Thứ ba 20/05/2025 09:33
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Phế liệu được ồ ạt “tuồn” vào Việt Nam bằng thủ đoạn tinh vi

12/10/2020 00:00
Phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, đáng chú ý, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi, phức tạp.

Mỗi tháng, Việt Nam chi 200 triệu USD để nhập khẩu phế liệu

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước nhập 277.000 tấn nhựa phế liệu, 1,06 triệu tấn giấy phế liệu, 2,7 triệu tấn sắt thép phế liệu với tổng giá trị nhập khẩu khẩu phế liệu là 1,2 tỷ USD. Như vậy, trung bình, mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu 200 triệu USD phế liệu.

Trước đó, năm 2016 là 4,9 triệu tấn với trị giá gần 1 tỷ USD; năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 5,5 triệu tấn phế liệu với trị giá 1,8 tỷ USD.

Đang có hơn 3.200 container phế liệu tồn quá 90 ngày tại cảng Hải Phòng và cảng Cát Lái (TPHCM)

Một số quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu nhiều phế liệu nhất, nổi bật là Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Các mặt hàng phế liệu nhập khẩu chủ yếu là nhựa phế liệu, giấy phế liệu và sắt thép phế liệu.

Đủ chiêu trò để “tuồn” phế liệu vào Việt Nam

Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết, tình trạng nhập khẩu phế liệu đang gia tăng tại các cảng biển của Việt Nam. Nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan dẫn đến tình trạng có một lượng lớn các loại phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam. Số lượng container phế liệu đang tồn đọng tại cảng Hải Phòng và Cát Lái (TP.HCM) lên đến 5.064 chiếc, trong đó có 3.276 container tồn quá 90 ngày.

Theo đại diện của Tổng cục Hải quan, dù quan điểm của hải quan là kiên quyết xử lý phế liệu nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, nhập khẩu chất thải và hàng hoá cấm khác, tuy nhiên, việc quản lý vẫn gặp không ít khó khăn do thủ đoạn của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi.

Trong quá trình thông quan cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu đã phát hiện một số hãng tàu khai rất chung chung là phế liệu hay hàng đã qua sử dụng (như màng nhựa qua sử dụng, bao tải dứa qua sử dụng…) nhằm trốn tránh quy định về nhập khẩu phế liệu. Hoặc cách đây ít ngày vừa xuất hiện trường hợp hi hữu khi trong container thép phế liệu của một công ty thép có tiếng lại xuất hiện cả trăm gói ma túy”, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết thêm.

Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

Không chỉ dừng ở việc cố tình khai sai, khai chung chung thông tin, nhiều doanh nghiệp còn làm giả giấy tờ để nhập khẩu phế liệu. Lấy ví dụ về trường hợp Công ty TNHH dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Đức Đạt, có trụ sở tại tỉnh Ninh Bình vừa bị Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố, ông Nguyễn Khánh Quang, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, tất cả các giấy tờ của doanh nghiệp này trong quá trình nhập khẩu đều làm giả như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, giấy thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan… tại nhiều địa điểm, cả ở TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu với 635 tờ khai, giá trị lô hàng lên tới hơn 35 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan còn làm rõ được một số thủ đoạn mới của các đối tượng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam. Theo đó, lợi dụng việc Chính phủ Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu, một số cá nhân người Trung Quốc đã chuyển hướng đưa loại hàng hóa này vào Việt Nam thông qua các cảng biển.

Cụ thể, các cá nhân người Trung Quốc thu gom nguồn phế liệu từ các nước châu Âu, sau đó tìm cách nhập khẩu vào Việt Nam. Họ khai báo là phế liệu đủ tiêu chuẩn nhập khẩu nhưng thực chất qua kiểm tra đều không đủ. Ví dụ: các khung tranh cũ, sau khi đưa vào Việt Nam, các đối tượng người Trung Quốc sẽ thuê người tách lấy phần nhôm, còn toàn bộ rác thải (nhựa, kính...) để lại Việt Nam.

"Họ tìm cách kết nối, thuê người Việt Nam đi xin giấy phép thành lập các nhà máy xử lý phế liệu. Qua đấu tranh, nắm bắt nhận thấy có nhà máy đủ tiêu chuẩn nhưng nhiều nhà máy hoạt động trá hình chủ yếu để nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam để tiêu thụ. Hiện chúng tôi đang phối hợp với cơ quan công an điều tra về quy mô của các hoạt động này để có hướng xử lý", ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho hay./.

Cẩm Tú

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh: Chiến dịch "quét sạch" thực phẩm bẩn, công khai danh tính, tăng án phạt

TP. Hồ Chí Minh: Chiến dịch "quét sạch" thực phẩm bẩn, công khai danh tính, tăng án phạt

Thực phẩm bẩn vẫn là nỗi lo thường trực ở TP. Hồ Chí Minh. Thành phố đang siết chặt quản lý, không chỉ tăng cường kiểm tra, xử phạt mà còn tính đến những biện pháp răn đe cao hơn để đẩy lùi vấn nạn này.
Phú Thọ: Người đàn ông hành hung nhân viên y tế bị phạt 35 triệu đồng

Phú Thọ: Người đàn ông hành hung nhân viên y tế bị phạt 35 triệu đồng

Ngày 19/5, UBND huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ) ra quyết định xử phạt hành chính đối với Khuất Văn Sinh (41 tuổi, trú tại xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba) số tiền 35 triệu đồng và buộc phải xin lỗi trực tiếp nhân viên y tế mà ông đã hành hung.
Khởi tố, tạm giam Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khởi tố, tạm giam Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm 5 bị can, trong đó có Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm - kẹo rau củ Kera.
Sức khỏe hồi sinh Việt Nam bị phạt hơn 367 triệu đồng vì loạt sai phạm

Sức khỏe hồi sinh Việt Nam bị phạt hơn 367 triệu đồng vì loạt sai phạm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định Công ty Cổ phần Sức khỏe hồi sinh Việt Nam đã không công bố thông tin theo quy định đối với nhiều tài liệu quan trọng.
Chuyển cơ quan quản lý thuế các nền tảng số Google, Facebook, YouTube từ 19/5

Chuyển cơ quan quản lý thuế các nền tảng số Google, Facebook, YouTube từ 19/5

Ngày 19/5, Cục Thuế (Bộ Tài chính) chính thức áp dụng thay đổi về cơ quan quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang cung cấp dịch vụ số, thương mại điện tử hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại

Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại

Lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tại các địa bàn trọng điểm thực thi nhiệm vụ kiểm tra và xử lý buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Sẽ công khai thực phẩm chức năng giả trên website chính thức sau khi có kết luận điều tra

Sẽ công khai thực phẩm chức năng giả trên website chính thức sau khi có kết luận điều tra

Trước vụ việc nghiêm trọng liên quan đến đường dây sản xuất và buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn vừa bị triệt phá tại Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết sẽ sớm cập nhật thông tin cụ thể về các sản phẩm vi phạm trên website chính thức của Cục sau khi có kết luận từ cơ quan điều tra.
Đề xuất mức phạt lên đến 250 triệu đồng hành vi mở tài khoản ngân hàng mạo danh

Đề xuất mức phạt lên đến 250 triệu đồng hành vi mở tài khoản ngân hàng mạo danh

Dự thảo Nghị định mới trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đề xuất phạt đến 250 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng, ví điện tử, mở tài khoản nặc danh…
Công ty TNHH Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Công ty TNHH Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Công ty TNHH Nhất Nhất bị phạt vì đưa ra thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về một số sản phẩm như sữa rửa mặt Lenka, nước ngậm răng miệng Nhất Nhất.
Từ 1/6/2025 ngừng cấp thẻ BHYT giấy: Người dân cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh?

Từ 1/6/2025 ngừng cấp thẻ BHYT giấy: Người dân cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh?

Từ ngày 1/6/2025, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ chính thức dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng các hình thức điện tử như ứng dụng VssID, VNeID hoặc thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip khi đi khám chữa bệnh.
Các tỉnh, thành phố cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc giả

Các tỉnh, thành phố cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc giả

Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn phòng chống thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Hình ảnh VB Group và thương hiệu Hanayuki sau "lùm xùm" sai phạm

Hình ảnh VB Group và thương hiệu Hanayuki sau "lùm xùm" sai phạm

Việc liên tiếp vướng vào các sự cố chất lượng sản phẩm khiến hình ảnh VB Group và thương hiệu Hanayuki chịu tác động tiêu cực.
Kem chống nắng Hanayuki bị thu hồi: Doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng lại vướng sai phạm

Kem chống nắng Hanayuki bị thu hồi: Doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng lại vướng sai phạm

Kem chống nắng Hanayuki vừa bị thu hồi là mỹ phẩm do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng, làm đại diện pháp luật và Tổng giám đốc – chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Doanh nghiệp Dược Sơn Lâm chi hơn 71 tỷ đồng hối lộ để đưa thuốc vào bệnh viện

Doanh nghiệp Dược Sơn Lâm chi hơn 71 tỷ đồng hối lộ để đưa thuốc vào bệnh viện

Vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế vừa được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, tâm điểm là Công ty Cổ phần Dược Sơn Lâm.
Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức trong giao dịch mua bán ô tô

Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức trong giao dịch mua bán ô tô

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) mới đây đã phát đi cảnh báo tình trạng phát sinh chi phí không chính thức trong các giao dịch mua bán ô tô, nhất là những dòng xe khan hiếm.