Quảng Nam: Quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

09:42 19/03/2022

Ngày 17.3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng - Phó Trưởng ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển vùng Tây của tỉnh Quảng Nam chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, nêu rõ quyết tâm đưa miền núi phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2030.

Thực hiện Nghị quyết 12 ngày 20.7.2021 Tỉnh ủy (khóa XXII) ban hành về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; qua đó định hướng một số dự án quan trọng tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; triển khai thực hiện nghị quyết, ngày 28.10.2021 UBND tỉnh đã có quyết định ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12 của Tỉnh ủy và Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 2021 đến năm 2025. UBND tỉnh đặt mục tiêu phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của miền núi và huy động hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân gắn với giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên, khoáng sản, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng - Phó Trưởng ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển vùng Tây của tỉnh chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng - Phó Trưởng ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển vùng Tây của tỉnh chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Chương trình hành động của UBND tỉnh tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh so với bình quân chung của cả nước; đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định từ phát triển kinh tế rừng, kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

 Tập trung nguồn lực để sắp xếp, bố trí ổn định dân cư vùng nguy cơ cao về thiên tai; đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất, sinh hoạt và y tế, GD-ĐT, văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 

Đoàn công tác của các cơ quan chức năng huyện Nam Giang khảo sát, đánh giá mô hình trồng chuối trên địa bàn.
Đoàn công tác của các cơ quan chức năng huyện Nam Giang khảo sát, đánh giá mô hình trồng chuối trên địa bàn.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo xác định tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai cụ thể hóa 3 nhóm nội dung công việc trọng tâm. Cụ thể, chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách tổng hợp phát triển miền núi; chỉ đạo thực hiện các dự án quan trọng phát triển vùng Tây và chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ khác đảm bảo phát triển tổng thể kinh tế - xã hội miền núi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng - Phó Trưởng ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển vùng Tây của tỉnh Quảng Nam cho biết: “ Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo việc thực hiện hiệu quả, thành công Nghị quyết 12 của Tỉnh ủy. và đặc biệt là Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 2021 đến năm 2025 là rất nặng nề. 

Mô hình nuôi feo đen- Loài heo bản địa có giá trị tại huyện Nam Giang những năm qua mang lại hiệu quả rõ rệt  thời gian qua đã giúp người dân phát triển kinh  tế.
Mô hình nuôi heo đen - loài heo bản địa có giá trị kinh tế cao tại huyện Nam Giang những năm qua mang lại hiệu quả rõ rệt, đã giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo.

Ở nhiệm kỳ nào cũng vậy, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng.

Cùng với việc ban hành nghị quyết, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện, quyết liệt, với định hướng, quyết tâm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để đưa miền núi phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Do đó, từng thành viên Ban Chỉ đạo thể hiện rõ quyết tâm đối với từng nhiệm vụ được phân công và địa phương được giao phụ trách; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số phải được quan tâm hơn theo hướng cầm tay chỉ việc, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hiệu quả từ thực tiễn. 

Ông A Viết Sơn - Phó Bí thư huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Nam Giang chia sẻ với báo chí tại báo chí nhân dịp năm mới.
Ông A Viết Sơn - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Nam Giang chia sẻ với báo chí tại cuộc gặp nhân dịp năm mới 2022.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nam Giang ông A Viết Sơn cho biết, Nam Giang là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam, cũng là huyện giáp biên giới với nước bạn Lào, địa phương thuần nông nghiệp, khó khăn của một huyện miền núi như: xuất phát điểm nền kinh tế thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực thấp; điều kiện đi lại của Nhân dân khó khăn…đồng thời cũng là địa bàn thường xuyên bị thiên tai, mưa lũ gây nhiều thiệt hại.  

Nhưng một tín hiệu đáng mừng là năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch COVID-19, trước những tác động bất lợi đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, bằng quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ ngay từ đầu năm đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để chỉ đạo toàn huyện nỗ lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi có giá trị, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương được triển khai trên thực tế và thu được nhiều thành công. Trong đó có thể kể đến như mô hình trồng bưởi da xanh tại các xã: La Dêê, Tà Bhing; cam Vinh tại các xã: Chà Vàl, La Dêê, La Êê; Cam bản địa tại xã Chơ Chun; trồng loong boong tại xã Tà Pơơ; nuôi heo đen (giống heo bản địa… nên tình hình mọi mặt của Nam Giang trong năm 2021 phát triển khá ổn định, các lĩnh vực chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện vẫn tiếp được tục duy trì và phát triển, hoàn thành được 18/20 chỉ tiêu kinh tế – xã hội. tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 658 tỷ đồng, vượt 176,25% dự toán.

Bà Huỳnh Thị Thùy Dung - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, công tác tuyên truyền, vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, cần sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo và thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Ban Dân vận Tỉnh ủy sẽ tham mưu xây dựng Đề án thí điểm về tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giảm nghèo bền vững…

Trọng Tâm