Thứ bảy 14/12/2024 03:59
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Phát triển hợp tác xã: Tránh để “bình mới, rượu cũ”

12/10/2020 00:00
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách thúc đẩy hợp tác liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động

Hợp tác xã có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp

Mới có 12% hợp tác xã hiệu quả

HTX là nhân tố quan trọng trong liên kết tổ chức sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hết tháng 6/2018, cả nước có 39 liên hiệp HTX và 12.596 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua phân loại HTX nông nghiệp năm 2017 cho thấy, số HTX hoạt động tốt chiếm 12% (1.115 HTX), 34,3% hoạt động khá (3.178 HTX), 41,3% ở mức trung bình (3.830 HTX) và còn 12,4% HTX xếp loại yếu (1.143 HTX).

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hết tháng 6/2018, cả nước còn 709 HTX yếu kém đã ngừng hoạt động cần giải thể. Do đó, nhiệm vụ cấp bách cần triển khai ngay đó là, xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác đối với các HTX yếu kém đã ngừng hoạt động. Để phát triển liên hiệp HTX nông nghiệp, cần kết nối với các DN đang thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm cho HTX, xây dựng mô hình liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên cơ sở quy mô sản xuất và nhu cầu liên kết của HTX. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 có 15.000 HTX phải trở thành hạt nhân để liên kết với DN. Từ đó, hình thành hệ thống để đồng trục 8,6 triệu hộ nông dân cùng các HTX, DN tạo thành chuỗi khép kín từ khu vực tổ chức sản xuất, vùng nguyên liệu đến chế biến và xúc tiến thương mại.

Ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) - cho biết: Những yếu kém của HTX tồn tại trong thời gian dài, dù Luật HTX đã ban hành và thực hiện được gần 5 năm, do trình độ quản trị của cán bộ HTX còn hạn chế. Thực tế, phần lớn HTX thiếu vốn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn; việc quản lý tài chính ở nhiều đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc. Có nhiều nơi, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của HTX; ngược lại, có nơi lại can thiệp quá sâu, khiến HTX không đơn thuần là một đơn vị sản xuất, kinh doanh mà bị “hành chính hóa” khi phải thực hiện cả những nhiệm vụ chính trị, xã hội khác.

Đặt chất lượng lên hàng đầu

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trước đây, kinh tế hộ đã có thời kỳ “vàng son”, giúp cho nông nghiệp phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường mất cân xứng, nếu không liên kết, người nông dân sẽ chịu thiệt. Do vậy, việc thành lập HTX kiểu mới là nhiệm vụ bắt buộc, đây sẽ là đầu mối đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất lớn. Theo đó, phải tiếp tục củng cố và gia tăng chất lượng 4.400 HTX đang hoạt động hiệu quả; trong đó có 1.500 HTX phải ứng dụng công nghệ cao.

Về nguồn lực, Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài vốn ngân sách, vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn tín dụng rất quan trọng. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 55, tập trung vốn hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bộ NN&PTNT, các địa phương đánh giá lại đất đai và tài sản trên đất của HTX, tạo điều kiện để HTX có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

Về vấn đề liên kết, Phó Thủ tướng lưu ý, dù hình thức liên kết nào thì cuối cùng vẫn phải gắn với tiêu thụ cho nông dân; cần bám sát Chương trình Mỗi làng một sản phẩm; khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Bên cạnh việc phát triển HTX, cần chú ý đến mô hình tổ hợp tác. Đây là nguồn để phát triển lên HTX, đảm bảo cho mục tiêu 15.000 HTX đến năm 2020.

Nguyễn Hạnh

Tin bài khác
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính toàn diện

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính toàn diện

“Bộ Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá các lĩnh vực của ngành Tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp”.
Thúc tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và Lào Cai - Hải Phòng

Thúc tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và Lào Cai - Hải Phòng

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quyết tâm khởi công hai dự án đường sắt trọng điểm vào năm 2025 và 2027, khẳng định quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ.
Vĩnh Phúc: Cú hích đầu tư từ làn sóng phát triển bền vững

Vĩnh Phúc: Cú hích đầu tư từ làn sóng phát triển bền vững

Theo Giám Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc – Nguyễn Xuân Quang, chiến lược thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tuân thủ 6 quan điểm khi gỡ khó cho dự án điện tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tuân thủ 6 quan điểm khi gỡ khó cho dự án điện tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Bộ Công Thương sẽ tuân thủ sáu quan điểm trọng yếu để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
Đồng Nai: Quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Đồng Nai: Quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức khẳng định, tỉnh luôn xem công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Hải quan Bình Dương phấn đấu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương phấn đấu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng

Thông tin về kế hoạch năm 2025, Cục Hải quan Bình Dương đặt mục tiêu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với dự toán năm 2024.
CIEM: Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7,25%

CIEM: Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7,25%

TS. Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 7,25%, cao hơn mức 7,06% được ước tính trước đó.
Bộ GTVT đăng ký nhu cầu kế hoạch vốn năm 2025 là 89.211 tỷ đồng

Bộ GTVT đăng ký nhu cầu kế hoạch vốn năm 2025 là 89.211 tỷ đồng

Năm 2025, Bộ GTVT được giao 71.135 tỷ đồng, nếu tính cả nguồn vượt thu các năm 2021, 2022, 2023 thì tổng kế hoạch vốn năm 2025 khoảng 87.000 tỷ đồng.
Bộ GTVT lên phương án để giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Bộ GTVT lên phương án để giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lên phương án giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại trong năm 2024, quyết tâm hoàn thành mục tiêu được giao.
Quỹ hỗ trợ đầu tư cần hướng tới cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài

Quỹ hỗ trợ đầu tư cần hướng tới cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quỹ Hỗ trợ đầu tư cần phải hướng tới mục tiêu hỗ trợ tất cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài.
Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Hội nghị được kỳ vọng sẽ là cơ hội quan trọng để Chính phủ và các bên liên quan tìm ra giải pháp tháo gỡ hiệu quả, đảm bảo nguồn lực được sử dụng hợp lý, tránh lãng phí và thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo phát triển bền vững.
Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Việc xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về kim ngạch lẫn giá trị trong năm 2024 thêm một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,6%, nhờ vào thương mại mạnh mẽ, đầu tư công và các chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 sẽ sớm được ban hành, tập trung vào nhà sản xuất, người tiêu dùng để thay đổi hành vi, đổi mới thông nghệ, đổi mới quy trình sản xuất.
Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Với việc thông qua một loạt các luật quan trọng, với tư duy bứt phá, tháo gỡ khó khăn và khơi thông điểm nghẽn của nền kinh tế, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tin tưởng các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2025.