nay rất khó để Trung Quốc có được nguồn cung khác phục vụ kịp thời cho sức mạnh đất nước.
Giới chuyên gia cho hay quặng sắt của Úc mang lại hai lợi thế lớn cho thương nhân Trung Quốc nhờ chất lượng cao và đáng tin cậy. Xứ sở chuột túi sản xuất một sản lượng khổng lồ quặng sắt nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cũng như số lượng và được sử dụng rộng rãi hơn quặng từ thiết. Theo thông tin từ Hội đồng Khoáng Sản Úc, hematit thường chứa hơn 50% thành phần sắt so với 16% trong quặng từ thiết sắt nhờ đó đem lại cải thiện chi phí cũng như mức độ tiếp cận thu hút những quốc gia sản xuất sắt như Trung Quốc.
TL